menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Móng quỷ – Thông tin dành cho các chuyên gia y tế

user

Ngày:

13/01/2022

user

Lượt xem:

195

Bài viết thứ 34/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Nguyễn Thị Hà Lê

Hiệu đính: DS. Đặng Hoài Thu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Tên biệt dược

  • Doloteffin

Tên khoa học

  • Harpagophytum procumbens

Móng quỷ - Thông tin dành cho các chuyên gia y tế

Tóm tắt lâm sàng

Móng quỷ là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ Nam Phi, rễ phơi khô được sử dụng với mục đích giảm viêm, giảm đau. Chiết xuất loài này đã từng được sử dụng lâu đời để trị sốt, thấp khớp, chứng thèm ăn, viêm khớp, viêm và rối loạn dạ dày.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy rằng Móng quỷ có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau, chống loãng xương, ức chế sự thèm ăn.

Các dữ liệu hạn chế trên lâm sàng cho thấy lợi ích của Móng quỷ đối với viêm xương khớp hông hoặc đầu gối, đau lưng, viêm khớp gối và rối loạn thấp khớp. Cần có các thử nghiệm lâm sàng được thiết kế tốt để khẳng định tiềm năng trong điều trị các bệnh khớp của cây Móng quỷ.

Mục đích sử dụng

  • Chán ăn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm
  • Đau cơ
  • Viêm xương khớp
  • Đau

Cơ chế tác dụng

Harpagide, một iridoid glycoside được phân lập từ cây Móng quỷ, là thành phần có tác dụng kháng viêm của loài thảo mộc này. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự sản sinh các Cytokine viêm bao gồm Interleukins IL-1 beta, IL-6, yếu tố hoại tử khối u (TNF-a) ở đại thực bào của chuột. Tác dụng kháng viêm của chiết xuất Móng quỷ cũng được chứng minh thông qua việc ức chế cảm ứng biểu hiện gen tiền viêm, có thể bằng cách ngăn chặn con đường của protein hoạt hóa (AP-1, một yếu tố phiên mã)

Harpagide còn có thể ngăn ngừa loãng xương thông qua điều hòa kích thích biệt hóa nguyên bào xương và ức chế sự hình thành tế bào tủy xương ở chuột. Trong một nghiên cứu khác, Harpagide được chứng minh là có thể ngăn chặn sự mất xương do Lipopolysaccharide gây ra trong mô hình loãng xương do viêm. Tuy nhiên Harpagide không có hiệu quả trong ngăn ngừa mất xương qua trung gian cắt buồng trứng ở người loãng xương do mãn kinh.

Các nghiên cứu về cơ chế giảm đau chính của Móng quỷ cho thấy sự tham gia có sự tham gia của hệ thống heme oxygenase-1/ carbon monoxide (đóng vai trò trong quá trình xử lý cảm giác) trong cơn đau do viêm gây ra bởi Cargaeenan. Cây Móng quỷ có tác dụng chống oxy hóa bằng cách loại bỏ Superoxide và Peroxyl theo cách phụ thuộc liều lượng.

Beta sitosterol, một loại sterol được tìm thấy trong cây Móng quỷ, có tác dụng chống ung thư tuy nhiên người ta chưa rõ cơ chế của tác dụng này.

Cảnh báo

  • Một nghiên cứu bệnh chứng gợi ý nguy cơ viêm tụy cấp tăng lên khi sử dụng Móng quỷ.

Tác dụng không mong muốn

  • Có các báo cáo về chứng khó tiêu sau khi sử dụng chiết xuất Móng quỷ.
  • Loét và chảy máu dạ dày đã được ghi nhận sau khi sử dụng rễ Móng quỷ.
  • Sử dụng sản phẩm có chứa Móng quỷ để điều trị viêm xương khớp dẫn đến tăng huyết áp toàn thân ở một phụ nữ sau mãn kinh khỏe mạnh 62 tuổi.
  • Tắc ruột cần phẫu thuật mở bụng được ghi nhận trên một người đàn ông 87 tuổi, do bã thức ăn có chứa chế phẩm thảo dược có thành phần Móng quỷ.

Tương tác thuốc – dược liệu 

  • Cytochrome P450: rễ Móng quỷ có thể ức chế CYP1A2/2C8/2C9/2C19/2D6 và 3A4, và có thể tương tác với các cơ chất bị chuyển hóa bởi các enzym này. Tuy nhiên, các dữ liệu mâu thuẫn cho thấy rằng các tương tác không có liên quan về mặt lâm sàng.
  • Glycopreotein (P-gP): Móng quỷ điều hòa tác dụng và biểu hiện của P-Gp, và có thể ảnh hưởng tới vận chuyển thuốc qua trung gian của protein này.

Tài liệu tham khảo

https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/devil-claw

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích