menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Sulfadiazin Thuốc chống Pneumocystis carinii và Toxoplasma gondii

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

503

Bài viết thứ 00/106 thuộc chủ đề “Thuốc trị ký sinh trùng”

Tên chung quốc tế Sulfadiazin

Sulfadiazine.

Dạng thuốc và hàm lượng Sulfadiazin

Viên nén 500 mg.

Chỉ định Sulfadiazin

Bệnh do Toxoplasma (kết hợp với pyrimethamin).

Chống chỉ định Sulfadiazin

Quá mẫn với sulfonamid; suy thận nặng (Phụ lục 4) hoặc suy gan nặng; porphyrin niệu.

Thận trọng Sulfadiazin

Suy gan, suy thận (Phụ lục 4); dùng lượng nước đầy đủ (để tránh tinh thể niệu); không dùng khi có rối loạn máu (trừ khi có chỉ định của chuyên khoa); theo dõi công thức máu và ngừng thuốc ngay nếu có rối loạn máu, phát ban – ngừng thuốc ngay; người cao tuổi; hen; thiếu hụt G6PD; thời kỳ mang thai: tránh dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng có thể dùng trong những tháng sau của thai kỳ nếu có nguy cơ lây truyền bẩm sinh (Phụ lục 2), thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Tương tác thuốc Sulfadiazin

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Sulfadiazin

Nhiễm Toxoplasma (3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ), người lớn uống 3 g/ngày chia làm 4 lần;

Nhiễm Toxoplasma sơ sinh , sơ sinh uống 85 mg/kg/ngày chia làm 2 lần, thời gian điều trị phụ thuộc vào sơ sinh có biểu hiện lâm sàng – tiếp tục trong 6 tháng hoặc khi không có biểu hiện lâm sàng, nhưng mẹ bị nhiễm trong thời kỳ mang thai – điều trị trong 4 tuần, tiếp tục điều trị nếu nhiễm Toxoplasma được xác định.

Nhiễm Toxoplasma trên người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) , người lớn uống 4 – 6 g/ngày chia làm 4 lần, trong ít nhất 6 tuần, tiếp theo dùng liều ức chế 2 – 4 g/ngày;

Viêm võng mạc màng mạch , người lớn uống 2 g/ngày chia làm 4 lần; Trong điều trị nhiễm Toxoplasma, sulfadiazin phải luôn được dùng kết hợp với pyrimethamin (xem ở trên).

Tác dụng không mong muốn Sulfadiazin

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, nhức đầu; phản ứng quá mẫn gồm: phát ban,ngứa, phản ứng cảm quang, viêm da tróc vẩy và hồng ban nổi cục; hiếm hồng ban đa dạng và hoại tử biểu bì nhiễm độc; tinh thể niệu – gây đái ra máu, thiểu niệu, vô niệu; rối loạn máu gồm giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, ban xuất huyết – ngừng ngay thuốc; tổn thương gan, viêm tuỵ, viêm đại tràng do kháng sinh, tăng bạch cầu ưa eosin, ho và thở gấp, thâm nhiễm phổi, viêm màng não vô khuẩn, trầm cảm, co giật, mất điều hoà vận động, ù tai và rối loạn điện giải.

http://nidqc.org.vn/duocthu/332/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích