menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Rifampicin – Thuốc chống lao

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

1856

Bài viết thứ 00/106 thuộc chủ đề “Thuốc trị ký sinh trùng”

Tên chung quốc tế Rifampicin

Rifampicin

Dạng thuốc và hàm lượng Rifampicin

Nang 150 mg; 300 mg. Viên nén rifampicin phối hợp với một số thuốc chữa lao khác (rifampicin 150 mg + isoniazid 100 mg; rifampicin 150 mg + isoniazid 75 mg; rifampicin 150 mg + iso- niazid 75 mg + pyrazinamid 400 mg; rifampicin 60 mg + isoniazid 30 mg + pyrazinamid 150 mg). Lọ 600 mg dạng bột đông khô màu đỏ để pha tiêm, kèm ống dung môi 10 ml. Lọ 120 ml nhũ dịch 1% để uống.

rifampicin---thuoc-chong-lao.

Hình Rifampicin – Thuốc chống lao

Chỉ định Rifampicin

Điều trị bệnh lao: Phải phối hợp với các thuốc chữa lao khác (isoniazid, streptomycin, pyrazinamid, ethambutol) theo các phác đồ của Chương trình chống lao quốc gia.

Điều trị phong: Phải phối hợp với các thuốc chữa phong khác theo phác đồ của chương trình chống bệnh phong quốc gia (Mục 6.3).

Chống chỉ định Rifampicin

Mẫn cảm với rifampicin; loạn chức năng gan; vàng da.

Thận trọng Rifampicin

Giảm liều trong suy gan (Phụ lục 5), phải thử chức năng gan và theo dõi công thức máu trong trường hợp bệnh gan, nghiện rượu, người già, và khi điều trị kéo dài; suy thận (nếu dùng liều trên 600 mg/ngày); thời kỳ mang thai (Phụ lục 2) và cho con bú (Phụ lục 3); loạn chuyển hóa porphyrin; làm biến màu kính sát tròng; làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai uống vì vậy khi người bệnh nữ dùng rifampicin thì phải dùng thêm biện pháp tránh thai khác. Tương tác thuốc (Phụ lục 1). Ghi chú: Tiếp tục điều trị rifampicin sau một thời gian dài ngừng thuốc có thể gây những phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, dẫn đến suy thận, tan máu hoặc giảm tiểu cầu – ngừng thuốc vĩnh viễn nếu xảy ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bệnh gan: Cần phổ biến cho người bệnh nhận biết các dấu hiệu về bệnh gan và khuyên họ nên ngừng thuốc và đi khám thầy thuốc ngay nếu có những triệu chứng như buồn nôn dai dẳng, nôn, khó ở hoặc vàng da.

Liều lượng và cách dùng Rifampicin

Điều trị bệnh lao: Phải phối hợp với các thuốc chữa lao khác (như đã nêu ở trên), dùng đường uống liều hàng ngày cho cả trẻ em và người lớn là 10 mg/kg/24 giờ (liều cho phép 8 – 12 mg/kg/24 giờ), liều tối đa cho người lớn không quá 600 mg/24 giờ. Điều trị cách quãng cũng không tăng liều. Nên dùng thuốc 1 lần trong ngày vào lúc đói.

Tác dụng không mong muốn Rifampicin

Rối loạn tiêu hóa nặng bao gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy; nhức đầu, ngủ lơ mơ; phát ban, sốt, hội chứng giống cúm, và các triệu chứng hô hấp, sốc, thiếu máu tan máu, suy thận cấp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu; rối loạn chức năng gan – vàng da và viêm gan có thể gây tử vong (liên quan đến liều; không được vượt quá liều tối đa 600 mg/ngày); phù, yếu cơ và bệnh lý cơ; viêm da tróc; hoại tử biểu bì độc, phản ứng dạng pemphigus, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn kinh nguyệt; nước tiểu, nước bọt, nước mắt, và đờm có màu đỏ da cam.

Quá liều và xử trí Rifampicin

Triệu chứng: Buồn nôn, nôn; ngủ lịm; da, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, phân… có màu đỏ nâu hoặc da cam phụ thuộc vào lượng thuốc đã dùng; gan to, đau; vàng da.

Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày sẽ có ích nếu được thực hiện sau dùng thuốc vài giờ; uống than hoạt; bài niệu tích cực để tăng thải thuốc ra khỏi cơ thể; thẩm tách máu có thể tốt trong 1 số trường hợp. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Độ ổn định và bảo quản Rifampicin

Bảo quản trong bao bì kín, ở nơi khô ráo, nhiệt độ 15 – 30 o C, tránh ánh sáng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/316/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích