menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tỏi – Thông tin dành cho bệnh nhân & người nhà

user

Ngày:

16/12/2021

user

Lượt xem:

194

Bài viết thứ 28/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Trần Thị Diễm Thanh

Hiệu đính: DS. Đặng Hoài Thu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Hãy thông báo cho bác sĩ về các sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bổ sung bạn đang dùng, chẳng hạn như thảo mộc, dược liệu, các loại vitamin, khoáng chất hay các bài thuốc đông y, gia truyền. Điều này sẽ giúp bác sỹ quản lý việc chăm sóc và an toàn của bạn tốt hơn.

Tỏi có tác dụng như thế nào?

Các bằng chứng về hiệu quả của tỏi trong việc giảm cholesterol hay huyết áp còn chưa đồng nhất. Tỏi có liên quan đến giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, nhưng không có bằng chứng cho thấy nó có khả năng điều trị ung thư.

Củ hoặc nhánh tỏi được sử dụng như một loại gia vị trên toàn thế giới. Từ lâu  được sử dụng trong các trường hợp như duy trì chức năng tuần hoàn, điều trị nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tỏi sống có chứa các hợp chất gọi là alliin và allicin. Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những hợp chất này và các hợp chất phân giải của chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm tiểu cầu, lipid máu và làm chậm quá trình hình thành cục máu đông.

Kết quả các nghiên cứu về việc liệu tỏi có thể làm giảm cholesterol hoặc giảm huyết áp chưa đồng nhất, tuy nhiên các dữ liệu khác cho thấy nó có thể giúp giảm một số yếu tố nguy cơ tim mạch, kích thích hệ thống miễn dịch hoặc bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư.

Quá trình chế biến có thể làm giảm các hợp chất có hoạt tính trong loại củ này. Ví dụ, bột tỏi và tinh dầu tỏi không chứa allicin hoặc ajoene, những hợp chất được cho là có đặc tính giảm cholesterol và làm loãng máu.

Bệnh nhân đang dùng warfarin hoặc các thuốc chống đông máu khác nên hỏi bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm thực phẩm bổ sung chứa tỏi.

Tỏi - Thông tin dành cho bệnh nhân & người nhà
Tỏi – Thông tin dành cho bệnh nhân & người nhà

Các mục đích sử dụng

Điều trị bệnh tim mạch

Các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu tác động của tỏi đối với huyết áp và mức cholesterol cho các kết quả khác nhau, mặc dù vậy, các phân tích khác cho thấy nó có thể giúp giảm một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Bệnh nhân nên hỏi bác sĩ trước khi các sản phẩm thực phẩm bổ sung chứa tỏi.

Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Các bằng chứng về việc liệu tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và cả ung thư đại trực tràng hay không còn mâu thuẫn. Loại củ này cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư khác, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy nó có thể điều trị ung thư.

Điều trị nhiễm trùng

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu nhỏ trên người cho thấy tỏi kích thích hệ thống miễn dịch và có hoạt tính kháng khuẩn, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng hay không.

Cảnh báo

Nên được ngưng sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung chứa tỏi 1–2 tuần trước khi phẫu thuật do nó có thể làm tăng chảy máu.

Nên tránh sử dụng tại chỗ các chế phẩm từ tỏi do đã xảy ra các trường hợp bỏng hóa chất khi cố gắng dùng  điều trị nhiều tình trạng khác nhau.

Không dùng tỏi nếu đang dùng

  • Wafarin hoặc các thuốc chống đông máu khác: Tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím
  • Cyclosporine: Tỏi có thể giảm hiệu quả và có khả năng gây thải ghép
  • Các thuốc ức chế protease (darunavir/Prezista®, saquinavir/Fortovase®, Invirase®): Trong 2 trường hợp bệnh nhân HIV thường xuyên dùng tỏi, thuốc darunavir đã được ghi nhận mất tác dụng. Các nghiên cứu khác ở người cho thấy tỏi làm giảm đáng kể nồng độ saquinavir trong máu và do đó cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc này.
  • Insulin: Có thể phải điều chỉnh liều insulin do tác dụng hạ đường huyết không thường xuyên của các chế phẩm bổ sung tỏi. Hãy thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thuốc là chất nền của cytochrome P450 2C9, 2C19, hoặc 3A4: Tỏi có thể làm tăng nguy cơ gây tác dụng không mong muốn của những loại thuốc này.
  • Thuốc là chất nền của P-glycoprotein: Tỏi có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.

Các tác dụng không mong muốn

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Mùi cơ thể, hơi thở
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Thay đổi vi khuẩn đường ruột tự nhiên
  • Đổ mồ hôi
  • Hạ đường huyết
  • Thay đổi chức năng tiểu cầu
  • Tăng nguy cơ chảy máu

Các báo cáo ca khi sử dụng tỏi đường uống

  • Chảy máu, giảm đông máu: Sau khi sử dụng quá nhiều các sản phẩm thực phẩm bổ sung chứa tỏi.
  • Phát hiện sự trở lại HIV: Trong 2 trường hợp do tương tác giữa tỏi và darunavir. Hiệu quả của thuốc trở lại sau khi ngừng uống tỏi.
  • Bỏng hóa học ở niêm mạc miệng: Sau khi ăn tỏi nghiền.
  • Phản ứng dị ứng: Hai trường hợp sau khi ăn tỏi.
  • Nhiễm độc gan: Sau khi ghép gan, bệnh nhân được bắt đầu bổ sung tỏi liều cao để điều trị lượng oxy thấp trong máu.

Các báo cáo ca khi sử dụng tỏi tại chỗ

  • Bỏng hóa chất: Nhiều trường hợp do sử dụng tỏi tại chỗ để điều trị mụn cóc, phát ban/ngứa, đau răng, mụn trứng cá và đau họng.
  • Phát ban trên da: Do “vòng cổ tỏi” trên cổ trẻ sơ sinh để điều trị nghẹt mũi.

Tài liệu tham khảo

https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/garlic

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích