menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Giúp đỡ người cao tuổi đối diện những thay đổi lớn trong cuộc sống

user

Ngày:

25/01/2019

user

Lượt xem:

1875

Bài viết thứ 07/18 thuộc chủ đề “Chăm sóc người già”

Những thay đổi lớn trong cuộc sống, ví dụ: người thân yêu qua đời, vấn đề sức khỏe mới phát hiện, và mất việc làm, có thể xảy đến ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, khi con người già đi, những việc này xảy ra thường xuyên hơn. Đau buồn là một phản ứng bình thường và lành mạnh khi đối diện với mất mát nhưng theo thời gian nó có thể làm ảnh hưởng tới cảm xúc và sức khỏe tinh thần, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.

Tìm hiểu về quá trình của sự đau buồn

Hãy đọc “Đối mặt với đau buồn và mất mát” để biết về các triệu chứng thông thường về tình cảm cũng như về thể chất có liên quan đến đau buồn. Nên nhớ rằng không có cách đau buồn “đúng”. Mỗi người là khác nhau, và mỗi mất mát cũng khác nhau. Hãy cho người thân của bạn có thời gian và không gian để đau buồn theo cách riêng của họ.

Giúp đỡ người cao tuổi đối diện những thay đổi lớn trong cuộc sốngChăm sóc người cao tuổi

Lắng nghe người cao tuổi

Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm chính là lắng nghe. Bạn có thể không biết nên nói gì để an ủi người thân của bạn. Điều đó cũng không sao cả. Người thân của bạn có thể chỉ cần ai đó để họ chia sẻ cảm xúc. Nếu như bạn cảm thấy căng thẳng hoặc không thoải mái, hãy nhớ những lời khuyên dưới đây:

  • Nếu người thân của bạn đang đau buồn về sự ra đi của một người bạn hay thành viên trong gia đình, đừng ngại nói về người đã mất. Điều này có thể giúp cho người thân của bạn cảm thấy bớt cô đơn trong nỗi mất mát.
  • Cố gắng tránh nói những lời như: “Mình biết cảm xúc của bạn”, hay “Việc như vậy sẽ tốt hơn”. Những lời nói đó là đánh giá thấp cảm xúc của họ và có thể khiến họ trở nên khép kín hơn. Hãy nhớ rằng sự đau buồn là khác nhau ở mỗi người, bạn có thể không hiểu được họ cảm thấy như thế nào. Thay vào đó, hãy nói những điều như “Mình biết việc này thật sự sẽ rất khó khăn,” hoặc “Bạn không cần phải tỏ ra mạnh mẽ” để giúp họ bộc lộ cảm xúc.
  • Đôi khi, chỉ ngồi bên cạnh người đó cũng đủ. Người thân của bạn có thể không muốn trò chuyện nhưng họ cũng có thể không muốn ở một mình. Có thể chia sẻ thời gian cùng họ mà không cần nói gì.

Tỏ ý muốn giúp đỡ người cao tuổi

Cảm giác đau buồn và mất mát có thể nặng nề không chịu nổi và có thể khiến những công việc tuy nhỏ cũng trở nên kiệt sức. Đừng đợi đến khi người thân của bạn yêu cầu giúp đỡ. Thay vào đó, hãy tỏ ý muốn chuẩn bị bữa tối, mua một số đồ tạp hóa hoặc mua thuốc hoặc giúp họ làm việc nhà. Người thân của bạn thường sẽ chấp nhận sự giúp đỡ nếu bạn đưa ra lời đề nghị cụ thể hơn là lời nói chung chung như “Hãy cho tôi biết tôi có thể giúp bạn như thế nào?”.

Biết những dấu hiệu cảnh báo của chứng trầm cảm

Dấu chứng của sự đau buồn và triệu chứng của trầm cảm rất giống nhau. Trong khi một người cảm thấy buồn sau nỗi mất mát là hoàn toàn bình thường, những cảm xúc đau buồn chỉ là tạm thời. Người thân của bạn có thể bị trầm cảm nếu:

  • Họ không hề khá hơn theo thời gian
  • Cảm xúc của họ bắt đầu cản trở việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Họ không còn thấy vui khi làm những việc trước đây họ rất yêu thích
  • Họ có đề cập hoặc có suy nghĩ về việc tự sát

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể giúp điều trị bệnh trầm cảm để người thân của bạn có thể dần cảm thấy tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/caregiving/helping-older-adults-deal-with-life-changing-events.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích