menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Vancomycin – Kháng sinh nhóm clindamycin

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

4877

Bài viết thứ 00/106 thuộc chủ đề “Thuốc trị ký sinh trùng”

Tên chung quốc tế Vancomycin

Vancomycin.

Dạng thuốc và hàm lượng Vancomycin

Bột để pha truyền (vancomycin hydroclorid) 500 mg/lọ.

vancomycin-khang-sinh-nhom-clindamycin

Hình

Chỉ định Vancomycin

Viêm phổi do tụ cầu kháng methicilin; viêm màng não tụ cầu; viêm màng trong tim; dự phòng viêm màng trong tim (với gentamicin).

Chống chỉ định Vancomycin

Người có tiền sử dị ứng với thuốc.

Thận trọng Vancomycin

Tránh tiêm truyền nhanh (nguy cơ phản ứng phản vệ), luôn thay đổi vị trí truyền; suy thận (Phụ lục 4); người cao tuổi; tiền sử điếc tránh không dùng; theo dõi công thức máu, xét nghiệm nước tiểu, và xét nghiệm chức năng thận trên tất cả người bệnh. Thuốc chỉ dùng trong bệnh viện; theo dõi chức năng thính giác và nồng độ vancomycin trong huyết tương ở người cao tuổi hoặc người suy thận; thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3).

Tương tác thuốc Vancomycin

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Vancomycin

Nhiễm tụ cầu nặng , tiêm truyền tĩnh mạch, người lớn, 500 mg trong ít nhất 60 phút cách nhau 6 giờ hoặc 1 g trong ít nhất 100 phút cách nhau 12 giờ; người cao tuổi (trên 65 tuổi), 500 mg cách nhau 12 giờ hoặc 1 g/ lần/ngày; trẻ sơ sinh tới 1 tuần, khởi đầu 15 mg/kg, sau đó 10 mg/kg cách nhau 12 giờ; trẻ nhỏ từ 1 – 4 tuần, khởi đầu 15 mg/kg, sau đó 10 mg/kg cách nhau 8 giờ; trẻ em trên 1 tháng tuổi, 10 mg/kg cách nhau 6 giờ.

Dự phòng viêm màng trong tim (phẫu thuật phải gây mê), truyền tĩnh mạch, người lớn, 1 g trong ít nhất 100 phút sau đó gentamycin 120 mg lúc tiền mê hoặc 15 phút trước khi mổ.

Pha chế và sử dụng: Theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Tác dụng không mong muốn Vancomycin

Nhiễm độc thận gồm suy thận và viêm thận kẽ; độc tính trên thính giác (ngừng thuốc nếu ù tai); rối loạn máu; buồn nôn, rét run, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, phản ứng phản vệ, ngoại ban, bao gồm viêm da tróc vẩy, hội chứng Stevens-Johnson, và viêm huyết quản; viêm tĩnh mạch; truyền nhanh gây giảm huyết áp nặng (với choáng, ngừng tim), khò khè, khó thở, mày đay, ngứa, sung huyết phần trên khắp cơ thể (hội chứng người đỏ), đau và co thắt cơ ở ngực và lưng. Nếu phản ứng giả dị ứng xảy ra, thường không cần ngừng thuốc. Tuy nhiên, để tiếp tục điều trị cần theo dõi người bệnh cẩn thận và phải truyền thuốc thật chậm.

Quá liều và xử trí Vancomycin

Dùng thuốc quá liều tăng nguy cơ gây độc của thuốc.

Xử trí Vancomycin

Điều trị hỗ trợ, duy trì mức lọc cầu thận.

Độ ổn định và bảo quản Vancomycin

Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 – 30 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/301/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích