menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Nam việt quất – Thông tin dành cho cán bộ y tế

user

Ngày:

12/01/2022

user

Lượt xem:

227

Bài viết thứ 32/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Võ Thùy Thanh Trúc

Hiệu đính: DS. Điều Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Tên Khoa học

Vaccinium macrocarpon

Tóm tắt lâm sàng

Nam việt quất là một loại cây bụi thường xanh được trồng ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Quả và nước ép nam việt quất đã qua chế biến đều giàu vitamin C, được sử dụng rộng rãi như thực phẩm. Chiết xuất nam việt quất được bán trên thị trường như một thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Hơn nữa, chiết xuất của loại quả này cũng được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng răng miệng và đường tiêu hóa, các bệnh tim mạch và đặc biệt là phòng ngừa ung thư. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, chiết xuất và thành phần của quả này có đặc tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, kháng nấm, chống viêm, chống oxy hóa và ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn.

Các nghiên cứu về tác dụng ngăn ngừa UTIs của các sản phẩm từ nam việt quất đã được tiến hành ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng vẫn chưa có kết luận chính xác. Chiết xuất từ ​​nam việt quất có thể giúp ngăn ngừa UTIs ở người lớn, trẻ em, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đang xạ trị và bệnh nhân sau phẫu thuật cắt niệu quản. Ở phụ nữ có tiền sử đã trải qua phẫu thuật sàn chậu, điều trị dự phòng bằng nam việt quất không có tác dụng chống lại UTIs, mặc dù tỷ lệ mắc UTIs nói chung thấp hơn so với dự kiến. Mặt khác, một nghiên cứu mù đôi lớn trên đối tượng người cao tuổi có nguy cơ cao mắc UTIs cho thấy lợi ích khi sử dụng nam việt quất, nhưng một nghiên cứu tương tự khác lại cho kết quả trái ngược. Một phân tích tiếp theo được thực hiện ở viện dưỡng lão cho thấy việc sử dụng nam việt quất chỉ làm gia tăng chi phí nhưng tỷ lệ UTI lại giảm không đáng kể. Các nghiên cứu về nước ép nam việt quất đối với nhiễm trùng đường tiểu tái phát cũng còn đang tranh cãi: nghiên cứu trên các bệnh nhân nữ tuổi vị thành niên không cho thấy hiệu quả, tuy nhiên lại có sự giảm đáng kể UTI tái phát ở phụ nữ trên 50 tuổi ở một nghiên cứu quan sát khác. Mặc dù nam việt quất không hiệu quả hoặc tiết kiệm chi phí như trimethoprim-sulfamethoxazole trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ tiền mãn kinh, tuy nhiên việc sử dụng này lại làm giảm tỉ lệ phát triển đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Ở những người tình nguyện từ các vùng khác nhau, hiệu quả ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn của tinh bột nam việt quất được phát hiện phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Nhìn chung, một đánh giá có hệ thống đã xác định rằng nước ép nam việt quất có hiệu quả hơn so với viên nang hoặc viên nén, mặc dù có một số lợi ích trong việc dự phòng nhiễm trùng tiểu tái phát nhưng lại không có đủ bằng chứng để chứng minh nước ép nam việt quất có tác dụng phòng ngừa UTIs.

Trong các nghiên cứu khác, nước ép nam việt quất ức chế sự bám dính của H. pylori vào niêm mạc dạ dày ở người và việc sử dụng thường xuyên có thể ngăn chặn nhiễm trùng H. pylori  –  yếu tố chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Khi được sử dụng với phương pháp điều trị chuẩn, nước ép nam việt quất giúp diệt trừ H. pylori. Nhờ đặc tính chống ion hóa và chống kết dính, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và bệnh viêm nướu.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã ghi nhận tác dụng chống tăng sinh tế bào của chiết xuất nam việt quất và proanthocyanidin đối với các bệnh ung thư như: tuyến tiền liệt, gan, phổi, u nguyên bào thần kinh, vú, buồng trứng, dạ dày, ruột, thực quản và miệng. Tuy nhiên, nước ép nam việt quất lại không làm giảm tình trạng oxy hóa khi nghiên cứu trên người, kết quả cho thấy không có bảo vệ chống lại các bệnh ung thư hoặc bệnh tim mạch.

Nước ép nam việt quất có nồng độ oxalat cao, do đó không nên sử dụng ở bệnh nhân có nguy cơ bị sỏi thận. Tuy nhiên, ở các nghiên cứu khác lại cho thấy nam việt quất có tác dụng đối với các dạng sỏi thận không phổ biến như sỏi struvite – một dạng sỏi có liên quan đến nhiễm trùng bàng quang.

Nam việt quất – Thông tin dành cho cán bộ y tế
Nam việt quất – Thông tin dành cho cán bộ y tế

Nguồn thực phẩm

Nam việt quất có thể được dùng dưới dạng nước ép, nước sốt hoặc trái cây sấy khô.

Mục đích sử dụng

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Ung thư
  • Vết loét
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh về nướu

Cơ chế hoạt động

Các liên kết A-type trong proanthocyanidins (C-PACs) của nam việt quất có thể tăng cường các hoạt động chống bám dính của các vi khuẩn trong đường tiết niệu để ngăn ngừa UTIs. Tương tự, hoạt tính sinh học chống lại sự hình thành màng sinh học của C. albicans là do đặc tính chống bám dính và/hoặc thải trừ sắt. Ở những đối tượng nhạy cảm, sử dụng nước ép nam việt quất có tác dụng phòng ngừa UTIs hiệu quả cao hơn so với viên nang hoặc viên nén là do chúng có khả năng hydrat hóa tốt hơn với chất lỏng và/hoặc tác dụng hỗ trợ của các hợp chất bổ sung trong nước trái cây mà không có trong các thực phẩm chức năng khác. Hơn nữa, đặc tính ngăn chặn vi khuẩn bám dính cũng đã được chứng minh trong các môi trường vi mô khác. Nam việt quất ngăn ngừa H. pylori gây viêm loét dạ dày bằng cách ức chế sự bám dính vi khuẩn ở niêm mạc dạ dày, giảm độ bám dính của các chủng Streptococcus trong miệng vào hydroxyapatite nước bọt và hydroxyapatite glucan, và sự hình thành màng sinh học bị suy giảm cho thấy nó có thể làm chậm sự phát triển mảng bám ở răng và chống lại các bệnh liên quan đến mảng bám. Nam việt quất cũng điều chỉnh các phản ứng viêm nguyên bào sợi gây viêm nha chu ở người thông qua yếu tố hạt nhân-kappaB và ức chế matrix metalloproteinase-3 (MMP3).

Các nghiên cứu bổ sung đã chỉ ra rằng C-PAC có thể đóng vai trò trong việc tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể vật chủ. Trong nghiên cứu mô hình cơ thể giun, chiết xuất nam việt quất đã được chuẩn hóa làm trung gian phản ứng miễn dịch của vật chủ thông qua tín hiệu p38 MAPK, insulin/tín hiệu của yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 và yếu tố sốc nhiệt 1. Tác dụng chống dị ứng của nước ép nam việt quất xảy ra thông qua việc giảm glucose và apoB huyết thanh, đồng thời tăng apoA-1 và paraoxonase trong huyết thanh, liên quan đến việc ổn định HDL.

Cơ chế tác dụng chống ung thư của chiết xuất nam việt quất và C-PAC cũng đã được nghiên cứu. Chiết xuất nam việt quất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt bằng cách giảm cyclin, biểu hiện kinase phụ thuộc cyclin và hoạt động MMP. Sự ức chế đáp ứng phụ thuộc liều của tế bào ung thư dạ dày với nam việt quất một phần là do giảm biểu hiện kháng nguyên nhân tế bào tăng sinh và cảm ứng apoptotic. Proanthocyanidin đã ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng bằng cách ức chế VEGF và tạo ra ROS. C-PACs gây chết tế bào trong ung thư biểu mô thực quản dạng tuyến thông qua sửa đổi microRNA trong tế bào ung thư. Trong tế bào ung thư phổi ở người, C-PACs đã thay đổi biểu hiện gen, gây ra quá trình apoptosis và điều chỉnh các chu kỳ tế bào. Ở các tế bào u nguyên bào thần kinh có nguy cơ cao, C-PAC tinh khiết gây ra quá trình chết và tạo ROS và tăng tác dụngcyclophosphamide do lợi ích hiệp đồng gây độc tế bào.

Nước ép nam việt quất làm tăng nguy cơ hình thành sỏi axit uric vì tác dụng axit hóa và làm chậm quá trình tổng hợp urat, do đó làm giảm độ pH trong nước tiểu .

Chống chỉ định

  • Các sản phẩm nam việt quất có thể làm tăng bài tiết oxalat trong nước tiểu và có thể thúc đẩy sự hình thành các loại sỏi thận phổ biến nhất. Do đó, nên tránh sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ gia tăng tình trạng này.
  • Một trường hợp đã được báo cáo ở Nhật Bản mô tả sự hình thành kết tủa trong dạ dày và thực quản của một bệnh nhândo sử dụng nước ép nam việt quất qua ống thông khi đường ruột có độ pH trung tính.

Phản ứng có hại

Uống một lượng lớn nước ép nam việt quất (3 ly mỗi ngày) có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Các trường hợp đã được ghi nhận

Sỏi tái phát

Ở một người đàn ông 47 tuổi bị đau quặn ở thận phải và tiểu ra máu, người này đã dùng viên nén cô đặc nam việt quất hai lần mỗi ngày trong vòng 6 tháng.

Tăng INR

Một số trường hợp tăng INR do nghi ngờ tương tác giữa warfarin và nước ép nam việt quất.

Xuất huyết và tử vong sau đó

Ở 2 bệnh nhân sử dụng đồng thời warfarin và nước ép nam việt quất

Tương tác thuốc – dược liệu

Tacrolimus

Sử dụng đồng thời với các chất chiết xuất từ ​​nam việt quất dẫn đến giảm nồng độ tacrolimus trong huyết thanh xuống dưới khoảng trị liệu ở bệnh nhân ghép thận. Nồng độ sẽ trở lại bình thường khi ngừng sử dụng nam việt quất.

Cyclosporin

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chỉ ra rằng uống 240 mL nước ép nam việt quất không có ảnh hưởng đáng kể về mặt lâm sàng đối với việc sử dụng Cyclosporin liều 200mg.

Warfarin

Nước ép nam việt quất có thể làm tăng khả năng chống đông máu do warfarin gây ra, nhưng điều này vẫn còn mâu thuẫn. Mặc dù việc sử dụng nước ép nam việt quất với số lượng lớn (1–2 L mỗi ngày hoặc trong > 3–4 tuần) có thể làm thay đổi tác dụng của warfarin, các chuyên gia khuyến cáo rằng thay vì hoàn toàn tránh uống nước ép nam việt quất, người sử dụng warfarin có thể theo dõi lượng tiêu thụ nam việt quất.

Chất nền UGT (Uridine 5′-diphospho-glucuronosyltransferase)

Nghiên cứu in vitro cho thấy nam việt quất điều chỉnh các enzym UGT và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của các loại thuốc được chuyển hóa bởi chúng.

Chất nền cytochrome P450

Nam việt quất ức chế các hoạt động của CYP3A ở ruột và có thể cản trở sự hấp thu của thuốc nền. Nghiên cứu in vitro cho thấy nam việt quất ức chế CYP2C9 tuy nhiên chưa có nghiên cứu trên người.

Tương tác của dược liệu được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Giảm pH nước tiểu

Quan sát thấy sau khi uống nước ép nam việt quất.

Tăng INR

Một số trường hợp do nghi ngờ tương tác giữa warfarin và nước ép nam việt quất.

Tài liệu tham khảo

https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/cranberry

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích