menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà

user

Ngày:

17/08/2013

user

Lượt xem:

360

Bài viết thứ 01/04 thuộc chủ đề “Ngăn ngừa trẻ nghịch phá”

Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà

Lần cuối cùng khi bạn bò trên sàn nhà với hai tay và hai chân là khi nào vậy? Nghe thật buồn cười phải không nhưng bạn hãy thử đi. Con bạn đang hàng ngày tìm hiểu và khám phá những thứ trong tầm với của chúng. Bởi vậy bạn cần chắc chắn là nó an toàn cho trẻ.

Khi nói đến an toàn ở nhà chúng ta thường liên tưởng đến các em bé sơ sinh hoặc trẻ ở tuổi mầm non. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thống kê ở Mỹ, các tai nạn do sơ suất là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 14 tuổi, và một phần ba số tai nạn đó xảy ra ở nhà. Trẻ càng nhỏ càng có nhiều rủi ro bị tai nạn khi ở nhà vì hầu hết thời gian của bé là ở nhà.

Giữ an toàn cho trẻ khi ở nhà

Hãy luôn để mắt đến trẻ vì đó là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn, kể cả khi ở nhà và ở ngoài. Nhưng kể cả những ông bố bà mẹ cẩn thận nhất cũng không thể trông chừng con mình từng giây từng phút hàng ngày. Dưới đây là những lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh để giữ an toàn cho con khi ở nhà:

  • Luôn để vũ khí, chất độc, nóng, vật nhọn xa khỏi tầm tay của trẻ.
  • Sử dụng cửa khóa an toàn.
  • Không bao giờ để trẻ nhỏ một mình trong bồn tắm.
  • Sử dụng thiết bị phát hiện khói (báo cháy).
  • Bọc các nắm cửa để trẻ không thể tự mở ra/vào những nơi có thể không an toàn cho chúng.
  • Không dùng đệm quá mềm hoặc cho đồ chơi vào cũi.
Xem thêm bài viết Giữ ngôi nhà bạn an toàn đối với trẻ của ThS. Nguyễn Thúy Hồng

Những kiểu tai nạn thường gặp ở nhà

Những kiểu tai nạn gây tử vong thường gặp nhất ở nhà là do bỏng, ngạt thở, chết đuối, ngã, ngộ độc và nghịch vũ khí. Tai nạn thường xảy ra ở những nơi như:

  • Nước: bồn tắm, bếp, bể bơi, vòi nước nóng.
  • Đồ nóng và lửa: bếp, lò nướng.
  • Chất độc: bồn rửa nhà bếp, trong tủ thuốc, trong nhà xe, trong kho, thậm chí trong ví hoặc những nơi khác cất thuốc.
  • Ngã: cầu thang, sàn nhà trơn, cửa sổ cao, những đồ đạc có đầu nhọn.

Bạn có thể tìm cách để phòng làm cho những nơi đó bớt nguy hiểm, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là luôn trông chừng trẻ. Kể cả khi bạn đã cố gắng làm cho nhà bạn trở nên an toàn hơn, chỉ trong một tích tắc là trẻ có thể ngã, chạy qua lò nóng hoặc cho vật lạ vào miệng. Bởi vậy không bao giờ được lơ là rời mắt khỏi chúng.

Bởi vì tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, hãy chuẩn bị chu đáo để đón nhận khi nó xảy ra. Đây là những lời khuyên cho các ông bố bà mẹ đang hoặc sắp có con nhỏ:

  • Tham gia các khóa học về phương pháp sơ cứu.
  • Luôn giữ những số điện thoại sau cho bản thân bạn và cho người giúp trông trẻ ở nhà bạn nếu có: số gọi cấp cứu, số của bác sĩ, số điện thoại di động và nơi làm việc của bố mẹ, số điện thoại của hàng xóm hoặc người thân ở gần phòng khi cần giúp đỡ.
  • Giữ một hộp dụng cụ sơ cứu ở nhà kèm theo hướng dẫn sử dụng.
  • Đặt thiết bị phát hiện khói, ga ở trong nhà.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/home-safety/childproofing-and-preventing-household-accidents.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích