menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Streptomycin – Thuốc chống lao

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

3066

Bài viết thứ 00/106 thuộc chủ đề “Thuốc trị ký sinh trùng”

Tên chung quốc tế Streptomycin

Streptomycin

Dạng thuốc và hàm lượng Streptomycin

Bột pha tiêm (streptomycin sulfat) 1 g/lọ.

streptomycin---thuoc-chong-lao

Hình streptomycin

Chỉ định Streptomycin

Điều trị bệnh lao. Phải phối hợp với các thuốc chống lao khác (isoniazid, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol) theo các phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia. Streptomycin còn dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn Gram âm nhạy cảm với thuốc.

Chống chỉ định Streptomycin

Mẫn cảm với streptomycin hoặc với các aminoglycosid khác; người đã giảm thính lực; bệnh nhược cơ; phụ nữ mang thai.

Thận trọng Streptomycin

Trẻ em – tiêm đau, tránh dùng nếu có thể; suy thận (Phụ lục 4); người già (điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận, thính giác và tiền đình. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Streptomycin

Cách dùng: Chỉ dùng tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn (vị trí thích hợp nhất là phần tư mông trên ngoài, mặt giữa bên cơ đùi hoặc cơ delta; trẻ em không tiêm vào cơ delta khi cơ này chưa phát triển đầy đủ), nên thay đổi vị trí tiêm, ngày tiêm 1 lần

Liều lượng: Trẻ em và người lớn liều hàng ngày là 15 mg/kg/ngày (liều cho phép 12 – 18 mg/kg/24 giờ); người suy thận dùng liều tối thiểu cho phép; người bệnh > 60 tuổi, dùng liều 500 – 750 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn Streptomycin

Tổn hại tiền đình và thính giác; độc với thận; phản ứng tăng mẫn cảm – phải ngừng thuốc; dị cảm ở miệng; giảm magnesi – huyết (hiếm gặp) khi điều trị kéo dài; viêm ruột kết liên quan đến kháng sinh; buồn nôn, nôn, ban da; thiếu máu tan máu (hiếm gặp), thiếu máu không tái tạo, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu; đau và áp xe nơi tiêm.

Quá liều và xử trí Streptomycin

Triệu chứng: Tăng độc tính với thính giác.

Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng: Thẩm tách thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để loại streptomycin ra khỏi cơ thể; dùng thuốc kháng cholinesterase; muối calci; hỗ trợ hô hấp bằng máy; thuốc chẹn dẫn truyền thần kinh – cơ.

Độ ổn định và bảo quản Streptomycin

Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 – 30 o C; sau khi pha, dung dịch ổn định ít nhất 2 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 14 ngày nếu để tủ lạnh.

Các thuốc chống lao loại 2

Những thuốc này được dùng cho người bệnh có trực khuẩn lao kháng thuốc đặc biệt là đa kháng thuốc. Đây là những thuốc có tác dụng diệt khuẩn yếu, nhiều tác dụng không mong muốn và giá thành đắt. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị chỉ nên dùng các thuốc này tại các trung tâm điều trị có sự quản lý và theo dõi người bệnh chặt chẽ. Hiện nay (2006), Chương trình chống lao quốc gia nước ta chưa có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng các thuốc này. Các thuốc chữa lao loại 2 được nói tới là ethio- namid, prothionamid, natri para-aminosalicylat (PAS), cycloserin, ofloxacin, capreomycin, kanamycin, viomycin, amikacin, ciprofloxacin.

http://nidqc.org.vn/duocthu/319/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích