menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Đương quy – Thông tin dành cho cán bộ y tế

user

Ngày:

14/12/2021

user

Lượt xem:

179

Bài viết thứ 26/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Đặng Thị Thanh Hải

Hiệu đính: DS. Điều Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Tên khoa học

Angelica sinensis

Tóm tắt lâm sàng

Đương quy là một loại thảo mộc mà rễ cây đã được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền Trung hoa. Đương quy thường được kết hợp với các loại dược liệu khác trong các bài thuốc dân gian hoặc được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ ăn kiêng hay một loại thảo mộc dành cho phụ nữ để điều trị các triệu chứng trong thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh.

Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chiết xuất của đương quy đã chứng minh khả năng chống khối u, hỗ trợ điều trị apxe, chống di căn, phòng chống bệnh lao (TB), bảo vệ thần kinh và hỗ trợ tạo máu. Ở các thí nghiệm trên động vật, polysaccharid chiết xuất từ ​​rễ đương quy cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại độc tính gây ra bởi cyclophosphamide, độc tim do doxorubicin và viêm phổi do phóng xạ.

Một phương thuốc có chứa đương quy đã được chứng minh là cải thiện kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp tính và suy thận mức độ nhẹ đến trung bình.

Dữ liệu từ một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng đương quy và giảm nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở những người đã điều trị ung thư vú. Tác dụng của đương quy đối với các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh chưa rõ ràng. Đương quy cũng không hiệu quả trong việc chống lại các cơn bốc hỏa ở nam giới.

Đương quy thể hiện hoạt tính estrogen trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và kích thích sự tăng sinh của tế bào MCF-7. Bệnh nhân ung thư nhạy cảm với hormone nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Đương quy - Thông tin dành cho cán bộ y tế
Đương quy – Thông tin dành cho cán bộ y tế

Mục đích sử dụng đương quy

  • Đau bụng kinh
  • Các triệu chứng mãn kinh
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt

Cơ chế tác dụng

Một thành phần của đương quy là Axit ferulic, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm xương khớp bằng cách làm giảm interleukin IL-1beta do hydrogen peroxide gây ra, yếu tố hoại tử khối u TNF-alpha, phức hợp metalloproteinase MMP-1MMP-13, và bằng cách tăng biểu hiện của gen SOX9. SOX9 là một protein liên quan đến việc thành lập và duy trì kiểu hình của tế bào chondrocytes. Polysaccharid của đương quy đã chứng minh hiệu quả chống thoái hóa xương bằng cách kích thích yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF1) và biểu hiện gen thụ thể IGF1, do đó thúc đẩy tổng hợp đường UDPglycosaminoglycan. Trong đương quy cũng có một hợp chất khác thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và tái tạo xương bằng cách tăng sinh nguyên bào xương và lắng đọng axit hyaluronic.

Dịch chiết đương quy đã được báo cáo là có hoạt tính chủ vận estrogen và kích thích sự tăng sinh của cả tế bào ung thư vú âm tính và dương tính với thụ thể estrogen. Nó cũng bảo vệ chống lại bệnh viêm phổi do bức xạ bằng cách điều chỉnh giảm các cytokine tiền viêm như TNF-alphaTGF-beta1 trong thí nghiệm trên chuột. Tiêm dưới da chiết xuất đương quy đã bảo vệ chuột chống lại độc tính do cyclophosphamide gây ra bằng cách thúc đẩy phục hồi sau giảm bạch cầu. Tác dụng chống ung thư của đương quy có thể là do tác dụng ức chế sự xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư biểu mô và ức chế sự phát triển của khối u thông qua quá trình chết tế bào theo chương trình phụ thuộc Nur77.

Tuy nhiên, chiết xuất đương quy cũng thúc đẩy quá trình tăng sinh mạch do điều chỉnh biểu hiện VEGF, từ đó làm tăng sinh và di chuyển các tế bào nội mô.

Chống chỉ định

Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tránh sử dụng ương quy.

Tác dụng phụ

Đầy hơi, chán ăn, tiêu chảy, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nữ hóa tuyến vú và tăng huyết áp.

Ca lâm sàng

Xuất huyết dưới nhện đã được báo cáo ở một phụ nữ 53 tuổi sử dụng thực phẩm bổ sung thảo dược có chứa cỏ ba lá đỏ, đương quy và nhân sâm Siberi để chữa cơn bốc hỏa. Các triệu chứng đã được giải quyết sau khi ngừng sử dụng sản phẩm trên.

Tương tác thảo dược – thuốc

Thuốc chống đông máu

Đương quy có thể có tác dụng hiệp đồng với thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, hiệu quả này dường như bị hạn chế trong một nghiên cứu trên người.

Chất nền cytochrome P450

Sử dụng đương quy kéo dài có thể tạo ra CYP3A4 bằng cách kích hoạt thụ thể Pregnane X. Điều này có thể làm giảm nồng độ trong máu và hiệu quả của thuốc là cơ chất của CYP3A4. Tuy nhiên sự liên quan về mặt lâm sàng chưa được nghiên cứu.

Lisinopril [chất ức chế men chuyển (ACE)]

Sử dụng đồng thời đương quy làm trầm trọng thêm bệnh thiếu máu trong thí nghiệm trên chuột. Sự liên quan về mặt lâm sàng vẫn chưa được xác định.

Liệu pháp kháng tiểu cầu kép (DAPT) với aspirin (ASA) và clopidogrel (CLP)

Dùng chung với đương quy làm thay đổi đáng kể dược động học của DAPT với việc tăng phơi nhiễm toàn thân ở trong thí nghiệm trên chuột. Sự liên quan về mặt lâm sàng chưa được nghiên chứ.

Tương tác trong phòng thí nghiệm

Tăng PT/INR

Tài liệu tham khảo

Dong Quai

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích