menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh (Phần 1)

user

Ngày:

28/06/2022

user

Lượt xem:

426

Bài viết thứ 11/15 thuộc chủ đề “Các bệnh Răng Hàm Mặt”

Tóm tắt Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chải răng, chải lưỡi

Chải răng: Đây là phương pháp vệ sinh thông dụng và cũng là phương pháp quan trọng nhất trong tầm soát bệnh lý nha chu. Hiện tại, có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau, tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng toàn thân và các bệnh lý vùng miệng để lựa chọn phương pháp phù hợp cho bản thân.

Hiện nay, thông dụng nhất vẫn là phương pháp Bass cải tiến, thời gian thực hiện mỗi lần chải tối thiểu 2 phút. Việc chải răng cần thực hiện tối thiểu 2 lần/ ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Hướng dẫn chải răng theo phương pháp Bass cải tiến như sau:

  • Chải mặt ngoài và mặt trong: há miệng vừa phải. Đặt bàn chải ngang viền nướu, nghiêng 45 độ. Vừa ép vừa rung nhẹ, kéo bàn chải tới lui với biên độ nhỏ. Hất bàn chải về phía mặt nhai, mỗi lần một lần chải răng sau đó chuyển sang vùng kế tiếp.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 1: Hướng dẫn chải răng mặt ngoài

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 2: Hướng dẫn chải răng mặt trong

  • Chải mặt nhai: há miệng lớn, đặt bàn chải thẳng góc với mặt nhai, chải tới lui trên từng đoạn 2-3 răng.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.Hình 3: Hướng dẫn chải mặt nhai

  • Chải lưỡi và vùng má hai bên: 80% môi trường miệng là mô mềm gồm: lưỡi, nướu, niêm mạc miệng. Do đó việc vệ sinh lưỡi và các mô mềm khác cũng vô cùng quan trọng. Vệ sinh lưỡi giúp tránh được các bệnh lý miệng, giảm lượng vi khuẩn tạo mùi hôi. Có thể vệ sinh lưỡi bằng bàn chải hoặc các dụng cụ làm sạch lưỡi.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnhBệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 4: Hướng dẫn chải lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ

* Lưu ý:

  • Nên chải theo thứ tự nhằm tránh bỏ sót răng và mặt răng.
  • Chải hàm trên trước, hàm dưới sau; mỗi hàm cần chải sạch mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai.
  • Chải cẩn thận mỗi lần 2 – 3 răng; chải tuần tự cho sạch tất cả các răng.
  • Không chải răng quá mạnh: Chải răng mạnh không những không làm sạch được răng mà còn làm bàn chải mau hư và gây mòn răng.
  • Không chải răng ngang (tới lui như kiểu kéo đàn): làm như vậy răng dễ bị mòn (đặc biệt vùng cổ răng), tổn thương nướu và hiệu quả làm sạch không cao.

Sử dụng chỉ nha khoa

Là dụng cụ vệ sinh răng miệng hiệu quả nhưng chưa được sử dụng phổ biến trong cộng đồng, hoặc chưa được sử dụng đúng cách nên gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.

Chỉ nha khoa được dùng để lấy đi mảng bám và mảnh vụn thức ăn ở vùng kẽ răng, xung quanh implant và các phục hồi khác. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng xoa nắn gai nướu. Vì vậy, chỉ nha khoa sẽ giúp làm giảm viêm nướu và giảm chảy máu.

Các loại chỉ nha khoa trên thị trường

  • Loại có sáp (Waxed floss)
  • Loại không sáp (Unwaxed floss)
  • Băng nha khoa (Dental tape)
  • Chỉ PTFE (Polytetrafluoretylen)
  • Chỉ nha khoa siêu mềm (Super floss & Floss threader)

Chỉ nha khoa có phủ sáp (Waxed floss)

Được làm bằng các sợi tơ nylon, có lớp phủ sáp để dễ dàng trượt giữa các răng; phù hợp với hàm răng sít, ít kẽ hở. Sợi chỉ này ít có khả năng bị sờn hơn so với loại không được phủ sáp. Vì vậy loại này phù hợp cho người bắt đầu sử dụng.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 5: Chỉ nha khoa có phủ sáp

Chỉ nha khoa không phủ sáp (Unwaxed floss)

Được làm bằng các sợi tơ nylon, không phủ lớp sáp. Một số người không thích cảm giác bóng mượt của chỉ phủ sáp và họ thấy khả năng cầm nắm dễ hơn nên loại chỉ này được lựa chọn.

Băng nha khoa (Dental tape)

Là một biến thể khác của chỉ nylon, tuy nhiên băng nha khoa mịn hơn so với chỉ nha khoa thông thường. Vì vậy, nó dễ dàng trượt giữa các răng, đặc biệt là các kẽ răng hẹp. Sợi chỉ ít có khả năng bị sờn trong quá trình sử dụng. Do đó, đây là một lựa chọn tốt cho trẻ em bắt đầu học sử dụng.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 6: Băng nha khoa

Chỉ nha khoa siêu mềm (Super Floss & Floss Threader)

Là sản phẩm lý tưởng để làm sạch kẻ răng cho người đang điều trị chỉnh nha, răng cấy ghép implant

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 7: Hình ảnh minh họa sử dụng Super Floss

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 8: Hình ảnh minh họa sử dụng Floss Threader

Các phương pháp sử dụng

Phương pháp cuộn chỉ

Áp dụng cho người lớn, thiếu niên khéo léo.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Lấy đoạn chỉ khoảng 50 cm, quấn chỉ vào hai ngón tay giữa.
  • Bước 2: Cầm giữ chỉ bằng ngón trỏ và cái, sau đó đưa nhẹ nhàng vào giữa kẽ răng. Uốn cong chỉ thích hợp quanh mặt bên răng kéo đến dưới nướu.
  • Bước 3: Kéo chỉ theo chiều lên xuống để làm sạch mặt bên (ngón tay áp sát bề mặt răng). Đổi vị trí cho mặt kế cận.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 9: Cách sử dụng chỉ theo phương pháp cuộn chỉ

Phương pháp thòng lọng

Dùng cho trẻ nhỏ, người trưởng thành không khéo léo hoặc hạn chế về thể chất như viêm khớp, thiếu phối hợp cơ,…

Cách sử dụng: Lấy hai đầu đoạn chỉ thắt nút 2 – 3 lần tạo thòng lọng. Dùng ngón trỏ và cái giữ chỉ rồi thao tác tương tự như phương pháp trên.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 10: Cách sử dụng chỉ theo phương pháp thòng lọng

Bàn chải kẽ răng

Bất cứ ai thấy việc sử dụng chỉ nha khoa quá khó khăn có thể dùng thử các loại bàn chải này, hoặc có thể kết hợp cả hai loại trên.

  • Những người bị hạn chế về khả năng vận động: Những người bị các vấn đề về khớp hoặc bị hạn chế khả năng vận động có thể thấy bàn chải kẽ dễ sử dụng hơn việc sử dụng chỉ nha khoa, đặc biệt là khi làm sạch các răng hàm. Bàn chải kẽ cũng có thể là một lựa chọn tốt cho những người cao tuổi mà gặp khó khăn khi sử dụng chỉ nha khoa.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 11: Bàn chải kẻ răng với các loại kích cỡ khác nhau theo màu sắc

  • Những người niềng răng: Chỉ nha khoa thường không được sử dụng đối với những người đang niềng răng theo phương pháp mắc cài thông thường, bàn chải kẽ có thể được sử dụng để loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng và khỏi các phần xung quanh các cạnh của mắc cài.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 12: Sử dụng bàn chải kẻ đối với người niềng răng

  • Những người có răng bị thưa: Nếu răng của bạn bị thưa, bề mặt của răng không đồng đều hoặc nướu bị tụt xuống, bạn khó có thể làm sạch đầy đủ bằng chỉ nha khoa. Trong những trường hợp này, bàn chải kẽ hiệu quả hơn trong việc loại bỏ mảng bám và mảnh vụn thức ăn.

Bệnh lý nha chu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Hình 13: Bàn chải kẻ hiệu quả trong việc làm sạch các khe răng thưa

Tài liệu tham khảo

  1. Procter & Gamble. (2012). The history of dental floss. Retrieved from https://oralb.com/en-us/oral-health/dental-floss-history
  2. Wilkins, E. M. (2017). Clinical Practice of the Dental Hygienist (12th ed.). Philadelphia, PA: Wolters Kluwer.
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích