menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Nội soi trung thất

user

Ngày:

26/07/2018

user

Lượt xem:

926

Bài viết thứ 02/05 thuộc chủ đề “Các thông tin khác về bệnh hô hấp”

Nội soi trung thất là phương pháp mổ xâm lấn tối thiểu bằng cách mở một đường vào ở ngực để có thể quan sát bên trong. Nhờ đó bác sĩ có thể sinh thiết (lấy mẫu bệnh phẩm) để làm các xét nghiệm chẩn đoán bổ trợ.

Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo chung. Cách thức và quy trình thực hiện có thể khác nhau ở các bệnh viện. Do đó, hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ sở y tế mà bạn đang khám chữa bệnh.

Nội soi trung thất là gì?

Nội soi trung thất là phương pháp mổ xâm lấn tối thiểu (tức là phẫu thuật với vết thương nhỏ, ít gây tổn hại tới cơ thể nhất) bằng cách mở một đường vào lồng ngực để có thể quan sát bên trong. Trung thất là một phần của lồng ngực bao gồm tim, thực quản, khí quản và các dây thần kinh. Nó cũng chứa các hạch bạch huyết và tuyến ức, là những cơ quan của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Nội soi trung thất được thực hiện bằng cách rạch một đường mổ rất nhỏ trên ngực, tạo thành lối vào, qua đó đưa một dụng cụ đặc biệt gọi là ống nội soi trung thất vào trong lồng ngực. Ống soi nhỏ này có gắn camera truyền hình ảnh lên màn hình để bác sĩ/phẫu thuật viên có thể đánh giá tình trạng bên trong lồng ngực.

Khi quan sát những hình ảnh đó, phẫu thuật viên có thể làm thêm một số xét nghiệm khi cần. Qua ống nội soi này, phẫu thuật viên có thể lấy những mẫu bệnh phẩm nhỏ ra khỏi lồng ngực. Chúng sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để giúp cho việc chẩn đoán.

Nội soi trung thất là gì

Nội soi trung thất để làm gì?

Nội soi trung thất được thực hiện nhằm mục đích:

  • Đánh giá các vấn để của phổi và trung thất như bệnh sarcoidosis.
  • Chẩn đoán ung thư phổi hoặc bệnh ung thư hạch bạch huyết (lympho).
  • Đánh giá tình trạng di căn nhóm hạch bạch huyết trong trung thất trước phẫu thuật cắt phổi trong điều trị ung thư phổi.
  • Giúp bác sĩ quyết định phương thức điều trị tối ưu và tiên lượng ung thư phổi.
  • Chẩn đoán một số bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt liên quan đến phổi như lao phổi.

Nội soi trung thất được thực hiện như thế nào?

Trước khi mổ, bạn được đặt dây dịch truyền ở tay để truyền dịch và thuốc. Sau đó bạn được gây mê để ngủ trong suốt ca phẫu thuật. Sau khi bạn ngủ, bác sĩ sẽ đặt nội khí quản (một ống nhỏ vào đường thở (khí quản)) để kiểm soát việc thở trong quá trình làm phẫu thuật. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ sát khuẩn (tiệt trùng) vùng mổ ở cổ và ngực, rạch một đường mổ nhỏ (vài cm) ở thành ngực, bên trên xương ức. Thông qua đường mổ (ngõ vào) này, bác sĩ (phẫu thuật viên) sẽ luồn ống nội soi trung thất vào lồng ngực. Camera gắn ở đầu ống nội soi sẽ đưa hình ảnh lên màn hình, giúp phẫu thuật viên có thể quan sát bên trong ngực.

Phẫu thuật viên cũng có thể đưa thêm một số dụng cụ chuyên dụng khác, qua các ngõ vào khác, nếu cần. Bác sĩ sẽ kiểm tra các khoảng trống giữa phổi và tim. Hạch bạch huyết hoặc các mô tế bào bất thường sẽ được lấy mẫu và gửi đến phòng xét nghiệm để đánh giá. Sau khi ống nội soi được rút ra khỏi lồng ngực, đường mổ sẽ được khâu và băng lại. Toàn bộ quá trình này mất khoảng một giờ.

Nội soi trung thất được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị gì trước khi làm nội soi trung thất?

Bác sĩ sẽ khám đánh giá và thảo luận với bạn trước phẫu thuật. Thường thì không cần chuẩn bị gì nhiều. Nếu bạn đang sử dụng các thuốc kháng đông (chống đông máu) như warfarin hay aspirin, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dừng sử dụng trước đó vài ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng được yêu cầu nhịn ăn và uống một thời gian trước khi làm phẫu thuật. Bệnh viện nơi bạn thực hiện phẫu thuật sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Những gì sẽ xảy ra sau nội soi trung thất?

Một số người có thể về nhà sau khi hồi tỉnh và có thể uống nước mà không bị nghẹn hay sặc. Một số khác có thể phải nằm lại tại bệnh viện vài ngày. Nếu sử dụng chỉ không tự tiêu, bệnh nhân cần tái khám để cắt chỉ.

Bạn có thể đau họng nhẹ sau ca mổ. Điều này là bình thường và thường là do ống nội khí quản khi đi qua cổ. Vị trí vết mổ thường đau vài ngày sau phẫu thuật.

Những biến chứng hoặc ảnh hưởng không mong muốn sau nội soi trung thất là gì?

Hầu hết nội soi trung thất không gây biến chứng. Thỉnh thoảng ống nội soi có thể gây tổn thương tạm thời dây thần kinh và làm giọng khàn (khan tiếng). Đôi khi tình trạng này không hồi phục được. Trong một số ít trường hợp, máu có thể chảy nhiều, cần truyền máu hoặc chuyển sang mổ hở. Khí có thể rò ra từ trong phổi (tràn khí màng phổi) và cần can thiệp trong một vài trường hợp. Khi đó, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu giữa hai xương sườn trong vài ngày. Trong một số trường hợp rất hiếm, nội soi trung thất có thể gây xẹp phổi hoặc rách thực quản.

Bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe sau nội soi trung thất. Cụ thể là khi gặp các vấn đề sau:

  • Chảy máu vết mổ
  • Sốt cao
  • Đau ngực nặng
  • Sưng ở vùng cổ
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Khàn tiếng kéo dài trên vài ngày hoặc khàn tiếng nặng dần

Sự tiến bộ trong công nghệ chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật mổ có thể giúp bạn lựa chọn các phương pháp chẩn đoán dễ chịu hơn so với nội soi trung thất.

Tài liệu tham khảo

  1. http://patient.info/health/mediastinoscopy
  2. http://meetings.ismics.org/abstracts/2015/TV7.cgi
  3. http://www.lhsc.on.ca/Patients_Families_Visitors/Thoracic_Surgery/Surgeries/Bronchoscopy_and_Mediastinoscopy.htm
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích