menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh mắt do tiểu đường

user

Ngày:

21/06/2015

user

Lượt xem:

23

Bài viết thứ 07/16 thuộc chủ đề “Các bệnh nội nội tiết”

Tổng quan về bệnh võng mạc do tiểu đường

Bệnh mắt do tiểu đường là gì?

Bệnh mắt do tiểu đường là một nhóm các vấn đề về mắt mà người tiểu đường có thể mắc phải như là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Tất cả có thể gây mất thị lực nghiêm trọng hoặc thậm chí mù lòa.

Mặt cắt ngang của ổ mắt

Mặt cắt ngang của ổ mắt

Bệnh về mắt do tiểu đường bao gồm:

  • Bệnh võng mạc do tiểu đường: tổn thương các mạch máu ở võng mạc.
  • Đục thủy tinh thể: thuỷ tinh thể của mắt bị đục. Những người bị bệnh tiểu đường bắt đầu bị đục thủy tinh thể ở độ tuổi nhỏ hơn so với người không bị bệnh.
  • Tăng nhãn áp (Glaucoma): tăng áp lực chất dịch bên trong mắt. Dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và mất thị lực. Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp gấp đôi người không bị bệnh.

Bệnh võng mạc do tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc do tiểu đường là bệnh về mắt do tiểu đường thường gặp nhất. Và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người Mỹ trưởng thành. Bệnh gây ra bởi những thay đổi trong các mạch máu của võng mạc.

Ở một số bệnh nhân bị bệnh võng mạc do tiểu đường, các mạch máu có thể sưng lên và bị rò rỉ chất dịch. Ở những bệnh nhân khác, các mạch máu mới bất thường có thể phát triển trên bề mặt của võng mạc. Võng mạc là vùng mô nhạy sáng ở mặt sau của cầu mắt. Một võng mạc khỏe mạnh cần thiết cho một thị lực tốt.

Nếu bạn mắc bệnh võng mạc do tiểu đường. Lúc đầu bạn có thể không nhận thấy những thay đổi về thị lực của bạn. Nhưng theo thời gian, bệnh võng mạc do tiểu đường có thể trở nên xấu đi và gây mất thị lực. Bệnh võng mạc do tiểu đường thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Các giai đoạn của bệnh võng mạc do tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc do tiểu đường có bốn giai đoạn:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh mức độ nhẹ (Mild nonproliferative retinopathy). Ở giai đoạn sớm nhất này, phình vi mạch (microaneurysm) xảy ra. Chúng là những chỗ sưng nhỏ như quả bóng trong các vi mạch máu của võng mạc.
  • Bệnh võng mạc không tăng sinh mức độ trung bình (Moderate nonproliferative retinopathy). Khi bệnh tiến triển, một số mạch máu nuôi dưỡng võng mạc bị tắc nghẽn
  • Bệnh võng mạc không tăng sinh mức độ nặng (Severe nonproliferative retinopathy). Nhiều mạch máu hơn bị tắc nghẽn, làm một số vùng của võng mạc không còn nguồn cung cấp máu. Những khu vực này của võng mạc gửi tín hiệu cho cơ thể để phát triển các mạch máu mới cung cấp dinh dưỡng cho chúng.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh (Proliferative retinopathy). Ở giai đoạn bệnh nghiêm trọng này, các tín hiệu để tăng sinh dưỡng chất gửi bởi võng mạc kích hoạt sự tăng trưởng của các mạch máu mới. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc tăng sinh. Những mạch máu mới bất thường và mong manh. Chúng phát triển dọc võng mạc và dọc theo bề mặt của lớp gel thủy tinh nội dịch bên trong mắt. Bản thân những mạch máu này không gây triệu chứng hoặc mất thị lực. Tuy nhiên, chúng có lớp màng mỏng và mong manh. Nếu chúng bị rò rỉ máu sẽ gây giảm thị lực trầm trọng và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Bệnh võng mạc do tiểu đường gây mất thị lực như thế nào?

Các mạch máu bị hư hỏng vì bệnh võng mạc do tiểu đường có thể gây mất thị lực theo hai cách:

  • Các mạch máu bất thường, mong manh có thể phát triển và rò rỉ máu vào trung tâm của mắt, làm mờ tầm nhìn. Đây là bệnh võng mạc tăng sinh, là giai đoạn thứ tư và nghiêm trọng nhất của bệnh.
  • Chất dịch có thể rò rỉ vào trung tâm của điểm vàng, bộ phận của mắt nơi tầm nhìn sắc nét, thẳng về phía trước được tạo ra. Các chất dịch làm cho điểm vàng sưng lên, làm mờ tầm nhìn. Tình trạng này được gọi là phù hoàng điểm. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc do tiểu đường. Mặc dù nó có nhiều khả năng xảy ra hơn khi bệnh tiến triển. Khoảng một nửa số người bị bệnh võng mạc tăng sinh bị phù hoàng điểm.

Mắt có tầm nhìn bình thường

Tầm nhìn bình thường

Bệnh võng mạc do tiểu đường

Cùng cảnh xem bởi một người bị bệnh võng mạc do tiểu đường

Ai là người có nguy cơ bị bệnh võng mạc do tiểu đường?

Tất cả những người bị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều có nguy cơ. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người bị tiểu đường đều nên được khám mắt toàn diện. Bằng phương pháp giãn đồng tử ít nhất mỗi năm một lần. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường càng lâu càng có nhiều nguy cơ bị bệnh võng mạc do tiểu đường. Khoảng 40-45% người Mỹ bị bệnh tiểu đường được chẩn đoán mắc bệnh võng mạc do tiểu đường. Nếu bạn có bệnh võng mạc do tiểu đường. Bác sĩ có thể đề nghị cách điều trị để giúp bệnh không tiến triển.

Bệnh võng mạc do tiểu đường có thể gây ảnh hưởng xấu tới những phụ nữ có bệnh tiểu đường khi đang mang thai. Để bảo vệ thị lực, phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường cần kiểm tra mắt toàn diện bằng phương pháp giãn đồng tử càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể đề nghị bạn làm các kiểm tra bổ sung trong quá trình mang thai của bạn.

Tôi có thể làm gì để bảo vệ thị lực của tôi?

Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên khám mắt toàn diện bằng phương pháp giãn đồng tử ít nhất mỗi năm một lần và nhớ rằng:

  • Bệnh võng mạc tăng sinh có thể phát triển mà không có triệu chứng. Ở giai đoạn bệnh này, bạn có nguy cơ cao bị mất thị lực.
  • Phù hoàng điểm có thể phát triển mà không gây triệu chứng nào trong suốt bốn giai đoạn của bệnh võng mạc do tiểu đường.
  • Bạn có thể phát triển cả bệnh võng mạc tăng sinh và phù hoàng điểm và vẫn thấy tốt. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ cao bị mất thị lực.
  • Bác sĩ mắt của bạn có thể cho bạn biết bạn có bị phù hoàng điểm hay không hay đang ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc do tiểu đường. Cho dù bạn có hay không có triệu chứng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa mất thị lực.

Nếu bạn có bệnh võng mạc do tiểu đường. Bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn. Những người bị bệnh võng mạc tăng sinh có thể giảm 95% nguy cơ mù lòa. Nếu được điều trị kịp thời và theo dõi chăm sóc thích hợp.

Nghiên cứu DCCT (thử nghiệm kiểm soát tiểu đường và biến chứng) cho thấy kiểm soát tốt lượng đường trong máu làm chậm sự phát bệnh và tiến triển của bệnh võng mạc. Người bệnh tiểu đường giữ được lượng đường huyết càng gần giá trị bình thường. Ít bị mắc bệnh thận và thần kinh do tiểu đường . Kiểm soát bệnh tốt cũng làm giảm khả năng phải phẫu thuật laser để bảo vệ thị lực. Mức độ kiểm soát đường huyết này có thể không phải là phương pháp tốt nhất cho tất cả mọi người. Bao gồm một số bệnh nhân cao tuổi, trẻ em dưới 13 tuổi, hoặc những người bị bệnh tim. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem mức độ kiểm soát đường huyết như vậy có phù hợp với bạn hay không.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc kiểm soát huyết áp cao và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mất thị lực. Kiểm soát các yếu tố này tốt cho sức khỏe cũng như giúp bảo vệ thị lực của bạn.

Triệu chứng và phát hiện bệnh

Bệnh võng mạc do tiểu đường có triệu chứng nào không?

Thường không có triệu chứng và cũng không có bất kỳ đau đớn nào trong giai đoạn sớm của bệnh. Đừng đợi đến khi có triệu chứng. Hãy chắc chắn rằng bạn khám mắt toàn diện bằng phương pháp giãn đồng tử ít nhất mỗi năm một lần.

Mờ mắt có thể xảy ra khi hoàng điểm. Một bộ phận của võng mạc chịu trách nhiệm về độ sắc nét của trung tâm thị giác – bị phình do rò rỉ chất dịch. Tình trạng này được gọi là phù hoàng điểm.

Nếu có các mạch máu mới phát triển trên bề mặt của võng mạc. Chúng có thể gây chảy máu trong mắt và chắn tầm nhìn.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tăng sinh nếu xảy ra chảy máu là gì?

Lúc đầu, bạn sẽ thấy một vài đốm hoặc vết máu “lơ lửng” trong tầm nhìn của bạn. Nếu đốm máu xuất hiện, hãy đi khám chuyên viên chăm sóc mắt càng sớm càng tốt. Bạn có thể cần được điều trị trước khi bị chảy máu nghiêm trọng hơn. Xuất huyết có xu hướng xảy ra nhiều lần, thường là trong khi ngủ.

Đôi khi, không cần điều trị, những đốm máu vẫn biến mất, và bạn sẽ nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, chảy máu có thể tái xuất hiện và gây mờ mắt nghiêm trọng. Bạn cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ mắt khi bị mờ mắt lần đầu tiên, trước khi xảy ra chảy máu nhiều hơn.

Nếu không chữa trị, bệnh võng mạc tăng sinh có thể gây mất thị lực trầm trọng và thậm chí mù lòa. Ngoài ra, điều trị càng sớm thì càng có nhiều khả năng điều trị hiệu quả.

Làm thế nào phát hiện bệnh võng mạc do tiểu đường và phù hoàng điểm?

Bệnh võng mạc do tiểu đường và phù hoàng điểm có thể được phát hiện trong kỳ kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:

1. Kiểm tra thị lực: Biện pháp kiểm tra mắt dùng biểu đồ này đo khả năng nhìn của bạn ở khoảng cách khác nhau.
2. Khám mắt bằng phương pháp giãn đồng tử. Thuốc giọt được nhỏ vào mắt bạn để làm giãn đồng tử. Điều này giúp các bác sĩ mắt có thể xem chi tiết bên trong đôi mắt của bạn để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sử dụng một kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác. Để phát hiện các dấu hiệu tổn thương và các vấn đề khác về mắt. Sau khi khám mắt, tầm nhìn gần của bạn có thể vẫn bị mờ trong vài giờ.
3. Đo nhãn áp (Tonometry): Phương pháp này dùng một dụng cụ để đo áp suất bên trong mắt. Thuốc gây tê có thể được nhỏ vào mắt của bạn trước khi đo nhãn áp.

Bác sĩ mắt kiểm tra võng mạc của bạn để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh, bao gồm:

  • Rò rỉ mạch máu.
  • Sưng võng mạc (phù hoàng điểm)
  • Các đốm nhạt màu trên võng mạc – dấu hiệu rò rỉ mạch máu
  • Mô thần kinh bị tổn thương.
  • Bất kỳ thay đổi nào của các mạch máu

Nếu bác sĩ mắt của bạn nghĩ rằng bạn cần điều trị phù hoàng điểm. Bác sĩ có thể đề nghị chụp võng mạc huỳnh quang (fluorescein angiogram). Trong xét nghiệm này, một loại thuốc huỳnh quang đặc biệt được tiêm vào cánh tay của bạn. Sau đó sẽ tiến hành chụp ảnh khi thuốc nhuộm đi qua các mạch máu ở võng mạc. Xét nghiệm này giúp các bác sĩ mắt xác định bất kỳ mạch máu bị rò rỉ nào và đề nghị biện pháp điều trị.

Điều trị

Bệnh võng mạc do tiểu đường được điều trị như thế nào?

Trong ba giai đoạn đầu của bệnh võng mạc do tiểu đường. Bạn không cần điều trị, trừ khi bạn bị phù hoàng điểm. Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh võng mạc do tiểu đường. Người bị tiểu đường nên kiểm soát đường huyết, huyết áp và cholesterol trong máu.

Bệnh võng mạc tăng sinh được điều trị bằng phẫu thuật laser. Biện pháp này được gọi là điều trị bằng laser phân tán toàn võng mạc (scatter laser). Điều trị bằng laser phân tán giúp làm các mạch máu bất thường teo nhỏ lại. Bác sĩ thực hiện đốt laser 1.000 đến 2.000 điểm nhỏ trong vùng võng mạc xa điểm vàng, làm thu nhỏ các mạch máu bất thường. Vì cần  đốt một lượng lớn điểm bằng tia laser, thường phải làm hai hoặc nhiều đợt để hoàn thành điều trị. Mặc dù bạn có thể bị giảm tầm nhìn ngoại biên, điều trị bằng laser phân tán có thể cứu vãn phần còn lại của thị giác. Điều trị bằng laser phân tán có thể làm giảm nhẹ khả năng nhìn màu của bạn và tầm nhìn ban đêm.

Điều trị bằng laser phân tán có hiệu quả tốt hơn nếu thực hiện trước khi các mạch máu mới bắt đầu chảy máu. Đó là lý do tại sao phải có thường xuyên khám mắt toàn diện bằng phương pháp giãn đồng tử. Ngay cả khi bắt đầu chảy máu, điều trị bằng laser phân tán có thể vẫn còn có hiệu quả, tùy thuộc vào lượng máu chảy ra.

Nếu chảy máu nặng, bạn có thể cần một thủ tục phẫu thuật được gọi là vitrectomy (phẫu thuật cắt pha lê thể). Trong phẫu thuật vitrectomy, máu từ trung tâm của mắt được loại bỏ.

Làm thế nào để điều trị phù hoàng điểm?

Phù hoàng điểm được điều trị bằng phẫu thuật laser. Thủ tục này được gọi là điều trị bằng laser khu trú (focal laser treatment). Bác sĩ của bạn chiếu laser tối đa vài trăm vết đốt nhỏ trong vùng rò rỉ của võng mạc xung quanh điểm vàng. Những vết đốt làm chậm sự rò rỉ của chất dịch và giảm lượng chất dịch trong võng mạc. Phẫu thuật thường được hoàn thành trong một đợt điều trị. Tuy nhiên, đôi khi vẫn cần phải tiếp tục điều trị.

Một bệnh nhân có thể cần phải phẫu thuật bằng laser khu trú nhiều hơn một lần để kiểm soát chất dịch bị rò rỉ. Nếu bạn bị phù hoàng điểm ở cả hai mắt và cần phải phẫu thuật laser. Thường chỉ có một mắt được điều trị mỗi lần, và các lần điều trị thường là cách nhau nhiều tuần.

Điều trị bằng laser khu trú giúp ổn định tầm nhìn. Trong thực tế, điều trị bằng laser khu trú làm giảm 50% nguy cơ mất thị lực. Trong một số ít trường hợp, nếu đã bị mất thị lực thì thị lực vẫn có thể được cải thiện. Hãy liên hệ chuyên gia chăm sóc mắt của bạn nếu bạn bị mất thị lực.

Nghiên cứu của Việt Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (NEI – National Eye Institute) cho thấy rằng điều trị phù hoàng điểm kịp thời bằng thuốc Lucentis, có hoặc không có kết hợp điều trị laser, cải thiện thị lực tốt hơn so với chỉ điều trị laser hoặc tiêm steroid. Khi được tiêm vào mắt, Lucentis và hai loại thuốc tương tự khác là Avastin hoặc Aylea giúp giảm rò rỉ chất dịch và ngăn sự phát triển của các mạch máu mới trong võng mạc. NEI đang tài trợ cho một nghiên cứu so sánh hiệu quả của ba loại thuốc này. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ giúp bạn quyết định phương pháp điều trị nào là tốt nhất cho bạn.

Điều gì xảy ra trong quá trình điều trị laser?

Cả hai phương pháp điều trị laser phân tán và khu trú đều được thực hiện tại văn phòng hoặc phòng khám mắt của bác sĩ. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm giãn đồng tử của bạn và nhỏ thuốc để làm tê mắt. Vùng phía sau mắt của bạn cũng có thể được gây tê để giảm sự khó chịu.

Ánh sáng trong văn phòng sẽ được chỉnh mờ. Khi bạn ngồi đối diện với máy laser, bác sĩ sẽ hướng một ống kính đặc biệt vào mắt của bạn. Trong bước này, bạn có thể nhìn thấy ánh chớp. Những chớp sáng này sau một lúc có thể tạo một chút khó chịu.

Bạn sẽ cần một ai đó đưa bạn về nhà sau khi phẫu thuật. Bởi vì đồng tử của bạn vẫn còn giãn trong vòng vài giờ sau đó. Bạn nên mang theo một cặp kính mát để đeo.

Thời gian còn lại trong ngày sau điều trị, tầm nhìn của bạn có thể vẫn còn hơi mờ. Nếu mắt bạn bị đau, bác sĩ có thể đề nghị cách chữa trị cho bạn.

Phẫu thuật laser và việc theo dõi chăm sóc thích hợp có thể làm giảm 90% nguy cơ mù lòa. Tuy nhiên, phẫu thuật laser thường không thể phục hồi lại thị lực đã mất. Cho nên việc chẩn đoán sớm bệnh võng mạc do tiểu đường là cách tốt nhất để ngăn ngừa mất thị lực.

Phẫu thuật vitrectomy (cắt pha lên thể) là gì?

Nếu bạn có rất nhiều máu ở trung tâm của mắt (gel pha lê  tinh). Bạn có thể cần phẫu thuật vitrectomy để phục hồi thị lực. Nếu bạn cần phẫu thuật vitrectomy ở cả hai mắt, các lần phẫu thuật thường cách nhau nhiều tuần.

Phẫu thuật vitrectomy được thực hiện dưới dạng gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Bác sĩ rạch một vết rất nhỏ trong mắt của bạn. Tiếp theo, bác sĩ dùng một dụng cụ nhỏ. Để loại bỏ vùng pha lê thể chứa máu và thay thế gel này bằng một loại dung dịch muối. Bởi vì pha lê thể chủ yếu là nước. Bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt giữa dung dịch muối và pha lê thể ban đầu.

Bạn có thể trở về nhà sau khi phẫu thuật vitrectomy. Một số người ở lại bệnh viện qua đêm. Mắt của bạn sẽ có màu đỏ và nhạy cảm. Bạn cần phải đeo miếng che mắt vài ngày hoặc vài tuần để bảo vệ mắt và cần phải nhỏ thuốc để chống nhiễm trùng.

Điều trị bằng laser tán xạ và vitrectomy có hiệu quả trong việc điều trị bệnh võng mạc tăng sinh hay không?

Có. Cả hai phương pháp điều trị đều rất hiệu quả trong việc giảm tình trạng mất thị lực. Những người bị bệnh võng mạc tăng sinh chỉ có dưới năm phần trăm khả năng bị mù. Trong vòng năm năm kể từ khi họ được điều trị kịp thời và thích hợp. Mặc dù cả hai phương pháp điều trị có tỷ lệ thành công cao. Chúng không chữa được bệnh võng mạc do tiểu đường.

Khi bạn bị bệnh võng mạc tăng sinh, bạn sẽ luôn có nguy cơ chảy máu trở lại. Bạn có thể cần phải điều trị nhiều lần để bảo vệ thị lực của mình.

Tôi có thể làm gì nếu tôi đã bị mất một phần thị lực từ bệnh võng mạc do tiểu đường?

Nếu bạn đã mất đi một phần thị lực từ bệnh võng mạc do tiểu đường. Hãy hỏi bác sĩ mắt về các dịch vụ và  thiết bị có thể hỗ trợ người với  thị lực kém để giúp bạn tận dụng tối đa phần thị lực còn lại. Xin thư giới thiệu đến một chuyên gia về thị lực kém. Nhiều tổ chức cộng đồng có hỗ trợ thông tin tư vấn về thị lực kém, đào tạo và cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho những người bị khiếm thị. Trường đại học y dược địa phương hoặc trung tâm mắt. Có thể cung cấp các dịch vụ về thị lực kém.

Nghiên cứu hiện tại

Những nghiên cứu gì đang được thực hiện?

Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ (NEI) đang tiến hành và hỗ trợ các nghiên cứu tìm kiếm biện pháp tốt hơn. Để phát hiện, điều trị và ngăn ngừa mất thị lực ở những người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu này được tiến hành thông qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu lâm sàng với bệnh nhân.

Ví dụ, các nhà khoa học đang nghiên cứu loại thuốc. Có thể ngăn chặn việc truyền tín hiệu từ võng mạc đến cơ thể để phát triển các mạch máu mới. Một ngày nào đó, những loại thuốc này có thể giúp mọi người kiểm soát bệnh lý võng mạc do tiểu đường và giảm nhu cầu phẫu thuật laser.

Tài liệu tham khảo

https://www.nei.nih.gov/health/diabetic/retinopathy

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích