menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Procainamid – Thuốc chống loạn nhịp tim

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

1243

Bài viết thứ 00/08 thuộc chủ đề “Thuốc chống loạn nhịp tim”

Tên chung quốc tế Procainamid

Procainamide hydrochloride.

Dạng thuốc và hàm lượng Procainamid

Viên nén 200 mg, 250 mg, 500 mg. ống tiêm, 100 mg/ml ống 10 ml.

procainamid-thuoc-chong-loan-nhip-tim

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Chỉ định Procainamid

Loạn nhịp thất nặng, đặc biệt khi kháng với lidocain, hoặc xảy ra sau nhồi máu cơ tim; nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ; duy trì nhịp xoang sau khi đánh sốc tim trong rung nhĩ.

Chống chỉ định Procainamid

Ngoại tâm thu thất không có triệu chứng; xoắn đỉnh; luput ban đỏ toàn thân; blốc tim; suy tim; huyết áp giảm.

Thận trọng Procainamid

Người cao tuổi, tổn thương gan hoặc thận (Phụ lục 4 và 5); hen, bệnh nhược cơ, thời kỳ mang thai (Phụ lục 2); thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3); khi bắt đầu điều trị phải được thầy thuốc chuyên khoa giám sát.

Tương tác thuốc Procainamid

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Procainamid

Cách dùng : Phải giám sát chặt chẽ các dấu hiệu ngộ độc khi dùng cho người cao tuổi, suy gan hoặc suy thận. Phải theo dõi liên tục điện tâm đồ khi tiêm tĩnh mạch hoặc hàng ngày khi bắt đầu điều trị bằng đường uống (QRS, QT và PR kéo dài). Theo dõi huyết áp, số lượng bạch cầu và triệu chứng luput ban đỏ toàn thân do thuốc gây ra. Tốt nhất là theo dõi được nồng độ thuốc trong huyết tương (nồng độ điều trị thường nằm trong phạm vi 3 – 10 microgam/ml).

Liều lượng: Loạn nhịp thất: Liều lượng thay đổi tùy theo từng người bệnh, phụ thuộc vào tuổi, chức năng gan, thận và tình trạng tim. Người lớn (chức năng thận bình thường), uống, 250 – 500 mg/lần, cách nhau 3 – 6 giờ 1 lần. Liều có thể tới 50 mg/kg/24 giờ, chia làm 4 – 6 giờ/lần, hoặc 2 – 4 g/24 giờ.

Một số trường hợp có thể cho liều nạp 1 g chia làm 2 lần trong 2 giờ, liều duy trì 1 – 6 g/24 giờ, chia làm 4 – 6 liều nhỏ, tối đa 9 g/ngày. Tiêm bắp, tương tự liều uống; nếu đang phẫu thuật, gây mê, có thể cho liều 100 – 500 mg.

Tiêm tĩnh mạch trong các trường hợp nặng và cấp cứu. Cần liên tục theo dõi huyết áp và điện tâm đồ.

Liều dùng 100 mg với tốc độ không vượt quá 50 mg/phút, có thể lặp lại cách nhau 5 phút, cho tới khi hết loạn nhịp; liều tối đa 1 g.

Tiêm truyền tĩnh mạch, 500 – 600 mg trong 25 – 30 phút, kèm theo giám sát điện tâm đồ; giảm xuống liều duy trì 2 – 6 mg/phút; nếu cần phải điều trị bằng uống, phải chờ 3 – 4 giờ sau khi truyền.

Người cao tuổi: nên giảm liều do độ thanh thải procainamid ở thận thường giảm.

Người suy gan: tránh dùng hoặc giảm liều.

Người suy thận: tránh dùng hoặc giảm liều.

Người suy tim: cần phải giảm liều.

ở trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Tác dụng không mong muốn Procainamid

Buồn nôn; nôn; ỉa chảy; chán ăn; phát ban; ngứa; mày đay; mặt đỏ bừng; sốt; ức chế cơ tim; suy tim; phù mạch; trầm cảm; chóng mặt; tâm thần; rối loạn máu (giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán và tuyệt bạch cầu sau khi dùng kéo dài); hội chứng giống luput ban đỏ toàn thân; nồng độ cao procainamid trong huyết tương có thể tác động xấu đến dẫn truyền của tim.

Xử trí: Các tác dụng không mong muốn thường nhất thời và tự khỏi. Điều trị cần tiến hành tại bệnh viện vì dễ gây thêm loạn nhịp. Các trường hợp giảm kali máu, suy tim cần được điều trị trước khi dùng procainamid.

Quá liều và xử trí Procainamid

Triệu chứng quá liều (xem ADR), điện tâm đồ (QRS giãn rộng, QT, PR kéo dài, R và T hạ thấp…). Quá liều thường xảy ra khi nồng độ thuốc trong huyết tương 12- 15 microgam/ml.

Xử trí: Không có thuốc giải độc. Điều trị triệu chứng và có tính chất hỗ trợ.

http://nidqc.org.vn/duocthu/456/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích