menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Cần sa – Thông tin dành cho Bệnh nhân & Nhân viên chăm sóc

user

Ngày:

07/10/2021

user

Lượt xem:

218

Bài viết thứ 12/53 thuộc chủ đề “Thảo mộc”

Biên dịch: Trần Nguyễn Đoan Thục

Hiệu đính: DS Điều Thị Ngọc Châu – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

 

Tên gọi thông thường

  • Marijuana
  • Ganja
  • Bhang
  • Weed
  • Pot
  • Cỏ
  • Ma túy
  • Reefer
  • Hash
  • (>1000 other terms)

Dành cho Bệnh nhân & Nhân viên chăm sóc

Thông báo cho bác sỹ biết về bất kỳ thực phẩm chức năng nào mà bạn đang dùng, như dược liệu, vitamin, khoáng chất, các bài thuốc nam, thuốc đông y… Điều này bác sỹ quản lý việc điều trị của bạn tốt và an toàn hơn.

Cần sa là gì?

Cần sa hay còn gọi là marijuana, được sử dụng để điều trị một số triệu chứng liên quan đến bệnh ung thư. Cần sa được làm từ hoa, lá và nhựa của cây Cannabis sativa.

Cần sa có nhiều dạng, bao gồm bút vape, thuốc viên, viên ngậm, dầu, trà và bột. Cần sa không phải là một loại thuốc kê đơn. Có thể sử dụng bằng đường uống, hút hoặc hít thuốc.

Bạn chỉ có thể mua được cần sa y tế tại các cơ sở phân phối/ nhà thuốc được cấp phép bán cần sa khi được bác sỹ kê đơn hoặc nhà cung cấp dịch vụ hành nghề nâng cao (APP) chứng thực.

Cần sa được dùng để làm gì?

Cần sa được sử dụng để:

  • Giảm đau
  • Điều trị bệnh tăng nhãn áp (bệnh lý mắt gây mất thị lực và mù lòa)
  • Giảm triệu chứng buồn nôn (cảm giác muốn nôn) và nôn do điều trị ung thư
  • Điều trị rối loạn giấc ngủ
  • Điều trị động kinh (chứng rối loạn não gây co giật)
  • Điều trị bệnh đa xơ cứng (bệnh lý có thể gây ra các vấn đề về thị lực, thăng bằng và kiểm soát cơ)
  • Điều trị các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn cảm xúc theo mùa
  • Tăng cảm giác thèm ăn

Cần sa cũng có những công dụng khác nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Thông báo cho bác sỹ trước khi sử dụng cần sa. Cần sa có thể tương tác với một số loại thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị hoặc độc tính. Để biết thêm thông tin, hãy đọc phần “Không nên sử dụng cần sa khi nào” bên dưới.

Các tác dụng phụ của cần sa là gì?

Các tác dụng phụ của việc dùng các chế phẩm cần sa có thể bao gồm:

  • Tình trạng lơ mơ (cảm thấy buồn ngủ)
  • Bồn chồn (cảm giác không thể thư giãn hoặc thoải mái)
  • Lo âu (cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi quá mức)
  • Hoang tưởng (suy nghĩ hoặc có cảm giác ai đó cố gắng làm hại mình)
  • Ảo giác (nhìn hoặc nghe thấy những thứ không có ở đó)
  • Cảm giác đói
  • Mất trí nhớ ngắn hạn
  • Euphoria (cảm giác rất vui hoặc phấn khích)
  • Khó tập trung
  • Thay đổi huyết áp
  • Nhịp tim nhanh
  • Hoang mang
  • Buồn nôn (cảm giác sắp nôn)
  • Nôn
  • Da trở nên đỏ hoặc nóng
  • Trầm cảm (cảm giác buồn bã)
  • Mất ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu hoặc thức dậy quá sớm)

Nếu bạn lo lắng về bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy báo cho bác sỹ.

Cần sa – Thông tin dành cho Bệnh nhân & Nhân viên chăm sóc
Cần sa – Thông tin dành cho Bệnh nhân & Nhân viên chăm sóc

Không nên sử dụng cần sa khi nào?

Không dùng các chế phẩm cần sa nếu:

  • Mắc các bệnh lý thận, tim hoặc gan. Cần sa có thể làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Mắc bệnh lý về thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Cần sa có thể làm cho những tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
  • Đang sử dụng nivolumab (Opdivo®). Cần sa có thể làm giảm đáp ứng của thuốc ở những bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố tiến triển, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào thận.
  • Đang sử dụng warfarin (Jantoven® hoặc Coumadin®) hoặc các thuốc chống đông khác. Cần sa có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Đang sử dụng fluoxetin (Prozac®) hoặc disulfiram (Antabuse®). Dùng cần sa cùng với những thuốc này có thể gây ra tình trạng nhầm lẫn, hưng phấn, tự tin, giảm nhu cầu về giấc ngủ, tăng ham muốn cảm giác mạnh và khó tập trung.
  • Đang sử dụng amphetamin (Adzenys XR-ODT, Evekeo ODT). Tổn thương tim có thể xảy ra khi dùng với cần sa.
  • Đang sử dụng atropin (Atropen®). Dùng chung với cần sa có thể gây tổn thương tim.
  • Đang sử dụng cocain. Tổn thương tim có thể xảy ra khi dùng với cần sa.
  • Đang sử dụng pseudoephedrin (chẳng hạn như Sudafed ®), epinephrin (chẳng hạn như Auvi-Q®) hoặc thuốc kê đơn dobutamin (Dobutamine). Dùng chung với cần sa có thể gây tổn thương tim.
  • Dùng thuốc an thần như lorazepam (Ativan®), diazepam (Valium®) hoặc zolpidem (Ambien®). Dùng chung với cần sa có thể làm tăng buồn ngủ.

Không cho trẻ em bị bệnh động kinh đang sử dụng clobazam (Onfi ®) sử dụng các sản phẩm từ cần sa. Cần sa có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Không sử dụng cần sa y tế cho bất kỳ mục đích khác ngoài việc kiểm soát các triệu chứng liên quan đến ung thư. Việc sử dụng cần sa không nhằm mục đích y tế là bất hợp pháp theo pháp luật.

Tài liệu tham khảo

https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/cannabis

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích