menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Thiamin (Vitamin B1)

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

3341

Bài viết thứ 00/08 thuộc chủ đề “Các vitamin”

Tên chung quốc tế Thiamin (Vitamin B1)

Thiamine

Dạng thuốc và hàm lượng Thiamin (Vitamin B1)

Viên nén 10 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 300 mg

Thuốc tiêm 50 mg/ml, 100 mg/2 ml.

Thiamin (Vitamin B1)

Hình Thiamin (Vitamin B1)

Chỉ định Thiamin (Vitamin B1)

Phòng và điều trị thiếu vitamin B1. Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beri-beri, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hoá và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm tách màng bụng và thận nhân tạo.

Chống chỉ định Thiamin (Vitamin B1)

Quá mẫn với vitamin B1 và những thành phần khác trong chế phẩm.

Thận trọng Thiamin (Vitamin B1)

Những phản ứng dị ứng tiềm năng có thể xảy ra sau khi dùng đường tiêm. Thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Cách dùng và liều lượng Thiamin (Vitamin B1)

Cách dùng: Vitamin B1 thường dùng đường uống cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Dạng tiêm dùng khi có rối loạn tiêu hoá (nôn nhiều) hoặc thiếu vitamin B1 nặng. Hạn chế tiêm tĩnh mạch do có thể gặp sốc phản vệ, nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.

Liều dùng:

Điều trị thiếu vitamin B1 mạn tính nhẹ: Người lớn uống 10 – 25 mg/ngày. Bệnh beri-beri: Người lớn, thể nhẹ uống 30 mg một ngày, uống một lần hoặc chia 2 – 3 lần; thể nặng có thể uống tới 300 mg/ngày, chia 2 – 3 lần. Trẻ em: thể nhẹ uống liều 10 mg/ngày; trường hợp suy tim cấp hoặc trụy tim mạch cấp, tiêm bắp với liều 25 mg.

Hội chứng Wernicke: Lần đầu tiêm bắp 100 mg; sau đó tiêm bắp 50 – 100 mg/ngày hoặc cách ngày tiêm một lần; đợt điều trị từ 15 – 20 lần tiêm. Viêm đa dây thần kinh ở người mang thai: Uống 5 – 10 mg/ngày. Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: Uống 40 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn Thiamin (Vitamin B1)

Các phản ứng có hại của vitamin B1 rất hiếm gặp và thường xảy ra theo kiểu dị ứng. Các phản ứng sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm.

Cách xử trí Thiamin (Vitamin B1)

Cần sẵn có những phương tiện cấp cứu phản ứng sốc.

Độ ổn định và bảo quản Thiamin (Vitamin B1)

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.

http://nidqc.org.vn/duocthu/708/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích