menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Áp lực của người chăm bệnh

user

Ngày:

25/01/2019

user

Lượt xem:

587

Bài viết thứ 03/18 thuộc chủ đề “Chăm sóc người già”

Người chăm bệnh là ai?

Đó là người chăm sóc căn bản cho người mắc các bệnh mạn tính – những căn bệnh kéo dài hoặc không thể khỏi được. Một số ví dụ của bệnh mạn tính là ung thư, di chứng của đột quỵ, xơ cứng rải rác, viêm khớp, bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer và những dạng khác của chứng mất trí. Người chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân những việc như chuẩn bị đồ ăn và cho ăn, uống thuốc, tắm rửa, mặc quần áo…

Tại sao việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn?

Chăm sóc một người thân mắc bệnh nặng không bao giờ là dễ dàng. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống như công việc, chuyện nhà cửa, con cái và chăm sóc người bệnh. Bạn có thể cảm thấy mình hoàn toàn không còn thời gian rảnh nữa.

Việc chăm sóc còn gặp khó khăn vì bạn sẽ nhận thấy nhiều sự thay đổi ở người thân của bạn chẳng hạn như:

  • Người mà bạn chăm sóc không nhận ra bạn nữa.
  • Người ấy quá yếu để nói chuyện hoặc làm những việc đơn giản.
  • Người đó có thể có những vấn đề về hành vi như la hét, đánh nhau hay đi lang thang khỏi nhà. Điều này thường gặp phải ở những người bị chứng mất trí.

Bạn có thể sẽ khó mà giữ được những suy nghĩ, cảm xúc về người đó như trước khi họ bị bệnh.

Việc có quá nhiều cảm xúc khác nhau khi chăm bệnh có bình thường không?

Có. Bạn sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau trong vai trò là 1 người chăm sóc. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy sợ hãi, buồn, cô đơn hoặc không được xem trọng nữa. Bạn có thể cảm thấy giận dữ và thất vọng. Tất cả những cảm giác này đều là bình thường.

Nó chỉ bất thường khi những cảm giác này kéo dài hoặc làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Vì làm một người chăm sóc rất khó, một số bác sĩ thậm chí xem người chăm sóc là “bệnh nhân tiềm ẩn”. Những nghiên cứu cho thấy những người chăm sóc có nhiều khả năng bị căng thẳng quá mức, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác. Hãy kiểm tra để biết cảm xúc của bạn là bình thường hoặc những dấu hiệu của sự căng thẳng (xem bên dưới).

Làm sao tôi biết việc chăm sóc đã đặt quá nhiều áp lực lên tôi?

Nếu việc chăm sóc đặt quá nhiều áp lực lên bạn, có thể nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu về thể chất và tinh thần thể hiện bạn đang bị căng thẳng quá mức hoặc trầm cảm liệt kê ở ô bên dưới.

Những dấu hiệu của tình trạng căng thẳng quá mức

  • Lo âu.
  • Tức giận thái quá đối với người bạn chăm sóc, gia đình bạn hoặc với chính bản thân.
  • Vô cùng mệt mỏi.
  • Những vấn đề sức khỏe (như ợ nóng, đau đầu hoặc liên tục cảm cúm).
  • Dễ cáu kỉnh.
  • Những vấn đề về giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc không đủ).
  • Xa lánh xã hội.

Áp lực của người chăm sóc bệnh

Các dấu hiệu của trầm cảm

  • Thay đổi khẩu vị, tăng cân hay giảm cân ngoài ý muốn.
  • Dễ khóc mà không vì lý do nào.
  • Cảm thấy buồn, tuyệt vọng và bất lực.
  • Cảm thấy chậm chạp, khó chịu, và cáu kỉnh.
  • Cảm thấy vô dụng hoặc có lỗi.
  • Nhức đầu, đau lưng, gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Mất hứng thú với tình dục.
  • Không thấy thích thú hay thỏa mạn với những việc mà bạn vốn thường làm để thư giãn.
  • Vấn đề về giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ).
  • Nghĩ đến cái chết và tự sát.
  • Gặp vấn đề về trí nhớ, giảm khả năng tập trung hay khả năng quyết định.

Tôi nên làm gì khi bị áp lực và stress

Nói với bác sĩ của bạn. Đừng e ngại hay lúng túng về việc bạn cảm thấy như thế nào. Hãy nói cho bác sĩ biết về tất cả các dấu hiệu. Bác sĩ có thể đề ra một số phương pháp điều trị, giới thiệu các tổ chức hỗ trợ, tư vấn hoặc cho thuốc để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Nói cho người thân và gia đình bạn biết. Bạn có thể sẽ cảm thấy mình không nên làm gánh nặng cho mọi người với cảm xúc của mình vì bạn không phải là người duy nhất bị bệnh. Tuy nhiên, kể về tình trạng bệnh và cảm giác của mình có thể giúp bạn giải phóng được phiền muộn. Nếu người mà bạn chăm sóc không có khả năng hợp tác, hãy nói với thành viên khác trong gia đình, những người có thể giúp đỡ bạn.

Tự chăm sóc sức khỏe. Khoa học cho thấy những người tự chăm sóc sức khỏe bản thân có khả năng vượt qua được phần lớn bệnh tật, áp lực, và trầm cảm. Để hạn chế stress và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, hãy tránh dùng rượu bia và thuốc lá, ăn uống đúng cách, tập thể dục và gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn phòng bệnh.

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của người bạn chăm sóc. Tìm kiếm tất cả thông tin về các vấn đề sức khỏe mà người thân của bạn mắc phải, phương pháp điều trị hiên tại và tác dụng phụ của nó. Việc trở nên am hiểu có thể giúp bạn có cảm giác kiểm soát tốt hơn. Bác sĩ của người bệnh, các tổ chức hỗ trợ, internet, thư viện là những nguồn thông tin hữu ích.

Giữ cuộc sống có tổ chức. Công việc chăm sóc thường đòi hỏi toàn thời gian nhưng bạn có thể đang khiến việc đó chèn ép các trách nhiệm khác, chẳng hạn như một công việc có lương hoặc chăm sóc con cái của chính bạn. Hãy lên thời khóa biểu cho gia đình của mình. Điều này sẽ giúp tất cả mọi việc trở nên có trật tự và giúp bạn sắp xếp các nhu cầu về thời gian. Đừng quên dành thời gian cho những điều bạn thích, chẳng hạn đến thăm bạn bè, đi ra ngoài ăn tối, hoặc xem một bộ phim.

Tìm kiếm sự giúp đỡ trong cộng đồng của bạn. Dịch vụ cộng đồng có thể bao gồm cung cấp thức ăn, phương tiện đi lại, tư vấn pháp luật, tài chính, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như vật lý trị liệu hoặc phụ tá điều trị. Bạn cũng có thể hỏi tại nhà thờ hoặc giáo đường của bạn về những dịch vụ hoặc tình nguyện viên có thể hỗ trợ. Bạn cũng có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ các tổ chức hỗ trợ (xem “các tổ chức khác”) hoặc tham gia vào một cộng đồng trực tuyến.

Tham gia một nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ sẽ giúp bạn có cơ hội để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm của mình với những người đang trải qua tình huống tương tự. Bác sĩ của bạn có thể gợi ý cách để tìm kiếm một nhóm hỗ trợ, hoặc bạn có thể liên hệ với một số tổ chức được liệt kê dưới đây (xem thông tin trong mục “Các tổ chức khác”).

Tìm kiếm sự tư vấn. Cần phải can đảm và mạnh mẽ để có thể thừa nhận rằng bạn đang cần được giúp đỡ. Đôi khi nói chuyện với một nhân viên tư vấn về những gì bạn đang cảm thấy sẽ là rất hữu ích. Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến một nhà trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa tốt nhất cho vấn đề của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/caregiving/caregiver-stress.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích