menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Khuỷu tay bị kéo – Hãy cẩn thận với tay trẻ nhỏ!

user

Ngày:

01/04/2018

user

Lượt xem:

2103

Bài viết thứ 91/97 thuộc chủ đề “Các bài viết của Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo”

“Khủy tay bị kéo”

khủy tay bị kéo – Hãy cẩn thận với tay trẻ nhỏ!

Đây là tình trạng tổn thương khủy tay thường gặp ở trẻ từ 1 – 5 tuổi, khi khớp và các dây chằng của trẻ chưa đủ mạnh, và vì vậy dễ bị tổn thương khi có lực kéo từ người lớn. Tình trạng này thường xảy ra trong những trường hợp như trong hình mẫu trên: trẻ bị kéo đi/chạy theo người lớn, trẻ được người lớn kéo tay để nhấc bổng lên để nhảy từng bước (như trong phim ), hoặc để xoay vòng cho trẻ vui. Một số trường hợp khi trẻ tự nhảy, chống tay xuống, hoặc té chống tay, cũng có thể gây ra tình trạng này.
Tên thường gọi thông tục của tình trạng này là “babysitter’s elbow” – có nghĩa là “khủy tay của cô bảo mẫu” – ám chỉ tình trạng này thường hay thấy khi cô bảo mẫu nắm tay bé kéo đi, mà bé không chịu đi, gây lực kéo căng quá mức ở khủy tay của trẻ.

Nguyên nhân

Như nói ở trên, đa số các trường hợp này xảy ra ngoài ý muốn và ngoài nhận thức của người chăm sóc trẻ, nhiều khi ở những trường hợp đu đẩy cho trẻ vui.
Hiện tượng này xảy ra là vì dây chằng của các khớp bình thường giúp giữ các xương của khớp ở đúng vị trí trong các cử động khớp, khi dây chằng bị chùng quá mức hoặc căng quá mức, mà dây chằng lại chưa đủ độ mạnh và dẻo dai, sẽ làm lệch các vị trí xương trong khớp – trong trường hợp “khủy tay bị kéo” này, sẽ làm đầu xương quay lệch đi xuống dưới vị trí dây chằng.

Những dấu hiệu và triệu chứng

Khi tổn thương xảy ra, trẻ thường sẽ khóc ngay lập tức, và từ chối sử dụng bên tay bị đau, tay bị đau sẽ thấy như bị “đơ” vậy.
Khi bạn thấy bé bị tình trạng này, đừng nên để ở nhà theo dõi (vì có những bé chịu đau tốt, sẽ tiếp tục vui chơi với tay còn lại, tay bị đau thì “đơ” lủng lẳng một bên, nhưng bé sẽ dứt khoát không chịu dùng tay đó), mà nên cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ở đa số các trường hợp, bác sĩ chỉ cần thực hiện một số động tác đơn giản để có thể đưa đầu xương lệch về lại đúng vị trí. Khi chụp Xquang khớp khủy tay, Xquang sẽ bình thường. Nếu tình trạng này để lâu mới đến bác sĩ, khớp sẽ bị “cứng” hơn, và khó trở về bình thường bằng thủ thuật đơn giản kể trên hơn.. Một số trường hợp khó, có thể phải cần gây mê bé để đưa đầu xương trở về vị trí bình thường. Đa số các trường hợp khi được điều trị sớm, đúng, sẽ không gây tổn thương lâu dài ở trẻ.
Khi được điều chỉnh lại bình thường, trẻ thường chỉ bị đau nhẹ và nhanh chóng sử dụng lại khủy tay bị đau như chưa có chuyện gì xảy ra. Tình trạng này có thể lặp lại nếu không tránh những động tác dễ gây tổn thương như kể trên. Một số trẻ có cơ địa dễ bị hơn so với các bạn khác, và có thể bị nhiều lần trong giai đoạn từ 1 tuổi đến 5 tuổi, điều này không ảnh hưởng đến cấu trúc khớp của trẻ về sau, nếu được điều trị đúng, kịp thời.
Việc phòng ngừa không để xảy ra tình trạng “khủy tay bị kéo” là quan trọng. Nên tránh không kéo/đẩy trẻ khi nắm vùng tay dưới khủy tay của trẻ. Khi muốn nhấc, kéo, hoặc đẩy trẻ, nên nắm vùng tay trên khủy tay.
Xem thêm bài viết Sơ cứu trật khớp

Tài liệu tham khảo

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích