menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Những lời đồn về COVID-19 không nên tin

user

Ngày:

10/04/2021

user

Lượt xem:

463

Bài viết thứ 10/38 thuộc chủ đề “Vaccine COVID-19”

Nguồn gốc của COVID-19

  • Lời đồn: COVID-19 được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
  • Sự thật: Các nhà khoa học vẫn đang điều tra nguồn gốc của COVID-19 nhưng họ biết chắc rằng nó không thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Dựa trên nguồn gốc của virus corona khác, họ nghi ngờ rằng loại virus này có thể bắt nguồn từ loài dơi và tiến hóa để lây nhiễm sang người.

Sự an toàn của vaccine COVID-19

  • Lời đồn: Vaccine COVID-19 không an toàn vì các công ty dược phẩm đã nghiên cứu và sản xuất chúng chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Sự thật: Thế giới đang đối mặt với một đại dịch toàn cầu, vì vậy các công ty dược đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc để có thể nhanh chóng sản xuất vaccine COVID-19. Điều này không có nghĩa là vaccine không an toàn. Tất cả các loại vaccine ở Hoa Kỳ đều phải trải qua quá trình nghiên cứu nghiêm ngặt nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả. Sau khi hoàn tất các giai đoạn cần thiết, vaccine phải được phê duyệt bởi Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ (FDA).

Mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine

  • Lời đồn: Vaccine COVID-19 gây ra bệnh COVID-19.
  • Sự thật: Không có vaccine COVID-19 nào được phê duyệt ở Hoa Kỳ hay bất cứ công ty nào đang phát triển vaccine COVID-19 có chứa virus sống SARS-CoV-2 (virus gây ra COVID-19).

Điều mấu chốt là vaccine COVID-19 không thể gây ra bệnh COVID-19.

Xem thêm bài: Những điều cần biết sau khi tiêm vaccine COVID-19

Vaccine COVID-19 và thai kỳ

  • Lời đồn: Không thể có thai hoặc mang thai nếu tiêm vaccine COVID-19.
  • Sự thật: Điều này đã được lan truyền trên mạng xã hội với tin đồn rằng các kháng thể được tạo ra bởi vaccine COVID-19 sẽ liên kết với protein của nhau thai (có nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi) và gây sẩy thai. Các nhà khoa học đã bác bỏ lời đồn này vì không có bằng chứng nào chứng minh điều COVID-19 gây vô sinh.
Xem thêm bài: Mang thai và những lo lắng về COVID-19

Các đột biến của COVID-19

  • Lời đồn: Vaccine COVID-19 không hiệu quả đối với các chủng virus đột biến.
  • Sự thật: Thông thường, virus sẽ biến đổi theo thời gian.

Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều chủng COVID-19 trên khắp thế giới bao gồm ở Anh, Nam Phi và Brazil. Dường như chúng rất dễ lây lan nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy chúng gây bệnh nặng hơn hoặc nhiều ca tử vong hơn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu vaccine có hiệu quả ngăn ngừa các chủng virus mới này hay không.

Vaccine COVID-19 và dị ứng

  • Lời đồn: Không thể tiêm phòng vaccine COVID-19 nếu bị di ứng.
  • Sự thật: Trong các trường hợp hiếm gặp, một vài người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (gọi là sốc phản vệ) với vaccine COVID-19. Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vaccine mRNA COVID-19, đừng nên tiêm phòng. Nhưng nếu chỉ bị dị ứng với động vật, thức ăn, phấn hoa, hoặc các loại dị ứng khác, vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19.

Miễn dịch cộng đồng

  • Lời đồn: Miễn dịch cộng đồng sẽ làm chậm sự lây lan của COVID-19.
  • Sự thật: Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi đủ số lượng thành viên trong quần thể có miễn dịch đối với một loại bệnh giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các nhà khoa học nghĩ rằng miễn dịch cộng đồng với COVID-19 đạt được khi 70% dân số trên thế giới nhiễm virus. Điều này sẽ gây ra thêm hàng triệu ca mắc và tử vong cũng như gây quá tải hệ thống y tế và thiệt hại cho nền kinh tế. Thêm vào đó, khả năng miễn dịch sau khi mắc COVID-19 có thể chỉ kéo dài từ 3-9 tháng. Vì vậy, các nhà chức trách ưu tiên tiêu diệt virus bằng vaccine hơn (là tạo miễn dịch cộng đồng).

Các chế phẩm bổ sung

  • Lời đồn: Các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất có thể chữa khỏi COVID-19.
  • Sự thật: Vitamin C, D và khoáng chất kẽm thật sự có thể tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại virus. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người bị thiếu các chất này. Không có một bằng chứng nào cho thấy các chất này có thể điều trị được COVID-19.

Uống nước ấm

  • Lời đồn: Uống nước ấm sẽ rửa trôi COVID-19 khỏi cổ họng.
  • Sự thật: Mặc dù nước rất quan trong đối với sức khỏe nhưng khoa học không ủng hộ ý tưởng uống nước ấm có thể giúp bảo vệ khỏi COVID-19. Điều duy nhất mà nước có thể làm là làm dịu cổ họng và giảm cơn ho nếu đang bị ốm. Thay vì uống, hãy rửa tay với nước ấm.

Tắm nước nóng

  • Lời đồn: Tắm nước nóng có thể ngăn chặn COVID-19.
  • Sự thật: Ý tưởng đằng sau lời đồn này là nhiệt độ cao có thể tiêu diệt virus corona. Tuy nhiên, tắm trong nước quá nóng có thể gây bỏng da. Cách tốt nhất để phòng tránh COVID-19 là rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Rửa tay giúp loại bỏ virus trên tay, tránh lan truyền virus lên mắt, mũi, miệng.

Súc rửa bằng nước muối

  • Lời đồn: Rửa mũi bằng nước muối có thể ngăn ngừa COVID-19.
  • Sự thật: Không có bằng chứng nào cho thấy việc rửa mũi bằng nước muối giúp tránh nhiễm COVID-19. Lời đồn này có thể xuất phát từ lời khuyên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi để điều trị cảm lạnh thông thường nhưng nó không thực sự ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Sự tái nhiễm COVID-19

  • Lời đồn: Có miễn dịch sau khi nhiễm COVID-19.
  • Sự thật: Các nhà khoa học đã nghiên cứu các virus tương tự và cho biết một người có thể mắc COVID-19 nhiều lần. Khả năng tái nhiễm vẫn đang được nghiên cứu về tần suất xảy ra và đối tượng nào dễ bị tái nhiễm. Ngay cả khi đã khỏi bệnh, vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tránh tụ tập nơi đông người và rửa tay thường xuyên.

Tụ tập nhóm nhỏ

  • Lời đồn: Các cuộc tụ họp quy mô nhỏ không làm lây lan COVID-19.
  • Sự thật: Các viện dưỡng lão, nhà tù và những nơi có sự tiếp xúc gần giữa người với người đang làm gia tăng sự lây lan của dịch bệnh, nhưng các cuộc tụ họp nhỏ hơn vẫn là một nguồn lây. Nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn khi các cuộc tụ họp có sự tham gia của những người:
    • Không phải là thành viên trong gia đình.
    • Không thực hiện giãn cách xã hội hoặc không đeo khẩu trang.

Hãy nhớ rằng một số người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Xét nghiệm COVID-19 âm tính

  • Lời đồn: xét nghiệm âm tính nghĩa là không mắc COVID-19.
  • Sự thật: Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, điều đó chỉ có nghĩa là tại thời điểm lấy mẫu, cơ thể không có COVID-19. Tuy nhiên, xét nghiệm trong những lần sau có thể cho kết quả dương tính và chứng tỏ cơ thể đã mắc bệnh. Các nhà khoa học đã phát hiện được một số xét nghiệm cho kết quả âm tính giả. Vì vậy, ngay cả khi có kết quả âm tính, hãy bảo vệ bản thân khỏi virus bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, thực hiện giãn cách xã hội.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/lung/ss/slideshow-covid-myths

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích