menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Vấn đề trẻ em bỏ nhà đi

user

Ngày:

16/09/2014

user

Lượt xem:

2781

Bài viết thứ 09/09 thuộc chủ đề “Làm Cha Mẹ”

Khi còn nhỏ, đã có khi nào bạn bỏ nhà đi chưa? Có thể bạn đã gói ghém hành lý và đi lang thang trên đường hoặc quanh quẩn ở góc sân sau nhà một người bạn của bạn. Nhưng một lát sau đó, bạn quên lý do tại sao bạn trốn khỏi nhà và trời cũng bắt đầu tối, vì vậy, bạn lại quay trở về nhà.

Chúng tôi hy vọng đó là lần cuối cùng bạn nghĩ về việc bỏ nhà đi, bởi vì giữa nghĩ về việc bỏ nhà đi (hoặc là đi lang thang một đoạn đường ngắn) và việc thực sự làm điều này khác nhau rất nhiều.

Bỏ nhà đi là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của tổ chức quốc gia về trẻ em lang thang đường phố (một tổ chức nhận các cuộc điện thoại và giúp đỡ những em bé trốn khỏi nhà hoặc đang nghĩ về việc bỏ nhà đi) phần lớn các em nhỏ ở độ tuổi từ 10 đến 18 đã thực sự hành động như vậy. Ở Mỹ, có từ 1 đến 3 triệu trẻ em bỏ nhà đi và không nhà cửa đang sống lang thang trên đường phố.

Trẻ bỏ nhà đi

Trẻ em bỏ nhà đi (Nguồn ảnh: http://afamily.vn)

Tại sao trẻ bỏ nhà đi?

Khi bạn nhớ lại lần cuối cùng bạn tranh luận với cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình. Cảm giác tức giận và tổn thương đó có thể đẩy bạn đến suy nghĩ và mong muốn đi khỏi nhà.

Trên thực tế, phần lớn trẻ bỏ nhà đi vì vấn đề liên quan đến gia đình. Một số em bỏ nhà đi sau khi cãi vã nghiêm trọng với gia đình, một số em thậm chí quyết định bỏ đi mà không hề tranh luận bất kỳ điều gì, các em có thể đã làm điều gì đó khiến bản thân cảm thấy rất đáng xấu hổ và sợ phải nói điều đó với bố mẹ.

Ngoài ra những lý do khác khiến trẻ bỏ nhà đi có thể là:

  • Ngược đãi (bạo hành trong gia đình)
  • Bố mẹ ly thân hoặc ly hôn hoặc khi bé phải sống với bố dượng
  • Sự qua đời của một thành viên trong gia đình
  • Một thành viên trong gia đình vừa mới sinh ra
  • Gia đình gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tài chính
  • Bản thân trẻ hoặc thành viên trong gia đình uống rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Vấn đề ở trường học
  • Áp lực dư luận
  • Thi trượt hoặc là bị đuổi học

Đó là những vấn đề mà phần lớn trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên phải đối mặt, và bên cạnh bỏ nhà đi, cũng có những cách khác để giải quyết tốt những vấn đề đó. Đối với trẻ nghĩ về cách bỏ nhà đi, có thể các em chưa biết cách giải quyết những vấn đề khó khăn hoặc không nhận được sự giúp đỡ từ người lớn. Đôi lúc, trước một vấn đề lớn, trẻ có thể nghĩ về việc bỏ nhà đi như là một sự lựa chọn duy nhất.

Nhưng thật không may, trẻ bỏ nhà đi với hy vọng có thể thoát khỏi vấn đề hiện tại, nhưng thay vào đó các em lại phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng hơn đó là những đe dọa của cuộc sống lang thang trên đường phố.

Sự thật của việc bỏ nhà đi

Khi bạn nghĩ về việc bỏ trốn, bạn có thể nghĩ rằng cuộc sống đó sẽ không có quy tắc, không có cha mẹ yêu cầu bạn phải làm thế này, thế kia, cũng không có tranh luận cãi vã. Đó dường như là một cuộc sống rất tuyệt và thú vị.

Trên thực tế, bỏ nhà đi chẳng có gì đặc biệt nhưng có vẻ cũng hay. Trẻ nhỏ và cả các em ở độ tuổi thiếu niên phải đối diện với nhiều vấn đề khi bỏ nhà đi, ví dụ không có tiền, thức ăn, không có một nơi an toàn để ngủ và không có bất cứ ai để mắt đến các em.

Những người không có tiền và nhà cửa trở nên hết sức liều lĩnh, họ làm bất cứ điều gì để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của họ. Vì vậy, họ thường phải chấp nhận những tình huống rủi ro và đáng sợ, kể cả đối với người trưởng thành. Những đứa trẻ bỏ trốn khỏi nhà liên quan đến những hành vi tội phạm nguy hiểm hơn rất nhiều lần những đứa trẻ đang sống ở nhà.

Trẻ em đường phố thường bị đẩy tới hành vi trộm cắp để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Rất nhiều em tìm đến rượu và thuốc phiện khi chán nản hoặc cảm thấy không có ai quan tâm và chăm sóc mình. Một số em bị ép phải làm những điều các em thường không bao giờ làm để kiếm tiền. Số lượng trẻ em đường phố bị nhiễm HIV/AIDS và các bệnh khác chiếm tỉ lệ cao có thể do các em sử dụng thuốc phiện hoặc trải qua tình dục không an toàn (thường là để kiếm tiền).

Phòng tránh việc trẻ em bỏ nhà đi

Hãy đối diện với căng thẳng vì nó là một phần của cuộc sống, nhưng khi trẻ có thể đối mặt với những khó khăn đó với tinh thần tự tin và lạc quan thì các cách giải quyết thực tế sẽ giúp trẻ ít bỏ nhà đi.
Để xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, trẻ nên biết cách:

  • Hiểu về cảm xúc của chính mình. Cố gắng hiểu mình đang cảm thấy gì và diễn đạt nó bằng lời.
  • Thể hiện và biểu đạt cảm xúc của mình. Đừng ngại nói cho những người gần gũi với mình về những điều mà mình đang nghĩ và tại sao. Hãy sử dụng từ ngữ, đừng dùng hành động, đặc biệt là khi bạn đang tức giận. Tức giận là một trong những cảm xúc khó có thể điều chỉnh nhất vì nó rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết cách thể hiện cảm xúc tức giận của mình mà không sử dụng bạo lực.
  • Biết cách giữ bình tĩnh khi bạn đang chán nản. Có thể khi đó bạn nên chạy bộ một vòng ở bên ngoài, nghe nhạc, vẽ hoặc là làm thơ. Làm bất cứ điều gì an toàn mà bạn cần để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Khi bạn gặp phải một vấn đề nào đó, hãy cố gắng để nghĩ về một số giải pháp. Nhờ một ai đó giúp bạn nếu như bạn không biết mình cần phải làm gì. Đối với mỗi giải pháp cho vấn đề, hãy hỏi chính bản thân mình “Nếu bạn làm như vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”
  • Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ những người thân đáng tin cậy, ví dụ như cha mẹ, họ hàng, thầy cô giáo hoặc hàng xóm. Bạn phải biết và quyết định ai là người sẽ giúp đỡ và ủng hộ bạn.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bỏ nhà đi

Nó có thể giống như bạn đang cảm thấy chẳng còn cách nào để giải quyết vấn đề vậy nên bạn nghĩ về việc bỏ nhà đi. Nếu bạn có thể, hãy nói cho bố hoặc mẹ về điều mà bạn cảm thấy. Họ cần được biết bạn đang buồn chán, đang sợ hãi rằng họ sẽ không yêu bạn và muốn có bạn ở bên nữa. Làm như vậy bạn có thể cùng với gia đình thay đổi và làm mọi thứ xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu như vấn đề có liên quan đến sự ngược đãi từ cha mẹ, bạn có thể nói với thầy cô giáo hoặc người cố vấn ở trường, bố mẹ của bạn thân, hoặc là người thân hay thậm chí là một người lớn đáng tin cậy. Hãy để người lớn đó giúp bạn tìm nơi an toàn để ở. Có thể sẽ khó khăn để chia sẻ bí mật đó với người khác hoặc bạn cảm thấy xấu hổ hay sợ hãi sẽ gây phiền phức cho người khác, nhưng bị ngược đãi không phải là lỗi của bạn, vậy nên bạn không phải cảm thấy như thế.

Một cách khác là bạn có thể gọi cho tổ chức quốc gia về trẻ em lang thang đường phố ở địa chỉ (800) 621-4000. Đường dây này có thể liên lạc được suốt 24 giờ và không tính cước liên lạc. Những người trực máy của tổ chức này đã nhận được hàng ngàn cuộc điện thoại mỗi năm từ những đứa trẻ bỏ nhà đi hoặc chúng biết các em khác đã làm như vậy.

Nếu bạn của bạn đang muốn bỏ nhà đi

Bạn hãy cảnh báo và nói cho bạn của mình biết những khó khăn sẽ xảy đến để có thể sống trên đường phố. Những nhắc nhở đó có thể sẽ làm cho bạn ấy sợ hoặc là băn khoăn. Khi đó hãy cố gắng động viên và giúp bạn của mình không cảm thấy cô đơn.

Nhắc cho bạn của mình nhớ rằng cho dù vấn đề có nghiêm trọng đến đâu đi nữa, vẫn có những cách khác để giải quyết chứ không phải là trốn chạy. Và sẽ có một người lớn biết cách giúp trẻ nhỏ giải quyết những vấn đề đó, vấn đề chỉ là bạn cần phải can đảm để nói cho người lớn biết rằng bạn của mình đang muốn bỏ nhà đi và hãy nói cho người lớn biết sớm nhất có thể. Là một người bạn thực sự không có nghĩa là giúp bạn giữ bí mật kể cả khi bí mật đó có thể sẽ làm cho bạn của mình bị tổn thương. Ngược lại, một người bạn thực sự là người luôn cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất cho bạn của mình. Và bỏ nhà đi không phải là một giải pháp đúng đắn cho cả hai, nó chỉ làm cho bạn của bạn gặp phải nhiều vấn đề và nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/family-friends/running-away.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích