menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Huyết thanh chống bạch hầu (Kháng độc tố bạch hầu)

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

2607

Bài viết thứ 00/04 thuộc chủ đề “Các kháng huyết thanh”

Tên chung quốc tế Huyết thanh chống bạch hầu

Diphteria antitoxin.

Dạng thuốc và hàm lượng Huyết thanh chống bạch hầu

Dung dịch được điều chế từ huyết tương hay huyết thanh ngựa khoẻ mạnh đã được gây tăng miễn dịch chống độc tố bạch hầu bằng giải độc tố bạch hầu đơn thuần hoặc phối hợp với độc tố bạch hầu. Ống tiêm chứa 10 000 – 20 000 đvqt/ml. Có chất bảo quản là cresol hoặc m-cresol.

huyet-thanh-chong-bach-hau-(khang-doc-to-bach-hau)

Hình

Chỉ định Huyết thanh chống bạch hầu

Điều trị bệnh bạch hầu. Rất hiếm trường hợp được dùng để phòng bệnh cho người đã tiếp xúc với bệnh nhưng chưa có triệu chứng và chưa được miễn dịch.

Chống chỉ định Huyết thanh chống bạch hầu

Dị ứng với huyết thanh ngựa.

Thận trọng Huyết thanh chống bạch hầu

Trước khi tiêm, cần phát hiện tiền sử mẫn cảm với huyết thanh ngựa, tiền sử hen xuyễn hoặc các phản ứng dị ứng khác. Cần làm test mẫn cảm cho tất cả các đối tượng kể cả không có tiền sử dị ứng trước khi tiêm.

Cần chuẩn bị sẵn adrenalin và các biện pháp hỗ trợ khác để xử trí ngay sốc phản vệ nếu xảy ra.

Liều lượng và cách dùng Huyết thanh chống bạch hầu

Cách dùng : Tiêm bắp hoặc truyền nhỏ giọt chậm tĩnh mạch. Kháng độc tố bạch hầu cần được ủ tới 32 – 34 o C trước khi dùng (không được vượt quá 34 o C). Khi truyền tĩnh mạch, cần pha loãng với 1 thể tích thích hợp dung dịch natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% để có được nồng độ pha loãng kháng độc tố ở mức 1: 20. Tốc độ truyền không quá 1 ml/phút.

Làm test mẫn cảm và phương pháp giải mẫn cảm. Làm test lẩy da hay trong da (dùng dung dịch 1: 100 hoặc 1: 1000), test giác mạc (dung dịch 1: 10). Giải mẫn cảm: tiêm dưới da các liều kháng độc tố kế tiếp nhau cứ 15 phút 1 lần theo tuần tự: 0,05 ml dung dịch pha loãng 1: 20; 0,1 ml dung dịch 1: 10; 0,3 ml dung dịch 1: 10; 0,1 ml kháng độc tố không pha loãng và 0,2 ml kháng độc tố không pha loãng; cuối cùng sau 15 phút tiêm bắp 0,5 ml kháng độc tố không pha loãng. Nếu phản ứng quá mẫn xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong quy trình trên, phải đặt ga-rô ngay ở phần trên nơi tiêm, rồi tiêm adrenalin vào vùng trên của ga-rô. Sau 1 giờ, có thể tiếp tục làm phương pháp giải mẫn cảm cho đến liều cuối cùng. Nếu không có phản ứng gì sau khi tiêm bắp 0,5 ml kháng độc tố không pha loãng, thì liều thường dùng còn lại sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng : Liều thường dùng, người lớn và trẻ em, 20 000 – 40 000 đv đối với bạch hầu họng – thanh quản trong 48 giờ đầu; 40 000 – 60 000 đv nếu có tổn thương ở vùng mũi họng; 80 000 – 120 000 đv nếu sau 3 ngày hoặc bệnh lan toả.

Tác dụng không mong muốn Huyết thanh chống bạch hầu

Phản ứng phản vệ (mày đay, khó thở, trụy mạch), bệnh huyết thanh (vào ngày thứ 12). Đề phòng các phản ứng này, cần thực hiện giải mẫn cảm và có sẵn adrenalin. Các thuốc salicylat, kháng histamin hay corticosteroid có thể có hiệu quả trong điều trị bệnh huyết thanh.

Độ ổn định và bảo quản Huyết thanh chống bạch hầu

Kháng độc tố bạch hầu cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 – 8 o C, tránh ánh sáng, đông lạnh không ảnh hưởng tới hiệu lực của thuốc.

http://nidqc.org.vn/duocthu/594/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích