menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Phenobarbital – Thuốc chống động kinh, chống co giật

user

Ngày:

13/03/2016

user

Lượt xem:

6448

Bài viết thứ 00/07 thuộc chủ đề “Thuốc chống động kinh”

Tên chung quốc tế Phenobarbital

Phenobarbital

Dạng thuốc và hàm lượng Phenobarbital

Viên nén 15 mg, 30 mg, 60 mg, 100 mg; Cồn ngọt: phenobarbital 15 mg/5 ml; Thuốc tiêm: phenobarbital (muối natri) 200 mg/ml, dung dịch đậm đặc để pha loãng khi tiêm; Thuốc đặt trực tràng.

phenobarbital-thuoc-chong-dong-kinh,-chong-co-giat

Hình

Chỉ định Phenobarbital

Động kinh cơn co giật toàn bộ, động kinh rung giật cơ; động kinh cục bộ, động kinh ở trẻ sơ sinh, co giật do sốt cao; cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh).

Chống chỉ định Phenobarbital

Rối loạn chuyển hoá porphyrin, suy gan nặng; suy hô hấp nặng; khó thở hoặc tắc nghẽn đường hô hấp; động kinh cơn vắng.

Thận trọng Phenobarbital

Người cao tuổi; người suy nhược; trẻ nhỏ (có thể gây rối loạn hành vi); suy thận (Phụ lục 4); suy gan (Phụ lục 5); suy hô hấp (tránh dùng nếu bị suy hô hấp nặng); thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); người có tiền sử nghiện rượu, nghiện ma tuý; tránh ngừng thuốc đột ngột.

Tương tác thuốc Phenobarbital

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Phenobarbital

Động kinh co giật toàn bộ, động kinh cục bộ: Uống, người lớn 60 – 180 mg/ngày 1 lần vào buổi tối; trẻ em: 1 – 8 mg/kg ngày. Tiêm, người lớn 100 – 320 mg/lần; có thể nhắc lại nếu cần, liều tối đa là 600 mg/24 giờ. Co giật do sốt cao: Uống: 1 – 8 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều. Tiêm: liều khởi đầu 10 – 20 mg/kg, tiêm 1 lần. Liều duy trì: 1 – 6 mg/kg/ngày.

Động kinh sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1: 10 với nước cất pha tiêm). Trẻ sơ sinh: 5 – 10 mg/kg; cứ 20 – 30 phút một lần cho đến khi nồng độ thuốc trong huyết tương đạt 40 mg/lít.

Cơn động kinh liên tục: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1:10 với nước cất pha tiêm). Người lớn: 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 100 mg/phút (tới tổng liều tối đa là 1 g). Trẻ nhỏ: 5 – 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 30 mg/phút.

Nồng độ thuốc trong huyết tương để có đáp ứng tối ưu là 15 – 40 mg/lít (65 – 170 micromol/lít). Về mặt điều trị, có thể coi phenobarbital và phenobarbital natri có tác dụng tương đương.

Tác dụng không mong muốn Phenobarbital

Trầm cảm; loạng choạng; rung giật nhãn cầu; phản ứng dị ứng da (đôi khi viêm da bong, hoại tử thượng bì do ngộ độc); hội chứng Stevens-Johnson; cơn kích thích chống đối; bồn chồn lú lẫn ở người già; dễ bị kích thích và hiếu động ở trẻ nhỏ; thiếu máu hồng cầu khổng lồ (điều trị bằng acid folic); nhuyễn xương; động kinh liên tục (khi ngừng thuốc); hạ huyết áp; co thắt thanh quản và ngừng thở (khi tiêm tĩnh mạch).

Xử trí ADR: Giảm liều ở người cao tuổi, người mắc bệnh gan hoặc thận; tiêm tĩnh mạch thật chậm; ngừng dùng thuốc ngay; bổ sung vitamin D và acid folic.

Quá liều và xử trí Phenobarbital

Phải cấp cứu. Dùng than hoạt. Chỉ hút hoặc rửa dạ dày khi chắc chắn là uống thuốc chưa quá 4 giờ. Bảo đảm thông khí; không được để người bệnh sặc. Gây lợi niệu và kiềm hoá nước tiểu nếu thận bình thường. Nếu cần, phải thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo.

Độ ổn định và bảo quản Phenobarbital

Các dung dịch trong nước không bền vững. Không được tiêm dung dịch có tủa. Thuốc tiêm tĩnh mạch bảo quản tránh ánh sáng.

 

http://nidqc.org.vn/duocthu/240/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích