menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Nhiễm trùng hô hấp dưới

user

Ngày:

12/07/2020

user

Lượt xem:

4747

Bài viết thứ 20/25 thuộc chủ đề “Các bệnh Nội hô hấp”

Nhiễm trùng hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường dẫn khí lớn phía thấp (phế quản) và 2 lá phổi. Viêm phổi và viêm phế quản là loại nhiễm trùng hô hấp dưới thường gặp nhất. Viêm phế quản thường do nhiễm virus. Trong khi đó, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra. Viêm phổi có khi nặng và cần nhập viện.

Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp

Triệu chứng chính của nhiễm trùng hô hấp dưới gồm:

  • Ho có đàm
  • Thở khó khăn (bao gồm khó thở và khò khè)
  • Đau hoặc thắt ngực
  • Đau đầu
  • Đau và nhức cơ
  • Cảm giác mệt lừ
  • Nhịp tim nhanh

Cảm lạnh – hay gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên – thường khởi phát với cả vừa nghẹt và/hoặc sổ mũi, vừa hắt hơi, đôi lúc kèm sốt nhẹ. Bạn thường sẽ ho, nhưng là ho khan và khàn giọng nhưng cũng nghe có vẻ bạn có rất nhiều đàm, có thể khạc được. Bạn cũng cảm thấy mệt mỏi và ê ẩm, nhưng những triệu chứng này thường nhẹ và bạn vẫn có thể làm được các công việc thường nhật.

Nhiễm trùng hô hấp dưới cũng có thể khởi phát với những triệu chứng này, nhưng bạn không cần đi khám bác sĩ nếu như chỉ có những triệu chứng này mà thôi. Chỉ ngoại trừ ở những người có bệnh mạn tính ảnh hưởng tới phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và giãn phế quản, thì cần đi khám bệnh. Những người có các bệnh này dễ xảy ra các biến chứng nặng.

Điều trị nhiễm trùng hô hấp dưới

Mặc dù hầu hết nhiễm trùng hô hấp dưới là nhẹ và tự cải thiện, nhưng vài trường hợp có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Trong các nhiễm trùng đường dẫn khí lớn (phế quản) ở phổi (viêm phế quản cấp), thường sẽ tự cải thiện trong vòng 7-10 ngày mà không cần sử dụng thuốc. Nếu bạn nghi ngờ bạn mắc viêm phổi nặng thì bạn nên đi gặp bác sĩ.

Thế còn kháng sinh thì sao?

Kháng sinh là thuốc dùng trong trường hợp nhiễm vi trùng và không có tác dụng đối với virus. Nếu bạn không có những bệnh mạn tính gây ảnh hưởng đến phổi, thì bác sĩ cũng không kê đơn kháng sinh, trừ khi các triệu chứng và thăm khám cho thấy bạn mắc viêm phổi.

Tôi có thể làm gì để điều trị nhiễm trùng hô hấp dưới?

Nếu bạn mắc nhiễm trùng hô hấp dưới, thì nên:

  • Nghỉ ngơi nhiều một chút
  • Uống nhiều nước để tránh bị thiếu dịch (mất nước) và để giúp đàm trong phổi loãng và dễ khạc
  • Xông hít, có thể thêm vào tinh dầu bạc hà. Nó có thể giúp làm làm sạch đàm. Không bao giờ sử dụng nước nóng trị ho cho trẻ em, để tránh vô tình làm bỏng trẻ.
  • Tránh nằm đầu thấp vào ban đêm để giúp giữ cho ngực bạn sạch đàm và làm dễ thở hơn.
  • Uống paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt và giảm đau nhức cơ và nhức đầu. (Lưu ý: trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin).
  • Nếu bạn hút thuốc thì nên cố gắng bỏ thuốc vì sức khỏe. Viêm phế quản, viêm hô hấp dưới và các bệnh phổi nặng thì thường gặp ở những người hút thuốc lá.
  • Nếu cổ họng của bạn bị đau do ho, bạn có thể làm giảm khó chịu bằng uống nước ấm pha chút mật ong và chanh.

Thế còn thuốc cảm lạnh và ho thì sao?

Bạn có thể mua thuốc trị cảm và thuốc ho ở nhà thuốc. Nhưng có ít bằng chứng về lợi ích khi uống các thuốc này.

Tiên lượng về bệnh ra sao?

Nhiễm trùng ở đường dẫn khí lớn (phế quản) ở phổi (viêm phế quản cấp) thường khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Đôi lúc, nhiễm trùng di chuyển xuống mô phổi gây ra nhiễm trùng phổi nặng (viêm phổi).

Nếu bạn mắc viêm phổi và đủ khỏe để được chăm sóc tại nhà, tiên lượng sẽ rất tốt. Nếu bạn cần phải được chăm sóc ở bệnh viện, tiên lượng thường cũng tốt – nhưng không tốt bằng. Tiên lượng cũng không được tốt cho mấy đối với những người có các bệnh lí mạn tính như bệnh phổi, suy tim hoặc đái tháo đường.

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

Nhiễm trùng ở đường dẫn khí lớn (phế quản) ở phổi (viêm phế quản cấp) thường tự cải thiện, vì vậy thường không cần đi gặp bác sĩ. Nếu bạn có bệnh hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể đề nghị tăng liều thuốc hít hoặc dùng kháng sinh và steroid khi có những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng. Nếu không có, hãy xin bác sĩ cho ý kiến khi bạn có những triệu chứng nhiễm trùng hô hấp dưới.

Có nhiều triệu chứng buộc bạn phải đi khám bác sĩ dù bạn không có bất kì bệnh phổi nào trước kia. Nếu triệu chứng xấu đi, bạn nên tìm những dấu hiệu cảnh báo sau đây:

  • Nếu sốt, khò khè hoặc đau đầu nhiều hơn hoặc dữ dội.
  • Nếu bạn thở nhanh, khó thở hoặc đau ngực.
  • Nếu bạn ho máu hoặc đàm đen hay có màu gỉ sắt.
  • Nếu ho kéo dài hơn 3-4 tuần.
  • Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tái đi tái lại.
  • Nếu có bất kì triệu chứng nào tăng lên làm bạn lo lắng.

Nhiễm trùng hô hấp dưới được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp dưới bằng việc nghe bệnh sử và khám bạn. Họ sẽ hỏi các triệu chứng và cảm giác của bạn. Họ cũng sẽ hỏi bệnh sử của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ sẽ cần biết bạn có hút thuốc không, bao nhiêu và bao lâu rồi.

Việc khám bao gồm cả kiểm tra nhiệt độ của bạn. Đôi khi bác sĩ sẽ kiểm tra xem oxy trong cơ thể bạn có đủ không. Việc này được thực hiện qua một thiết bị nhỏ kẹp ở đầu ngón tay. Bác sĩ sẽ nghe ngực của bạn, vì vậy họ sẽ xin phép bạn vén lên hoặc bộc lộ phần trên của bạn. Nếu bạn muốn một người nữ giám sát trong suốt quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ có người cho bạn. Nếu bạn bị hen, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra lưu lượng đỉnh.

Thường thì không cần xét nghiệm nếu bạn bị viêm phế quản cấp và khi triệu chứng của bạn nhẹ. Nếu triệu chứng của bạn nặng hơn và bạn cần phải nhập viện, thì khi đó bạn cần làm một số xét nghiệm dưới đây:

  • X-quang ngực có thể được chụp để khẳng định chẩn đoán và xem nhiễm trùng tới mức nào.
  • Xét nghiệm máu và xét nghiệm đàm có thể được làm để tìm xem vi trùng nào đang gây nên viêm phổi nặng này. Các xét nghiệm này giúp quyết định lựa chọn kháng sinh tốt nhất để sử dụng. Có khi vi trùng gây viêm phổi kháng lại kháng sinh được sử dụng lúc đầu. Lúc này đôi khi cần đổi sang kháng sinh khác.

Nhiễm trùng hô hấp dưới có thể được phòng ngừa bằng cách nào?

Có những biện pháp có thể giúp dự phòng nhiễm trùng hô hấp dưới và ngăn chặn lây lan san cho những người khác. Chẳng hạn, rửa tay thường xuyên làm giảm cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn.

Bạn có thể làm bệnh lây sang cho người khác khi ho và hắt hơi. Vì vậy nếu mắc bệnh, thì tốt hơn là hãy che miệng khi ho hoặc hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Bạn nên bỏ khăn đã sử dụng liền ngay sau đó.

Nguyên nhân gì gây ra nhiễm trùng hô hấp dưới?

Phần lớn nhiễm trùng đường hô hấp trên thường là do nhiễm virus. Hệ miễn dịch của bạn sẽ chiến đấu với chúng mà không cần bất kì sự hỗ trợ nào chỉ trong vòng một vài ngày. Bởi vì nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra hơn là do vi khuẩn, nên kháng sinh là không có tác dụng trong những trường hợp này.

Đôi khi một nhiễm trùng ở đường thở trên có thể lan xuống sâu hơn, gây nên nhiễm trùng hô hấp dưới. Có lúc vi khuẩn đang sống sẵn trong phổi có thể nhân lên và gây ra kết cục tương tự.

Có 2 loại nhiễm trùng hô hấp dưới chính – viêm phế quản cấp và viêm phổi.

  • Viêm phế quản cấp – viêm phế quản là tình trạng viêm do nhiễm trùng ở phế quản. Có thể là tình trạng cấp tính hay mạn tính. Cấp tính có nghĩa là kéo dài một thời gian ngắn và mạn tính nghĩa là diễn ra trong thời gian lâu dài. Viêm phế quản cấp thì thường gặp và thường là do nhiễm virus.
  • Viêm phổi – đây thường là nhiễm vi trùng ở phổi và có thể nặng nề. Thường cần điều trị với kháng sinh.

Những ai có thể mắc nhiễm trùng hô hấp dưới?

Nhiễm trùng hô hấp dưới rất thường gặp, nhất là trong suốt mùa thu và đông. Chúng thường xảy ra sau đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bất kì ai cũng có thể mắc nhiễm trùng hô hấp dưới nhưng chúng thường gặp ở:

  • Những đứa trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Những người hút thuốc lá.
  • Ở phụ nữ có thai.
  • Ở người có các vấn đề về ngực mạn tính như hen suyễn, COPD, bệnh xơ nang, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc do bệnh như một số loại ung thư (bao gồm ung thư bạch huyết (lymphoma), u tủy xương (myeloma) và bệnh bạch cầu (leukaemia)) hoặc AIDS; hoặc do điều trị như steroids liều cao, hóa trị liệu hoặc các loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://patient.info/chest-lungs/chest-infection
  2. Over-the-counter cough and cold medicines for children; Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA), 2009
  3. Antibiotic awareness resources: key messages on antibiotic use; Public Health England
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích