menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi

user

Ngày:

22/06/2023

user

Lượt xem:

153

Bài viết thứ 11/11 thuộc chủ đề “Sức khỏe người cao tuổi”

Già hóa dân số là một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21. Thống kê dân số về số lượng người cao tuổi (NCT) đang tăng đáng kể trên toàn thế giới. Xu hướng già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức to lớn trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho NCT tại Việt Nam. Lão hóa không chỉ tác động đến toàn thân, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng làm giảm chất lượng cuộc sống. Điều này đặt ra vấn đề chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi không chỉ ở cơ sở y tế mà còn ở mỗi gia đình người dân.

Chăm sóc nha khoa cho người cao tuổi

Tuổi tác cao khiến nhiều người cao tuổi có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:

  • Răng bị sậm màu có thể do những thay đổi trong ngà răng hoặc do tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gây đổi màu răng trong một thời gian dài. Cũng có thể do sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài khiến ngà răng có màu vàng sậm hơn lộ ra ngoài. Răng bị sậm màu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn và cần được nha sĩ kiểm tra.
Rang-bi-sam-mau-khi-cao-tuoi
Hình 1. Răng bị sậm màu khi cao tuổi.
  • Khô miệng. Nguyên nhân là do giảm lưu lượng nước bọt, có thể là kết quả của phương pháp điều trị ung thư sử dụng bức xạ ở vùng đầu và cổ, cũng như một số bệnh lý như hội chứng Sjögren hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt khi người cao tuổi sử dụng quá nhiều loại thuốc để chữa trị các bệnh lý mãn tính.
  • Giảm cảm giác vị giác, có thể đến từ sự teo các nhú vị giác do lão hóa, do bệnh lý toàn thân, do dùng thuốc và do mang hàm giả.
  • Sâu chân răng. Điều này là do chân răng tiếp xúc với axit gây sâu răng. Chân răng bị lộ ra khi mô nướu bị tụt ra khỏi răng. Phần chân răng không có men răng để bảo vệ và dễ bị sâu hơn phần thân răng.
  • Bệnh nha chu. Gây ra bởi mảng bám và trở nên tồi tệ hơn do thức ăn còn sót lại trong răng, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, do đang mang các loại phục hình như cầu răng và hàm giả lỏng lẻo, chế độ ăn uống thiếu chất và một số bệnh như thiếu máu, ung thư và tiểu đường.
  • Mất răng. Bệnh lý nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng.
Sau-rang-va-cac-ton-thuong-niem-mac-mieng
Hình 2. Sâu răng và các tổn thương niêm mạc miệng (mũi tên)
  • Tiêu sống hàm. Điều này là do mất răng không được phục hồi. Mất một răng làm các răng còn lại di chuyển vào khoảng trống, tạo nên các rối loạn về khớp cắn và các bệnh lý sâu răng, nha chu.
  • Viêm miệng do hàm giả. Hàm giả tháo lắp không khít sát, lỏng lẻo, vệ sinh răng miệng kém hoặc tích tụ nấm Candida albicans gây ra tình trạng này.
  • Nấm miệng. Các bệnh hoặc thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong miệng.

Bản thân tuổi tác không phải là yếu tố chi phối duy nhất trong việc xác định sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp ở bàn tay và ngón tay, có thể khiến việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trở nên khó thực hiện. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể tạo ra sự thay đổi cần thiết trong việc điều trị nha khoa của người lớn tuổi. 

Mẹo vệ sinh răng miệng cho người cao tuổi

Đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa cho răng tự nhiên là điều cần thiết để giữ sức khỏe răng miệng tốt. Mảng bám có thể tích tụ nhanh chóng trên răng của người cao tuổi, đặc biệt nếu việc vệ sinh răng miệng không được chú ý và dẫn đến sâu răng và bệnh nha chu.

Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, điều quan trọng đối với tất cả mọi người bất kể tuổi tác là:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn một hoặc hai lần một ngày
  • Ghé thăm nha sĩ định kỳ để làm sạch và kiểm tra răng miệng
Ve-sinh-rang-mieng-o-nguoi-cao-tuoi-bang-cach-chai-rang
Hình 3. Vệ sinh răng miệng ở người cao tuổi bằng cách chải răng

Người cao tuổi có thể mong đợi điều gì khi khám răng

Nếu bạn là người cao tuổi muốn kiểm tra răng, nha sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám răng kỹ lưỡng. Các câu hỏi thường được hỏi là:

  • Lần khám nha khoa gần nhất là khi nào và lý do đến khám?
  • Bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào gần đây trong miệng?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ răng lung lay hoặc nhạy cảm nào không?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ khó khăn nào khi nếm, nhai hoặc nuốt không?
  • Bạn có bị đau, khó chịu, lở loét hoặc chảy máu trong miệng không?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ cục u, vết sưng nào trong miệng không?

Trong khi khám răng miệng, nha sĩ sẽ kiểm tra những điểm sau: mặt và cổ (để tìm sự đổi màu da, nốt ruồi, vết loét); vết loét (đối với bất kỳ vấn đề nào về khớp cắn); khớp thái dương hàm (đối với các dấu hiệu rối loạn vận động khớp); các hạch bạch huyết và tuyến nước bọt (đối với bất kỳ dấu hiệu sưng hoặc cục u nào); má (đối với nhiễm trùng, loét, chấn thương); lưỡi và các bề mặt bên trong khác – sàn miệng, vòm miệng mềm và cứng, mô nướu (để biết dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư miệng); và răng (đối với sâu răng, tình trạng trám răng và vết nứt).

Nếu bạn mang hàm giả hoặc các khí cụ khác, nha sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về thời điểm bạn mang hàm giả và khi nào tháo chúng ra (nếu có thể tháo rời). Nha sĩ cũng sẽ tìm các điểm đau, loét, … mà hàm giả chạm vào, đồng thời kiểm tra chính hàm giả (nếu bị mòn hoặc lỏng lẻo).

Tài liệu tham khảo

Dental care seniors

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích