menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Huyết thanh chống uốn ván – Kháng huyết thanh

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

1053

Bài viết thứ 00/04 thuộc chủ đề “Các kháng huyết thanh”

Tên chung quốc tế Huyết thanh chống uốn ván

Tetanus antitoxin.

Dạng thuốc và hàm lượng Huyết thanh chống uốn ván

Bơm tiêm có sẵn thuốc, 1500 đvqt/ml.

huyet-thanh-chong-uon-van-khang-huyet-thanh

Hình

Chỉ định Huyết thanh chống uốn ván

Dự phòng ngay sau khi bị thương (cùng với giải độc tố uốn ván) cho các vết thương có nguy cơ cao bị uốn ván. Điều trị bệnh uốn ván (khi đã có triệu chứng).

Chống chỉ định Huyết thanh chống uốn ván

Mẫn cảm với huyết thanh ngựa, mang thai.

Thận trọng Huyết thanh chống uốn ván

Hết sức thận trọng với người trước đây đã tiêm huyết thanh ngựa (hoặc 1 động vật khác). Cần chuẩn bị sẵn adrenalin để điều trị ngay nếu có sốc phản vệ. Tránh tiêm thuốc vào tĩnh mạch.

Liều lượng và cách dùng Huyết thanh chống uốn ván

Cách dùng : Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhất thiết phải dùng phương pháp Besredka: tiêm 0,1 ml, chờ 1/2 giờ tiêm 0,25 ml, chờ 1/2 giờ, nếu không phản ứng, tiêm hết liều còn lại.

Liều dùng : Dự phòng, người lớn và trẻ em, 1500 đvqt, tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Tăng liều gấp đôi đối với vết thương dễ gây uốn ván, hoặc chậm trễ sau khi bị thương, hoặc ở người có trọng lượng quá cao.

Điều trị : Người lớn và trẻ em, liều tối ưu có hiệu quả chưa được xác định. Uốn ván sơ sinh: 5000 – 10000 đvqt. Trẻ em, người lớn: 50000 – 100000 đvqt, tiêm dưới da 1/2 liều, tiêm bắp 1/2 liều.

Tác dụng không mong muốn Huyết thanh chống uốn ván

Bệnh huyết thanh; phản ứng phản vệ (sốc phản vệ, giảm huyết áp, khó thở, mày đay).

Độ ổn định và bảo quản Huyết thanh chống uốn ván

Bảo quản trong tủ lạnh 2 – 8 o C, tránh đông lạnh (vì đông lạnh sẽ làm giảm hiệu giá).

Huyết thanh chống nọc rắn độc, nọc nhện độc

Kháng huyết thanh này cũng được điều chế từ huyết tương ngựa đã được mẫn cảm với nọc độc rắn hay nọc độc nhện. Có nhiều loại nọc độc, cho nên cần phải dùng một huyết thanh đặc hiệu đối với một hoặc nhiều loại (kháng huyết thanh đa giá).

Rắn độc ở ViệtNamcó nhiều loại, phần lớn thuộc loại Cobra (Hổ mang). Nhện độc rất hiếm gặp. Tùy theo loại rắn độc và tùy theo lượng nọc độc rắn hấp thu, vết cắn có thể gây tác dụng tại chỗ rất nặng, xuất hiện rất nhanh (Rắn họ Vipera, Hổ lục) như đau dữ dội, phù lan rộng nhanh, bầm tím, mảng tím nhợt rải rác, phồng nước, nổi hạch to…, hoặc vết cắn có thể gây rất nhanh các triệu chứng giống phản ứng phản vệ (Rắn họ Cobra) như giảm huyết áp nhất thời, phù mạch, đau bụng quặn, ỉa chảy và nôn, tiếp theo là giảm huyết áp tái phát hoặc giảm huyết áp liên tục. Chảy máu tự phát toàn thân, rối loạn đông máu, suy thở và suy thận. Các triệu chứng sớm dạng phản vệ có thể điều trị bằng epinephrin. Huyết thanh chống nọc rắn độc là điều trị đặc hiệu duy nhất hiện có nhưng thuốc có thể gây những phản ứng phụ rất nặng. Thuốc thường chỉ được dùng khi có chỉ định rõ ràng như có triệu chứng toàn thân hoặc tổn thương tại chỗ rất nặng, hoặc nếu cung cấp thuốc không bị hạn chế, thuốc được dùng ở nạn nhân có nguy cơ cao tổn thương toàn thân hoặc tổn thương tại chỗ nặng.

Nhện độc cắn có thể gây hội chứng hoại tử hoặc độc cho thần kinh, phụ thuộc vào các loài nhện khác nhau. Cần điều trị hỗ trợ và trong trường hợp hoại tử, có thể cần phải phẫu thuật. Huyết thanh chống nọc độc nhện phải phù hợp với nọc độc của nhện cắn và nên cho càng sớm càng tốt sau khi cắn, để có thể ngăn chặn được các triệu chứng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/596/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích