menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai

user

Ngày:

24/04/2023

user

Lượt xem:

100

Bài viết thứ 14/16 thuộc chủ đề “Các xét nghiệm và chẩn đoán cần thực hiện trong thai kỳ”

Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Ngọc

Hiệu đính: Ths.BS. Thiều Đình Hoàng

Tại sao xét nghiệm máu khi mang thai lại quan trọng?

Xét nghiệm máu là việc cần thiết trong theo dõi thai kỳ. Thông qua các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện được nhiễm trùng hoặc tình trạng bất thường trong thai kỳ. Nếu phát hiện bất thường, việc điều trị sẽ làm giảm nguy cơ gây hại cho mẹ và thai nhi.

Những xét nghiệm máu nào nên được thực hiện trong khi mang thai?

Những xét nghiệm máu dưới đây thường được chỉ định trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ có thể bổ sung thêm những xét nghiệm khác.

Công thức máu toàn phần

Xét nghiệm này kiểm tra số lượng, kích thước của tế bào hồng cầu và bạch cầu. Qua đó có thể phát hiện các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng hoặc các vấn đề đông máu.

Xét nghiệm viêm gan B

Viêm gan B là tình trạng nhiễm vi-rút ở gan. Nếu mẹ nhiễm vi-rút viêm gan B và được dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, hầu hết trẻ sơ sinh đều không bị nhiễm, và ngược lại.

Xét nghiệm viêm gan C

Đây là tình trạng nhiễm vi-rút viêm gan C ở gan. Nguy cơ liên quan đến tải lượng vi-rút. Ngoài ra, là việc người đó có bị nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hay không.

Xét nghiệm Rubella (Sởi Đức)

Nhiễm Rubella trong khi mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu một người phụ nữ chưa có miễn dịch, có thể tiêm vắc-xin sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm bệnh cho thai nhi ở những lần mang thai kế tiếp.

Nhóm máu (A, B, AB, O) và Rh (Rh âm tính hoặc Rh dương tính)

Một người mang thai có Rh âm tính có thể cần được tiêm globulin miễn dịch Rh (Rhlg). Đây là loại thuốc ngăn cơ thể tạo ra các kháng thể bằng cách phá vỡ các tế bào hồng cầu Rh+ của thai nhi đã vào máu mẹ. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu nghiêm trọng ở thai nhi.

Xét nghiệm bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa các biến chứng cho mẹ. Đồng thời điều trị hoặc dự phòng giang mai bẩm sinh cho con.

Xét nghiệm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)

HIV là vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Nhiều phụ nữ nhiễm HIV trong nhiều năm nhưng không biết điều đó và không cảm thấy bất thường. Phụ nữ mang thai cần biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Qua đó, họ sẽ được hỗ trợ sớm và giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Ngay cả khi không có triệu chứng, phụ nữ nhiễm HIV vẫn có 25% khả năng truyền bệnh cho con. Nguy cơ này có thể giảm khi điều trị.

HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai

Nếu tôi bị nhiễm HIV và tôi đang mang thai thì sao?

Mẹ có thể lây HIV cho con khi đang mang thai, khi sinh hoặc cho con bú. Chăm sóc y tế khi mang thai và sinh nở bao gồm việc dùng thuốc đặc trị. Việc dùng thuốc có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn và bảo vệ thai nhi. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc đặc trị HIV khi đang mang thai. Ngoài ra, sinh mổ có thể được khuyến nghị. Nếu mẹ được điều trị HIV, tỷ lệ lây truyền sang con giảm từ 25% xuống chỉ còn khoảng 1%.

Nếu tôi bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi con tôi chào đời?

  • Sau khi sinh, con bạn sẽ được xét nghiệm HIV và dùng thuốc đặc trị trong 6 tuần tiếp theo để giảm khả năng bị nhiễm HIV.
  • Em bé có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú.

Nếu tôi quyết định không xét nghiệm HIV thì sao?

  • Bạn sẽ được chăm sóc giống như những thai phụ khác. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không thể cung cấp thuốc điều trị để bảo vệ bạn và thai nhi nếu bị nhiễm HIV.
  • Bạn sẽ được xét nghiệm HIV nhanh khi chuyển dạ nếu bạn không được xét nghiệm trong lúc mang thai.

Nếu tôi xét nghiệm HIV, ai sẽ biết kết quả?

Nếu bạn bị nhiễm HIV, bác sĩ sẽ thông báo điều trị cho em bé. Điều trị có thể bắt đầu ngay sau khi sinh. Tại Việt Nam, việc thông báo kết quả nhiễm HIV là hoàn toàn bảo mật. Chỉ có bạn và những người được bạn cho phép mới được nhận kết quả này.

HIV-test-HIV-va-cac-xet-nghiem-mau-quan-trong-khac-khi-mang-thai

Khi nào thì tôi được xét nghiệm HIV?

Bạn nên làm xét nghiệm HIV và các xét nghiệm máu khác ngay trong lần khám thai đầu tiên.

Điều gì xảy ra khi tôi xét nghiệm HIV?

Một ít máu được lấy từ cánh tay của bạn. Đồng thời sẽ được lấy cho các xét nghiệm thông thường khác trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh HIV âm tính, bạn sẽ biết ngay trong ngày và không xét nghiệm thêm. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về ý nghĩa của kết quả. Bác sĩ sẽ bổ sung xét nghiệm khẳng định và tư vấn các lựa chọn điều trị khả thi. Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định là dương tính, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các lựa chọn điều trị.

Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính thì sao?

Hầu hết các trường hợp mất từ 4 đến 8 tuần sau khi phơi nhiễm HIV thì xét nghiệm máu mới cho kết quả dương tính. Nếu kết quả xét nghiệm HIV là âm tính, thì có nghĩa là bạn không bị nhiễm HIV. Một số ít trường hợp, bạn có thể bị nhiễm bệnh nhưng cho kết quả âm tính.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/store/products/patient-education/fast-facts/hiv-and-other-important-blood-tests-during-pregnancy

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích