menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Propranolol – Thuốc chống tăng huyết áp

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

2078

Bài viết thứ 00/13 thuộc chủ đề “Thuốc chống tăng huyết áp”

Thuốc chẹn beta không chọn lọc.

Tên chung quốc tế Propranolol

Propranolol.

Dạng thuốc và hàm lượng Propranolol

Propranolol - Thuốc chống tăng huyết áp

Hinh:

Nang giải phóng chậm 60, 80, 120, 160 mg.

Viên nén 10, 20, 40, 60, 80, 90 mg.

Dung dịch 20 mg/5 ml, 40 mg/5 ml, 80 mg/5 ml.

Thuốc tiêm 1 mg/ml.

Chỉ định Propranolol

Tăng huyết áp; đau thắt ngực; loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất); nhồi máu cơ tim; đau nửa đầu (Mục 7.2); run vô căn (Mục 9.2); hẹp động mạch chủ phì đại dưới van; u tế bào ưa crôm; sau nhồi máu cơ tim; điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày; ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.

Chống chỉ định Propranolol

Sốc tim, hội chứng Raynaud, nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ II và III, hen phế quản, suy tim (trừ khi suy tim thứ phát do nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol), bệnh nhược cơ. Thận trọng: Ngừng thuốc phải từ từ. Tránh dùng cho người suy tim rõ. Giảm liều khi có nhịp chậm. Cẩn thận khi dùng cho người suy gan (Phụ lục 5); thời kỳ có thai và con bú (Phụ lục 2 và 3); suy thận (Phụ lục 4); blốc nhĩ – thất độ I; đái tháo đường. Bệnh sử mẫn cảm.

Tương tác thuốc Propranolol

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Propranolol

Đường uống:

Tăng huyết áp: Liều lượng phải dựa trên đáp ứng của mỗi cá thể. Khởi đầu 20 – 40 mg/lần, 2 lần/ngày. Tăng dần liều cách nhau 3 – 7 ngày, cho đến khi huyết áp ổn định ở mức yêu cầu. Liều thông thường có hiệu quả: 80 – 400 mg hàng ngày.

Đau thắt ngực: Liều dùng mỗi ngày có thể 40 – 320 mg tùy theo cá thể, chia làm 2 – 3 – 4 lần trong ngày. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều dần dần. Nên phối hợp với nitroglycerin.

Loạn nhịp (rung nhĩ có tần số thất nhanh, nhịp nhanh kịch phát trên thất): 10 – 30 mg/lần, 3 – 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.

Nhồi máu cơ tim: Liều mỗi ngày 40 – 80 mg, chia làm nhiều lần.

Đề phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim : 40 mg/lần, 2 lần/ngày.

Đau nửa đầu: Phải dò liều tùy theo từng người bệnh. Khởi đầu thường 80 mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Run vô căn: Liều khởi đầu 40 mg/lần, 2 lần/ngày, rồi tăng dần nếu cần. Thường đạt hiệu quả với liều 120 mg/ngày.

Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van: 20 – 40 mg/ lần, 3 – 4 lần/ngày.

U tế bào ưa crôm: Trước phẫu thuật dùng 60 mg/ngày, chia nhiều lần, dùng 3 ngày trước phẫu thuật, phối hợp với thuốc chẹn alpha adrenergic. Với khối u không mổ được, điều trị dài ngày 30 mg/ngày, chia làm nhiều lần. Tăng năng giáp: 10 – 40 mg/lần, ngày uống 2 – 4 lần. Có khi cần phải tiêm tĩnh mạch 1 mg trong 1 phút, lặp lại cách nhau 2 phút, cho tới khi có đáp ứng.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Liều đầu tiên 40 mg/lần, ngày 2 lần. Có thể nâng dần cho tới 160 mg, ngày 2 lần.

Với trẻ em: Chỉ dùng đường uống, để chống tăng huyết áp. Bắt đầu 0,5 mg/kg/lần, 2 lần/ngày, rồi tăng dần. Không được dùng quá 16 mg/kg/ngày. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều từ từ trong 7 – 14 ngày. Đường tiêm tĩnh mạch: Dùng trong những trường hợp loạn nhịp nặng đe dọa tính mạng, hoặc xảy ra khi gây mê điều trị cơn nhiễm độc giáp. Dùng 0,5 – 3 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong 1 phút. Nếu cần thiết có thể tiêm liều thứ hai sau 2 phút cho tới khi có đáp ứng. Nên chuyển sang đường uống càng sớm càng tốt.

Tác dụng không mong muốn Propranolol

Nhịp chậm, blốc nhĩ thất, hạ huyết áp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng Raynaud, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt nhọc, trầm cảm, co thắt phế quản, nôn, ỉa chảy, táo bón, rụng tóc, khô mắt, liệt dương.

Quá liều và xử trí Propranolol

Triệu chứng: Quá liều nặng propranolol có thể gây hôn mê và co giật.

Xử trí: Quá liều cấp và nặng phải xử trí tại bệnh viện. Cần thiết phải duy trì đường thở được thông thoáng. Nhịp tim chậm và giảm huyết áp: Atropin sulfat tiêm tĩnh mạch (3 mg cho người lớn, 40 microgam/kg cho trẻ em). Sốc tim không đáp ứng với atropin điều trị tốt nhất bằng tiêm tĩnh mạch glucagon 2 – 10 mg (trẻ em 50 – 150 microgam/kg) pha trong dung dịch glu- cose 5% (chú ý bảo vệ đường thở trong trường hợp nôn), tiếp theo là truyền tĩnh mạch 50 microgam/kg/giờ. Nếu không có glucagon, thay thế bằng iso- prenalin tiêm tĩnh mạch hoặc prenalterol tiêm tĩnh mạch. Có thể phải đặt máy tạo nhịp tim để làm tăng tần số tim.

Độ ổn định và bảo quản Propranolol

Bảo quản viên nén trong lọ kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 25 – 30 o C.

Dung dịch ổn định ở pH 3 và bị phân huỷ nhanh ở pH kiềm.

Thuốc tiêm có thể hoà trộn với dung dịch natri clorid 0,9%.

http://nidqc.org.vn/duocthu/469/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích