menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Giữ bàn chân khỏe mạnh

user

Ngày:

16/06/2015

user

Lượt xem:

18

Bài viết thứ 06/16 thuộc chủ đề “Các bệnh nội nội tiết”

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đôi chân của tôi như thế nào?

Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh và giảm lưu thông máu. Từ đó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về chân.

Tổn thương thần kinh

Dây thần kinh bị tổn thương có thể ngừng truyền tín hiệu, gửi tín hiệu quá chậm hay sai thời điểm. Tổn thương thần kinh có thể làm bạn mất cảm giác ở bàn chân. Ví dụ như bạn có thể không cảm thấy đau, nóng, hoặc lạnh ở chân và bàn chân. Bạn có thể không cảm thấy một viên sỏi bên trong vớ khi nó làm tổn thương bạn. Hay không cảm thấy vết phồng rộp do giày không vừa chân.

Vết thương trên chân của bạn có thể bị nhiễm trùng. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao. Glucose thừa ra sẽ được cung cấp cho vùng nhiễm trùng ở các vết thương và nhiễm trùng sẽ nặng hơn. Tổn thương thần kinh cũng có thể gây đau đớn và dẫn đến biến dạng bàn chân. Hoặc gây thay đổi cơ bắp, xương, và hình dạng bàn chân của bạn.

Lưu lượng máu kém

Lưu lượng máu kém có nghĩa là không đủ máu thông qua các mạch máu đến chân và bàn chân của bạn. Lưu lượng máu kém làm cho vết lở hoặc vết nhiễm trùng khó lành. Tình trạng này được gọi là bệnh động mạch ngoại biên, còn gọi là PAD (peripheral artery disease).

Đôi khi, một vết nhiễm trùng nặng không bao giờ lành. Các vết nhiễm trùng còn có thể gây hoại tử. Nếu bạn bị hoại tử, da và các mô xung quanh vết lở sẽ chết. Vùng cơ này sẽ trở nên đen và có mùi hôi.

Mạch máu dây thần kinh ở chân
Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh và máu lưu thông kém. Từ đó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về chân

Quan tâm kịp thời đến bất kỳ chỗ lở hoặc nhiễm trùng nào trên ngón chân hoặc bàn chân có thể ngăn ngừa hoại tử. Bác sĩ có thể quyết định cắt bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm để xem tình trạng máu lưu thông đến chân và bàn chân của bạn như thế nào. Đôi khi, bác sĩ có thể làm thông các mạch máu bị nghẽn để làm tăng lưu lượng máu.

Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả, hoặc nếu bạn bị đau nhiều hoặc nhiễm trùng nặng. Bác sĩ có thể phải thực hiện phẫu thuật đoạn chi – cắt bỏ một phần cơ thể như ngón chân, bàn chân, hoặc một phần chân của bạn. Một bác sĩ ngoại khoa sẽ tiến hành ca phẫu thuật này trong bệnh viện. Bạn sẽ được gây mê và ngủ trong suốt ca phẫu thuật.

Những vấn đề  nào là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau hoặc nhiễm trùng ở chân ?

Nếu bạn bị tiểu đường, các bệnh về chân phổ biến dưới đây có thể dẫn đến đau hoặc nhiễm trùng khiến việc đi bộ khó khăn. Nếu bạn có một trong những bệnh này. Hãy đảm bảo rằng bạn được bác sĩ điều trị kịp thời.

Cục chai (corn) và da chai (callus)

Cục chai và da chai là vùng da bị sừng hóa nên dày lên.

Cục chai và da chai ở ngón chân

Cục chai và da chai được tạo thành do có quá nhiều cọ xát hoặc áp lực lên cùng một chỗ. Chúng thường xuất hiện nơi ngón chân cái và ngón chân trỏ chồng lên nhau. (ví dụ khi mang giày quá chật), ở ngón út, hoặc lòng bàn chân.

Bạn có thể nhẹ nhàng chà xát đá bọt trên cục chai hoặc da chai sau khi tắm để làm nó nhỏ lại. Đá bọt là một loại đá dùng để làm mịn da. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách tốt nhất để trị cục chai hoặc da chai.

Nếu bị nhiễm trùng ở cục chai hoặc da chai, bác sĩ của bạn có thể cần phải loại bỏ mô bị nhiễm và cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Phồng rộp (Blister)

Phồng rộp là những vùng da bị phồng lên và chứa đầy dịch.

Phồng rộp ở bàn chân

Phồng rộp có thể hình thành nếu giày của bạn luôn cọ xát vào cùng một điểm trên bàn chân của bạn.

Mang giày không vừa hoặc mang giày không vớ cũng có thể gây ra phồng rộp.

Để ngăn ngừa phồng rộp, hãy nhớ mang vớ hoặc dán băng keo cá nhân lên chỗ bị cọ xát. Ngoài ra, nên mang giày vừa chân.

Che vết phồng rộp nhỏ bằng băng keo cá nhân, và che vết phồng rộp lớn bằng miếng gạc y tế được cố định bằng băng keo hoặc băng giấy. Bạn cũng có thể mua băng y tế dùng cho vết phồng rộp với các kích cỡ khác nhau tại hiệu thuốc.

Nếu chỗ phồng rộp bị nhiễm trùng. Bác sĩ có thể cần phải hút chất dịch từ chỗ phồng rộp và cho bạn dùng  thuốc kháng sinh.

Móng quặp (móng chân mọc ngược – ingrown toenails)

Móng quặp xảy ra khi rìa móng chân của bạn phát triển vào da.

Móng chân quặp mọc ngược

Móng quặp có thể hình thành nếu bạn đi giày quá chật hoặc cắt sâu vào góc móng khi bạn cắt móng chân.

Để ngăn ngừa móng chân mọc ngược, hãy mang giày vừa chân.

Nếu góc móng chân của bạn sắc cạnh, hãy dũa chúng với đồ dũa móng thay vì cắt móng chân.

Nếu bạn đi đến một tiệm làm chân tay để làm móng. Nhớ đảm bảo họ không cắt vào góc của móng chân của bạn. Đừng bao giờ tự trị móng quặp ở nhà. Bác sĩ có thể phải loại bỏ một phần móng chân của bạn để giúp nó lành lại hay giữ cho nó không mọc ngược trở lại vào da của bạn. Nếu chân bạn bị nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Bunion (biến dạng ngón chân cái)

Bunion là một vết sưng ở mặt bên của ngón chân cái. Khi vết sưng nghiêm trọng, nó có thể bao gồm  cả xương và chất dịch.

Sưng mặt bên của ngón chân cái.

Bunions hình thành khi ngón chân cái nghiêng về phía các ngón chân nhỏ. Giày cao gót, giày mũi nhọn, hoặc giày quá chật đều có thể gây ra bunion. Bunion thường bị di truyền trong gia đình.

Để ngăn chặn bunion, hãy mang giày vừa chân.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng miếng lót giày để giúp bunion không trở nặng và kê thuốc để giảm đau và sưng. Bạn có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ bunion nào gây đau thường xuyên.

Mụn cóc lòng bàn chân (Plantar warts)

Mụn cóc lòng bàn chân là khối u nhỏ cùng màu da ở lòng bàn chân của bạn. Đôi khi bạn có thể thấy những chấm đen nhỏ ở mụn cóc.

Mụn cóc lòng bàn chân

Mụn cóc lòng bàn chân gây ra bởi một loại virus xâm nhập vào bàn chân của bạn thông qua những vùng da hở. Mụn cóc có thể gây đau đớn và làm cho việc đi lại khó khăn.

Để ngăn ngừa mụn cóc lòng bàn chân lan rộng, tránh chạm vào mụn cóc và rửa tay sau khi chạm vào chúng.

Giữ chân của bạn sạch sẽ và khô ráo.

Tránh  đi chân đất trong khu vực công cộng.

Bác sĩ có thể loại bỏ mụn cóc lòng bàn chân với tiểu phẫu, điều trị laser, nitơ lỏng, hoặc dùng thuốc.

Biến dạng ngón chân hình búa (Ngón chân khoằm – Hammertoe)

Biến dạng ngón chân hình búa là tình trạng ngón chân bị cong xuống dưới.

Ngón chân bị cong xuống dưới, dạng hình búa, bị khoằm

Hammertoes hình thành khi một hoặc cả hai khớp ngón chân nhỏ (từ ngón chân trỏ đến ngón út) bị bẻ cong do cơ chân yếu. Tổn thương thần kinh do tiểu đường có thể gây ra tình trạng yếu cơ này.

Bạn có thể có vết lở ở lòng bàn chân và trên đỉnh của ngón chân là nơi có thể bị nhiễm trùng.

Hình dạng bàn chân của bạn có thể thay đổi.

Bạn có thể đi lại khó khăn và khó tìm giày phù hợp.

Tránh đi giày cao gót hay giày có mũi nhọn.

Bác sĩ có thể cho bạn một dụng cụ chỉnh hình để đặt trong giày của bạn. Thuốc có thể giúp giảm đau và sưng. Nếu ngón chân biến dạng của bạn trở nên khô cứng và gây đau đớn, hoặc nếu một vết loét hở miệng  đã hình thành. Bạn có thể cần phải phẫu thuật để sửa ngón chân.

Da khô và nứt nẻ

Da khô và nứt nẻ thường thô ráp, có vảy và bị bong tróc. Da của bạn có thể có màu xám nếu bạn có làn da tối. Da cũng có thể bị đỏ hoặc ngứa.

Da bàn chân khô và nứt nẻ, có vảy, bị bong tróc

Da khô và nứt có thể bị gây ra bởi glucose trong máu cao, tổn thương thần kinh, hoặc lưu lượng máu kém.

Các vết nứt là điều kiện cho nhiễm trùng bắt đầu.

Giữ bàn chân ẩm ướt với kem dưỡng da hoặc dầu bôi trơn.

Đừng ngâm chân của bạn bởi vì làn da của bạn có thể trở nên khô hơn.

Nếu bạn không thể điều trị da khô và nứt của bạn ở nhà, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cần được kê một toa thuốc mỡ hoặc kem.

Nấm da chân (Athlete’s foot)

Nấm da chân là một loại nấm gây ngứa, rát, đỏ, và nứt da.

Loại nấm này mọc ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân.

Nấm da chân gây ngứa, rát, đỏ và nứt da

Để ngăn chặn nấm da chân, hãy giữ cho đôi chân của bạn khô ráo.

Cố gắng không mang cùng một đôi giày mọi lúc mọi nơi. Cố gắng mang vớ có tính thông thoáng như vớ cotton hoặc len.

Mang giày không thấm nước hoặc dép lào ở các vòi tắm công cộng.

Nếu bạn đi đến một salon làm móng chân. Hãy đảm bảo các dụng cụ được khử trùng hoặc mang theo dụng cụ của riêng bạn.

Hãy khám bác sĩ để biết chắc rằng bạn bị nấm da chân khi có nghi ngờ. Bạn có thể mua thuốc xịt và kem để điều trị nấm tại nhà thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê thuốc uống liều mạnh hơn cho bạn.

Nhiễm nấm

Nhiễm nấm móng chân làm cho móng chân dày, khó cắt, và xuất hiện màu vàng, xanh lá cây, nâu, hoặc màu đen. Móng cũng có thể bị rơi ra.

Nhiễm nấm móng chân

Cố gắng không mang cùng một đôi giày mọi lúc mọi nơi. Cố gắng mang vớ có tính thông thoáng như vớ cotton hoặc len.

Mang giày không thấm nước hoặc dép lào ở các vòi tắm công cộng.

Nếu bạn đi đến một salon làm móng chân. Hãy đảm bảo các dụng cụ được khử trùng hoặc mang theo dụng cụ của riêng bạn.

Hãy khám bác sĩ để biết chắc rằng móng chân bạn bị nhiễm nấm khi có nghi ngờ. Bác sĩ có thể kê thuốc uống để điều trị. Đôi khi, bác sĩ có thể loại bỏ móng bằng phẫu thuật hay phương pháp hóa học, hoặc điều trị bằng laser. Một chùm tia laser có thể đi sâu vào mô móng chân và giết chết nấm. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đang nghiên cứu hiệu quả của phương pháp điều trị này.

Các dấu hiệu của nhiễm trùng bàn chân bao gồm:

  • Mủ
  • Đỏ tấy
  • Đau ngày càng tăng
  • Da nóng/ấm

Hãy gọi điện thoại hoặc đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu kể trên.

Làm thế nào tiểu đường có thể thay đổi hình dạng của bàn chân của tôi?

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những thay đổi trong hình dạng của bàn chân. Các dây thần kinh bị tổn thương không thể gửi tín hiệu vận động đến các cơ bắp chân của bạn. Cơ bắp chân của bạn trở nên yếu và thiếu cân bằng. Các xương bàn chân và ngón chân của bạn có thể bị dịch chuyển.

Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường cũng gây Charcot chân. Còn gọi là bệnh khớp do thần kinh (neuropathy arthropathy). Một loại bệnh mà các khớp xương và mô mềm ở chân bị phá hủy.

Trong giai đoạn đầu của Charcot chân, khớp xương trở nên cứng và tích lũy chất dịch. Tình trạng bệnh có thể nhanh chóng xấu đi. Xương của bạn có thể trượt ra khỏi vị trí, làm cho bàn chân bị biến dạng.

Bạn có thể không cảm thấy đau. Vì vậy bạn có thể tiếp tục bước đi trên bàn chân của bạn, làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn. Bạn có thể làm tổn thương và hư hại các khớp xương hoặc gãy xương ở bàn chân của bạn mà không hề hay biết.

Các triệu chứng của Charcot chân xuất hiện một cách nhanh chóng và bao gồm:

  • da ấm, đỏ
  • sưng tấy
  • đau

Đầu tiên, bác sĩ có thể điều trị Charcot chân bằng cách nẹp chân của bạn và yêu cầu bạn chỉ đi bộ khi dùng nạng hoặc ngồi xe lăn. Bạn có thể cần phải làm phẫu thuật để chỉnh sửa vị trí của xương.

Chân sưng lớn (Charcot chân)

Charcot chân

Làm thế nào những đôi giày đặc biệt hoặc miếng chèn giày có thể giúp đôi chân của tôi?

Giày đặc biệt hoặc miếng chèn giày có thể được làm ra để khít nhẹ nhàng quanh chân và bảo vệ bàn chân đau hoặc bàn chân đã bị thay đổi hình dạng. Một vài chương trình bảo hiểm sức khỏe có thể trả tiền cho những đôi giày hoặc miếng chèn giày này. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem bảo hiểm của bạn có trả cho những chi phí này không nhé!

Bao lâu tôi nên khám bàn chân một lần?

Hãy đi khám bác sĩ ít nhất mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có vấn đề về chân. Khi khám bệnh, bác sĩ của bạn sẽ:

  • Kiểm tra xem chân của bạn có dấu hiệu bệnh nào không. Đặc biệt là nếu bạn bị tổn thương thần kinh
  • Kiểm tra cảm giác ở bàn chân của bạn
  • Kiểm tra máu chảy xuống chân và bàn chân có tốt không
  • Chỉ cho bạn cách chăm sóc đôi chân của bạn
  • Quyết định xem có cần dùng giày đặc biệt hoặc miếng chèn giày. Để giúp bàn chân của bạn khỏe mạnh hay không
  • Cắt móng chân của bạn nếu bạn không thể tự cắt

Hãy giúp các bác sĩ trong lúc khám bệnh. Bắt đầu buổi khám bệnh bằng cách cởi giày và vớ của bạn. Nói cho bác sĩ biết tất cả vấn đề về chân bạn đang có. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chuyển bạn đến một bác sĩ chuyên về chân (podiatrist).

Khám bàn chân

Bắt đầu buổi khám bệnh bằng cách cởi giày và vớ của bạn

Hút thuốc ảnh hưởng đến bàn chân của tôi như thế nào?

Hút thuốc có thể làm hẹp và  gây xơ cứng các mạch máu vốn có nhiệm vụ nuôi dưỡng các dây thần kinh bằng oxy và chất dinh dưỡng. Tổn thương thần kinh và kém lưu thông máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về chân.

Hút thuốc và bệnh tiểu đường là một sự kết hợp nguy hiểm. Hút thuốc làm tăng nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe do tiểu đường. Nếu bạn bỏ hút thuốc lá,

  • bạn sẽ giảm nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, bệnh thần kinh, bệnh thận, và phẫu thuật cắt bỏ một bộ phận cơ thể
  • nồng độ cholesterol và huyết áp có thể được cải thiện
  • máu lưu thông tốt hơn

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ hút thuốc. Hãy yêu cầu được giúp đỡ khi bạn muốn cai thuốc.

Bỏ hút thuốc

Làm thế nào để tôi có thể giữ bàn chân khỏe mạnh?

Bạn có thể giữ bàn chân khỏe mạnh bằng các bước sau:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy tìm sự giúp đỡ  để cai thuốc.
  • Đi khám bác sĩ ít nhất mỗi năm một lần để kiếm tra chân, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có vấn đề về chân. Nhờ bác sĩ kiểm tra cảm giác ở bàn chân và tình hình máu lưu thông đến chân của bạn.
  • Giữ chỉ số đường huyết của bạn càng gần với mục tiêu của bạn càng tốt. Bác sĩ của bạn sẽ làm việc với bạn để thiết lập mục tiêu cho chỉ số đường huyết. Và chỉ bạn cách xử lý khi chỉ số của bạn quá cao hoặc quá thấp.
  • Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày. Xem có bị các vết cắt, vết loét, mụn nước, mẩn đỏ, vết chai, móng chân bị nhiễm, hoặc các vấn đề khác hay không. Bạn có thể có vấn đề về chân nghiêm trọng ngay cả khi bạn không cảm thấy đau. Việc kiểm tra chân hàng ngày càng quan trọng hơn nếu bạn bị tổn thương thần kinh hoặc lưu thông máu kém. Nếu bạn gặp khó khăn khi cúi xuống để nhìn bàn chân của mình. Hãy dùng một tấm gương để hỗ trợ.

Bạn cũng có thể yêu cầu một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè giúp đỡ. Gọi điện thoại hoặc đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì về chân.

Kiểm tra bàn chân mỗi ngày
Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày

  • Rửa chân mỗi ngày trong nước ấm, chứ không phải nước nóng. Kiểm tra nhiệt độ bằng khuỷu tay hoặc dùng nhiệt kế: 32-35 o C là an toàn. Đừng ngâm chân bởi vì làn da của bạn có thể bị khô. Lau khô chân của bạn. Nhớ lau khô kẻ giữa các ngón chân. Sử dụng bột talc hoặc bột bắp để giữ cho làn da giữa các ngón chân của bạn được khô.
  • Giữ cho làn da của bạn mềm mại và mịn màng. Xoa một lớp mỏng kem dưỡng da, kem, vaseline (chứa 100% petroleum jelly) trên bề mặt và lòng bàn chân sau khi bạn rửa sạch và lau khô. Đừng thoa vào giữa các ngón chân vì bạn có thể bị nhiễm trùng.
  • Làm mịn cục chai và da chai: Xoa nhẹ nhàng, chỉ theo một chiều, để tránh làm rách da của bạn. Không cắt bỏ cục chai và da chai. Không sử dụng lưỡi dao cạo, cao ngô, hoặc chất lỏng tẩy bỏ cục chai và da chai vì nó có thể gây hại cho làn da của bạn.

Làm mịn cục chai và da chai

  • Cắt móng chân của bạn mỗi tuần hoặc khi cần thiết. Nhờ bác sĩ cắt móng chân của bạn nếu

– bạn không thể nhìn rõ

– bạn không thể với tới chân của bạn

– móng chân của bạn dày hoặc màu vàng

– bạn có móng chân mọc ngược
Nếu bạn có thể nhìn thấy và với tới móng chân của bạn. Cắt tỉa chúng bằng đồ cắt móng tay sau khi rửa sạch và lau khô bàn chân của bạn. Cắt móng chân thẳng và làm mịn chúng với đồ giũa móng. Đừng cắt phạm vào góc của móng chân.

Cắt móng chân thẳng và làm mịn bằng đồ giũa móng
Cắt móng chân thẳng và làm mịn chúng với đồ giũa móng

  • Mang giày và vớ mọi lúc để bảo vệ đôi chân của bạn. Đừng đi chân đất, thậm chí ở trong nhà. Vì bạn dễ dàng giẫm vào một cái gì đó và làm tổn thương bàn chân. Luôn mang vớ ngắn, vớ dài hoặc nylon khi mang giày để giúp ngăn ngừa phồng rộp và loét. Chọn vớ sạch, đệm nhẹ và vừa chân. Vớ ngắn không có đường may là tốt nhất. Đừng mang vớ ngắn hoặc vớ cao tới đầu gối mà quá chật chân. Kiểm tra bên trong đôi giày trước khi bạn mang chúng vào để đảm bảo chúng không có cạnh sắc hoặc vật lạ bên trong và các lớp lót mịn.

Kiểm tra bên trong đôi giày trước khi mang vào
Kiểm tra bên trong đôi giày của bạn trước khi bạn mang chúng vào

  • Mang giày vừa chân. Giày vừa chân cũng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về chân. Nên mua giày vào cuối ngày vì bàn chân của bạn lúc đó sẽ to hơn. Bàn chân có xu hướng to ra trong ngày. Khi mua giày, hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy dễ chịu ngay từ đầu và các ngón chân không bị chật quá. Không mua giày có mũi nhọn hoặc giày cao gót vì chúng tạo quá nhiều áp lực lên các ngón chân của bạn. Tránh mang giày hở mũi hay sandal. Giày thể thao hoặc giày đi bộ phù hợp cho việc đi lại hàng ngày. Chúng hỗ trợ bàn chân và có không khí lưu thông bên trong giày. Không bao giờ mang giày vinyl hoặc nhựa bởi vì chúng không co dãn và không có không khí lưu thông bên trong giày. Xỏ chân vào giày chậm rãi. Chỉ mang giày mới 1-2 giờ mỗi ngày trong vài tuần đầu tiên.

Mang giày vừa chân

  • Bảo vệ đôi chân của bạn khỏi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Nên mang giày trên vỉa hè nóng hay tại bãi biển. Thoa kem chống nắng lên mặt trên bàn chân để ngăn ngừa cháy nắng. Giữ chân bạn cách xa lò sưởi hoặc đám lửa. Không đặt chai nước nóng hoặc miếng đệm giữ nhiệt lên bàn chân của bạn. Mang vớ vào ban đêm nếu bàn chân của bạn bị lạnh. Vào mùa đông, mang giày có miếng lót để giữ cho đôi chân ấm áp. Kiểm tra bàn chân của bạn thường xuyên trong thời tiết lạnh để ngăn ngừa bị tê cóng.

Mang giày đi trên vỉa hè nóng hay bãi biển
Mang giày trên vỉa hè nóng hay tại bãi biển

  • Giữ cho máu chảy tới bàn chân. Đặt bàn chân lên cao khi bạn đang ngồi. Ngọ nguậy ngón chân của bạn khoảng 5 phút hai hoặc ba lần một ngày. Di chuyển mắt cá chân lên xuống, trái phải để cải thiện lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Đừng bắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài.
  • Chọn các hoạt động thể chất không tạo nhiều sức ép lên đôi chân. Đi bộ nhanh, nhảy múa, bơi lội, và đi xe đạp là hình thức hoạt động thể chất tốt mà không tạo nhiều sức ép lên bàn chân. Tránh các hoạt động tạo nhiều sức ép trên chân. Như chạy và nhảy cao. Mang giày thể thao vừa chân và hỗ trợ chân tốt.

Hai người phụ nữ đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh là hoạt động thể chất tốt không tạo sức ép trên bàn chân

Tài liệu tham khảo

http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/Diabetes/prevent-diabetes-problems/Pages/index.aspx

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích