menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Giữ trẻ – những điều cơ bản cần lưu ý

user

Ngày:

21/09/2014

user

Lượt xem:

2036

Bài viết thứ 01/05 thuộc chủ đề “An toàn và phòng tránh ở thanh thiếu niên”

Quản lý một hoặc nhiều đứa trẻ là một thách thức. Một lúc nào đó đột nhiên lũ trẻ sẽ tưởng tượng ra một câu chuyện và thậm chí đòi giới thiệu bạn với những người bạn ảo trong đó. Lúc khác thì chúng lại đánh nhau và vẽ bậy lên đồ chơi mới.

Bạn sẽ xử lý những chuyện đó như thế nào? Bạn phải chuẩn bị cho tất cả các tình huống có khả năng xảy ra!

Không còn nghi ngờ gì việc giữ trẻ đòi hỏi các kỹ năng sáng tạo, mạo hiểm, và vui chơi nô đùa, nhưng những kỹ năng đó sẽ là vô ích nếu bạn không biết làm gì khi một đứa trẻ bất ngờ bị ngã, hoặc khi bạn thiếu chuẩn bị để ứng phó với sự thay đổi tâm lý tuổi lên 2 của đứa bé.

Hãy lập một kế hoạch làm việc nghiêm túc khi bắt đầu giữ trẻ

Lên kế hoạch từ trước khi bạn bắt đầu nhận công việc giữ trẻ. Để có được khách hàng tốt, bạn cần biết cách để tìm ra họ. Nếu đây là lần đầu bạn làm công việc giữ trẻ, bạn có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè và hàng xóm; họ có thể giúp bạn tìm khách hàng hoặc cho bạn lời khuyên trong việc giữ trẻ.

Giữ trẻ

Giữ trẻ (Nguồn ảnh: http://www.babysitters.com)

Ưu tiên sự an toàn và thoải mái của bạn cũng như của trẻ

Để biết công việc có thực sự phù hợp với mình hay không, hãy hỏi một cách cẩn thận về những điều mà gia đình thuê bạn kỳ vọng. Phải biết làm sao để đi lại từ nhà đến nơi làm việc một cách an toàn, và bạn sẽ chủ động làm việc tại một ngôi nhà xa lạ như thế nào.

Hãy nghĩ đến những kiểu trẻ mà bạn muốn chăm sóc. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi chăm sóc các bé sơ sinh non nớt hoặc các bé có nhu cầu đặc biệt thì đừng nhận lấy công việc đó. Hãy đợi cơ hội tiếp theo đến với mình. Chúng nhất định sẽ tới sớm thôi!

Hãy chuẩn bị cho việc giữ trẻ

Ưu tiên hàng đầu trong việc giữ trẻ là đảm bảo trẻ được an toàn. Là một người giữ trẻ giỏi có nghĩa bạn biết cách để giải quyết mọi chuyện từ việc lên cơn sen huyễn ở trẻ đến các trường hợp khẩn cấp thực sự.

Thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho một việc nào đó là từ trước khi nó xảy ra. Vâng, không phải lúc nào đứa trẻ mà bạn đang chăm cũng sẽ vô tình ăn phải đồ có độc, nhưng biết nơi để những thứ có thể kiểm soát chất độc chắc chắn sẽ làm bạn yên tâm bội phần.

Thậm chí ngay cả những việc đơn giản như cố định giờ ăn trưa mà được lên kế hoạch trước cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giảm lo lắng. Đứa bé có bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó không? Làm sao để đảm bảo an toàn cho bọn trẻ trong khi bạn bận rộn chuẩn bị bữa ăn?

Trẻ nhỏ đòi hỏi thời gian và sự chú ý của bạn mỗi giây. Chúng cần được vạch kế hoạch rõ ràng, như giờ giấc của các bữa ăn và giờ ngủ trưa đều đặn. Hãy lên kế hoạch hàng ngày, bao gồm việc trẻ ăn giờ nào, ăn cái gì, khi nào ngủ và ngủ bao lâu.

Bạn có biết cách thay tã không? Những loại thức ăn nào có thể gây nghẹn hay ngạt đối với trẻ còn chập chững? Hãy tìm hiểu trước khi bạn bắt tay vào ngày làm việc đầu tiên làm việc của mình.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho tất cả các tình huống trong việc chăm sóc trẻ là tham gia một khóa huấn luyện giữ trẻ hoặc một khóa học về an toàn. Bạn có thể tham gia các khoá học đó tại trung tâm xã hội địa phương hoặc bệnh viện. Bạn cũng có thể học hỏi từ những người giữ trẻ có kinh nghiệm để biết họ đã làm mọi việc như thế nào.

Trở thành người chơi cùng…

Các bậc cha mẹ luôn ưa thích những người giữ trẻ có thể giúp con họ vui chơi và học hỏi trong khi vẫn hiểu được luật lệ và giữ vững các nguyên tắc riêng của gia đình. Hãy hỏi trẻ để biết đồ chơi nào chúng thích. Bạn cũng có thể tìm hiểu từ cha mẹ và những người giữ trẻ khác các trò chơi phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

Hãy đưa trẻ ra ngoài dạo chơi nếu có thể. Dẫn trẻ đến công viên và khu vui chơi nếu cha mẹ trẻ đồng ý. Những trò đơn giản như chơi trốn tìm sẽ giúp trẻ vận động và giữ dáng cân đối (một vấn đề lớn gần đây). Chạy nhảy ngoài trời làm trẻ cảm thấy mệt, vì vậy chúng sẽ ngủ rất ngon, và điều này có lẽ sẽ khiến cha mẹ trẻ phải cảm ơn bạn!

Nếu công viên xa nhà và bạn không thể dẫn trẻ đến đó, hãy hỏi phụ huynh về những lựa chọn khác gần nhà hơn như sân băng hoặc trung tâm cộng đồng có sân chơi cho trẻ. Chỉ cần chắc chắn là bạn đã được sự đồng ý của cha mẹ trẻ trước khi dẫn chúng đến đó.

Ti vi và máy tính đã trở thành trò giải trí “ăn liền” cho trẻ ngày nay, nhưng chúng không phải luôn tốt. Bác sĩ và chuyên gia khoa nhi đều khuyến cáo hạn chế trẻ tiếp xúc với các loại màn hình, vì vậy nhiều cha mẹ đã phải thiết lập giới hạn thời gian chơi những thứ đó cho trẻ. Bạn hãy tìm hiểu quy tắc của mỗi gia đình.

…nhưng không phải là một người bạn quá thân

Nói đến các nguyên tắc, bạn phải nỗ lực để trở thành người giữ trẻ thân thiện để giúp trẻ tránh xa những thứ mà cha mẹ không bao giờ cho phép. Tuy nhiên bạn cũng không thể là một người bạn của trẻ mọi lúc – điều đó có thể sẽ dẫn đến cơ hội khiến trẻ “nhìn thấu” bạn (và không còn tôn trọng bạn) nếu chúng nghĩ bạn là chỉ đang cố tỏ ra khắt khe.

Bọn trẻ sẽ thách thức bạn. Chúng (ngay cả những đứa trẻ mới chập chững) luôn luôn thử đẩy mọi thứ đến giới hạn để xem chúng có thể đi xa đến đâu, cũng như tự vạch rõ điểm dừng của bản thân. Nhưng cho dù chúng có luôn cố gắng đấu tranh chống lại những nguyên tắc thì trẻ vẫn thực sự cần và sẽ phát triển tốt nhất nhờ những nguyên tắc đó. Vậy nên bạn hãy hỏi cha mẹ trẻ để biết rõ các nguyên tắc, sau đó làm theo – ngay cả khi bạn không đồng ý với họ. Điều này không chỉ giúp giữ cho mọi thứ được nhất quán đối với trẻ, mà nó còn giúp bạn được tôn trọng và tin tưởng.

Người giữ trẻ tốt phải nghĩ đến công việc với tính trách nhiệm đầu tiên, thứ hai mới là làm vì niềm vui (hoặc để kiếm tiền). Biết mình được trẻ yêu mến và tin tưởng có thể coi như những phần thưởng dành cho bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/safety-prevention/babysitting-the-basics.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích