menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Tiêu són và tình trạng táo bón ở trẻ em

user

Ngày:

29/09/2013

user

Lượt xem:

3185

Bài viết thứ 11/15 thuộc chủ đề “Triệu chứng bệnh Nhi khoa”

Nguyên nhân của tiêu són là gì?

Tiêu són là tình trạng trẻ đã được tập đi vệ sinh trước đó đột ngột đi són phân ra quần lót. Táo bón thường là nguyên nhân gây ra tiêu són. Thông thường, số lượng phân són ra ít và chỉ hơi làm vấy bẩn quần lót. Trong hầu hết các trường hợp, tiêu són xảy ra một cách không tự chủ, nghĩa là bé không cố ý làm bẩn quần của mình. Nếu tình trạng són phân xảy ra thường xuyên, mỗi ngày hoặc nhiều lần một ngày, bé cần phải được điều trị.

Các nguyên nhân khác của tiêu són bao gồm:

Có rất ít trẻ tiêu són do dị tật bẩm sinh.

Tiêu són và táo bón có liên quan với nhau như thế nào?

Táo bón có thể sinh ra các nhu động ruột gây đau hoặc bán tắc ruột. Nếu đi tiêu đau, bé có thể cố gắng nhịn đi tiêu, làm cho tình trạng táo bón nặng hơn. Ở những trẻ bị táo bón, những khối phân đã hình thành có tính chất mềm và lỏng có thể rỉ ra từ hậu môn (chỗ mở của trực tràng) xung quanh một khối phân bị mắc kẹt trong đoạn ruột thấp và gây tiêu són. Nguyên nhân là do khối lượng phân ứ đọng có thể quá lớn để có thể đi ra khỏi hậu môn. Phân loại này thường có mùi rất hôi.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em?

Táo bón có thể xảy ra nếu bé không ăn đủ các loại thực phẩm nhiều chất xơ, không uống đủ nước hoặc không vận động đủ. Nguyên nhân táo bón đa phần không thể tìm thấy. Đi tiêu đau có thể khiến bé bắt đầu nhịn đi tiêu, và việc nhịn đi tiêu dù có cảm giác muốn đi tiêu có thể dẫn đến táo bón. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể do bé sợ ở một mình trong nhà vệ sinh hay sợ nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, một số bé không đi tiêu chỉ vì không muốn phải dừng chơi để vào phòng nhà vệ sinh.

Bị bệnh khiến bé biếng ăn, ít hoạt động thể chất hoặc sốt cũng có thể dẫn đến táo bón và tiêu són. Vấn đề này có thể vẫn còn ngay cả sau khi bệnh đã hết.

Các triệu chứng của táo bón:

  • Phải rặn nhiều trong quá trình đi tiêu.
  • Đau bụng và đầy hơi.
  • Cáu kỉnh.
  • Mệt mỏi.
  • Không có cảm giác thỏa mãn giữa những lần đi tiêu.
  • Quấy khóc suốt ngày hoặc suốt đêm.
  • Cực kỳ miễn cưỡng khi phải vào nhà vệ sinh.

Tình trạng táo bón này có phải chỉ là tạm thời?

Tình trạng này có thể chỉ là tạm thời. Có thể nguyên nhân là do bé chưa có những kỹ năng cần thiết để sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bé vẫn tiêu són sau khoảng 3 tháng, tính từ lúc bé đã có thể tự sử dụng nhà vệ sinh để đi tiểu thì bạn cần phải giúp bé học cách sử dụng nhà vệ sinh để đi tiêu. Bạn có thể đưa bé đến bác sĩ để nhận thêm lời khuyên.

Tôi nên bắt đầu hướng dẫn cho bé sử dụng nhà vệ sinh để đi tiêu như thế nào?

Giữ một cuốn sổ “nhật ký đi vệ sinh”

Giữ một cuốn nhật ký ghi nhận lại bé đi tiêu khi nào, ở đâu và cách đi tiêu của bé như thế nào. Nó sẽ giúp bạn và bác sĩ thấy được quy luật trong thói quen đi tiêu của bé. Cố gắng ghi nhận tình trạng đi vệ sinh của bé ít nhất 1 tuần trước khi sang bước 2. Nếu bạn gửi bé đi nhà trẻ hoặc nhờ người khác giữ vào ban ngày, hãy yêu cầu giáo viên hoặc người giữ trẻ chú ý quy luật trong thói quen đi tiêu của bé giúp bạn. Ở phần cuối của tài liệu này có một mẫu “nhật ký đi vệ sinh”, bạn có thể in ra và sử dụng cho bước kế tiếp.

Tập cho bé làm quen với nhà vệ sinh

Bạn hãy chơi trong nhà vệ sinh cùng với bé để giúp bé thấy rằng đó không phải là một nơi tồi tệ. Cho bé thử ngồi trên bồn cầu trong vài phút dù vẫn đang mặc quần. Bạn có thể dùng thêm một chiếc ghế nhỏ để bé gác chân. Cho bé cầm theo quyển truyện, búp bê hoặc món đồ chơi bé thích trong thời gian ở nhà vệ sinh.

Đọc truyện, chơi và nói chuyện với bé khi cả 2 đang ở trong nhà vệ sinh cùng với nhau. Đừng mong đợi hoặc yêu cầu bé đi tiêu được trong nhà vệ sinh ngay. Hãy nhớ rằng, bé chỉ đang tập làm quen với việc ngồi trên bồn cầu. Bạn nên bắt đầu với một khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 giây) và từ từ tăng lên đến 5 phút. Chiếc đồng hồ đếm thời gian của nhà bếp có thể sử dụng để báo tín hiệu kết thúc khoảng thời gian “vui chơi trong nhà vệ sinh.” Chuyển sang bước 3 khi bé chịu ngồi trên bồn cầu 3-5 lần một ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Đảm bảo phân của bé mềm và thành khuôn

Hãy giảm các thực phẩm từ sữa và tăng cường thực phẩm có nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng của bé. Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung giàu chất xơ cho bé trong một thời gian ngắn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những thay đổi trong chế độ ăn uống của bé.

Lúc đầu, bé có thể đi tiêu són nhiều hơn. Hãy yêu cầu bé dọn sạch phân của mình nhưng không nên la mắng hay trừng phạt bé vì lỗi làm bẩn. Tức giận với bé chỉ làm cho việc tập đi nhà vệ sinh khó khăn hơn. Cố gắng giữ bình tĩnh và thoải mái khi bé tiêu són, nhờ vậy bé sẽ không cảm thấy có lỗi.

Quy định thời gian ngồi trên bồn cầu

Một khi bé đã có đường ruột khỏe mạnh và quen với việc ngồi trên bồn cầu, hãy cho bé ngồi trên bồn cầu đều đặn nhiều lần trong ngày. Ban đầu, thời gian ngồi khoảng 10 đến 20 phút sau mỗi bữa ăn và trong những khoảng thời gian bé vẫn thường đi tiêu. Bạn có thể biết được điều này từ cuốn “nhật ký đi vệ sinh.” Bé nên ngồi trong nhà vệ sinh ít nhất 3-5 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Thưởng cho bé sau mỗi lần đi tiêu trong nhà vệ sinh

Hãy thưởng cho bé trong lần đầu tiên bé đi tiêu được trong nhà vệ sinh. Phần thưởng có thể là những ngôi sao trên biểu đồ hoặc cho bé chơi những gì bé thích. Lúc đầu, bạn sẽ thưởng bé sau mỗi lần đi tiêu trong nhà vệ sinh. Sau đó, bạn sẽ thưởng bé sau vài lần đi tiêu. Bé sẽ quen với việc đi tiêu rất nhanh chóng. Cuối cùng, bạn có thể ngừng thưởng cho bé.

Tiếp theo, hãy dạy bé biết khi nào cần vào nhà vệ sinh. Dạy bé nói cho bạn biết mỗi khi bé muốn đi tiêu thay vì chờ bạn hỏi. Bé nên nói với cha mẹ trước khi sử dụng nhà vệ sinh để cha mẹ có thể giúp đỡ kịp thời khi bé cần.

Tiêu són và táo bón ở trẻ emĐiều trị tiêu són do táo bón như thế nào?

Nếu bé không đi tiêu trong 3 hoặc 4 ngày liên tiếp, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ tháo phần phân tích tụ trong đoạn ruột dưới của bé bằng cách thụt tháo hoặc dùng thuốc nhét hậu môn. Bác sĩ cũng có thể cho bé uống liều cao thuốc nhuận trường để bé tự đi tiêu ra.

Sau khi phân đã được tháo, điều quan trọng là phải chắc chắn rằng bé có thể đi tiêu dễ dàng. Đi tiêu dễ sẽ giúp ngăn ngừa phân tích tụ lại. Việc điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống của bé bao gồm uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, cho bé ngồi trên bồn cầu nhiều lần trong ngày và uống thuốc nhuận trường mỗi ngày để giúp làm mềm phân.

Nhật ký đi vệ sinh

Ngày Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian Thời gian
Thứ 2 (2/9/2013) 9:00
Tiêu, tiểu ra giường
12:00
Tập ngồi bồn cầu, tiểu trong nhà vệ sinh
14:00
Tiêu, tiểu trong quần

* Hướng dẫn

Mỗi khi bé đi tiêu hay đi tiểu, hãy:

  • Ghi ngày tháng trong cột đầu tiên.
  • Ghi thời gian bé đi tiêu tiểu trong các cột “Thời gian”.
  • Ghi nhận tình trạng đi tiêu, tiểu của bé.
  • Tiếp tục làm như vậy cho các ngày kế tiếp.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/toileting/stool-soiling-and-constipation-in-children.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích