menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Bệnh dại [eBook]

user

Ngày:

30/05/2015

user

Lượt xem:

135

Bài viết thứ 06/15 thuộc chủ đề “Tài liệu HealthLinkBC”

Bệnh dại là gì?

Người bị bệnh dại có các triệu chứng gì?

Thú vật bị bệnh dại có các triệu chứng gì?

Tôi nên làm gì nếu tôi bị nhiễm bệnh dại?

Cách điều trị như thế nào khi nhiễm bệnh dại?

Có thể xảy ra các phản ứng gì sau khi điều trị?

Ai không nên được tiêm globulin miễn nhiễm và chủng ngừa bệnh dại?

Làm thế nào để ngừa bệnh dại?

 

Download tài liệu

http://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fbenh-dai%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản sao tài liệu

1. Vietnamese – Number 07 August 2013 Bệnh Dại Rabies Bệnh dại là gì? Bệnh dại là bệnh rất nghiêm trọng và thường làm chết người do một trong nhiều loại siêu vi khuẩn bệnh dại gây ra. Siêu vi khuẩn này nhiễm vào não bộ và hệ thống thần kinh của động vật hữu nhũ và gây tử vong cho người nếu không tiêm ngừa sớm sau khi bị nhiễm bệnh này. Bất cứ loài động vật hữu nhũ nào cũng có thể bị nhiễm siêu vi khuẩn này. Tại B.C., chỉ có dơi là có siêu vi khuẩn bệnh dại còn các thú khác thì hiếm khi bị nhiễm bệnh dại. Tại những nơi khác ở Canada và Bắc Mỹ, siêu vi khuẩn bệnh dại có thể có trong những giống loài khác như gấu trúc (raccoon), chồn hôi, cáo và chó sói. Trên thế giới, chó không được chủng ngừa là thú thường có siêu vi khuẩn bệnh dại nhất. Người bị bệnh dại có các triệu chứng gì? Các triệu chứng của bệnh này gồm: • nhức đầu; • sốt; • càng ngày càng khó nuốt; • chảy nước miếng ra ngoài quá nhiều; • bắp thịt co thắt hoặc yếu ớt; và • hành vi kỳ lạ. Đa số những người bị nhiễm bệnh dại đều chết vì bệnh này. Thú vật bị bệnh dại có các triệu chứng gì? Thú bị bệnh dại có thể có hành vi rất kỳ lạ. Hai loại hành vi thấy được ở thú vật bị bệnh dại là ‘điên tiết’ và ‘lầm lì’. Loại điên tiết khiến một số thú tỏ ra hung hãn, trong khi loại lầm lì làm cho thú bị bệnh và uể oải. Một triệu chứng khác của bệnh dại ở thú vật là tê liệt, hay bắp thịt không còn hoạt động được nữa, nhất là các bắp thịt ở hai chân sau và cổ họng. Ngoài ra, dơi bị nhiễm bệnh này cũng có thể có hành vi kỳ lạ. Thông thường dơi chỉ ra ngoài vào ban đêm, nhưng dơi bị nhiễm bệnh có thể ra ngoài vào ban ngày. Chúng cũng có thể trông yếu ớt và mất khả năng bay. Tôi nên làm gì nếu tôi bị nhiễm bệnh dại? Nếu quý vị bị thú có thể mang bệnh dại hoặc có vẻ bệnh và có hành vi kỳ lạ cắn hoặc cào, quý vị nên làm những việc sau: 1. Rửa kỹ vết thương bằng xà bông và nước ấm và kỳ cọ khá mạnh trong ít nhất là 15 phút. Làm như vậy giảm bớt rất nhiều rủi ro bị nhiễm trùng. 2. Nhờ chuyên viên chăm sóc sức khỏe hoặc trạm sức khỏe công cộng địa phương chăm sóc y tế ngay. Điều tối quan trọng là bắt đầu điều trị để ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt. Thông thường cần từ 3 đến 8 tuần mới bắt đầu thấy các triệu chứng bệnh dại nhưng có thể còn lâu hơn nhiều. Nếu quý vị chờ cho đến khi thấy triệu chứng thì thường đã quá trễ để bắt đầu điều trị y tế hiệu quả. Nếu có bất cứ rủi ro nào mà quý vị có thể đã tiếp xúc với siêu vi khuẩn bệnh dại, hãy liên lạc với trạm sức khỏe công cộng địa phương hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe, bất luận quý vị bị nhiễm đã bao lâu. Họ sẽ có thể quyết định xem quý vị có cần điều trị để ngừa bệnh dại hay không. Cách điều trị như thế nào khi nhiễm bệnh dại? Điều trị phòng ngừa chỉ có hiệu quả nếu bắt đầu trước khi thấy có triệu chứng. Cách điều trị là gồm cả tiêm globulin miễn nhiễm bệnh dại và chủng ngừa bệnh dại. Globulin Miễn Nhiễm Bệnh Dại: • Globulin Miễn Nhiễm Bệnh Dại (RabIg) là các kháng thể bệnh dại lấy từ máu người hiến tặng. Chỉ tiêm một lần, thường là cùng lúc với liều chủng ngừa bệnh dại đầu tiên. RabIg được tiêm bằng kim vào (những) chỗ bị cắn hoặc cào và tại một chỗ trên người quý vị khác chỗ chủng ngừa. Thuốc Chủng Ngừa Bệnh Dại: • Nếu quý vị chưa bao giờ chủng ngừa bệnh dại, quý vị sẽ được chủng 4 liều trên bắp tay trong vòng 2 tuần. Nếu quý vị bị yếu hệ thống miễn nhiễm vì bệnh hoặc thuốc men hoặc đang dùng thuốc chloroquine (một loại thuốc chống sốt rét) thì sẽ được chủng 5 liều. Thuốc chủng này khiến hệ thống miễn nhiễm của quý vị sản xuất các kháng thể chống siêu vi khuẩn bệnh dại. Kháng thể là các chất đạm giúp chống nhiễm trùng. • Nếu trước đây quý vị đã chủng đầy đủ loạt thuốc ngừa bệnh dại, quý vị sẽ được chủng 2 liều thuốc ngừa bệnh dại trong vòng 3 ngày. Các liều thuốc chủng này sẽ tăng cường kháng thể chống lại bệnh dại. Có thể xảy ra các phản ứng gì sau khi điều trị? Các phản ứng thông thường với globulin miễn nhiễm bệnh dại có thể là đau nhức, tấy đỏ hoặc da cứng lại tại chỗ chủng ngừa. Quý vị cũng có thể bị sốt và nhức đầu.
2. Các phản ứng thông thường với thuốc chủng ngừa bệnh dại có thể là đau nhức, tấy đỏ, sưng và ngứa tại chỗ chủng. Quý vị cũng có thể bị sốt, buồn nôn, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, mệt mỏi, và chóng mặt. Điều quan trọng là luôn luôn trình báo các phản ứng nghiêm trọng hoặc bất ngờ cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe. Ai không nên được tiêm globulin miễn nhiễm và chủng ngừa bệnh dại? Bất cứ người nào bị nhiễm siêu vi khuẩn bệnh dại đều sẽ được chủng ngừa và tiêm globulin miễn nhiễm. Hãy cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe biết nếu quý vị đã từng bị phản ứng đe dọa đến mạng sống với trứng hoặc các sản phẩm trứng. Làm thế nào để ngừa bệnh dại? • Chủng ngừa bệnh dại cho mèo, chó, hoặc chồn sương của quý vị và nhớ chủng ngừa đầy đủ. • Nếu thú nuôi của quý vị tiếp xúc với dơi, hãy hỏi trạm sức khỏe công cộng và bác sĩ thú y. • Nếu quý vị thấy dơi chết, đừng đụng vào xác dơi. Siêu vi khuẩn bệnh dại có thể xâm nhập chỗ đứt da. • Nếu quý vị đã chạm vào dơi sống mà có thể bắt được, quý vị có thể làm những việc sau: 1. Liên lạc với một chuyên viên về thú hoang hoặc công ty kiểm soát chuột bọ để nhờ người bắt; trạm sức khỏe công cộng địa phương có thể đề nghị người giúp. 2. Nếu không nhờ được ai bắt dơi, quý vị có thể thử cố tự bắt con dơi đó mà không đụng vào người dơi để có thể thử nghiệm tìm bệnh dại. o Nếu dơi vào trong nhà, hãy đóng tất cả cửa ra vào và cửa sổ trong khu vực đó. o Đội nón, đeo bao tay da, mặc áo khoác tay dài, và quần dài. o Đừng chạm vào dơi mà hãy dùng hộp đựng giày, lon cà phê, nồi hoặc hộp đựng nào khác tương tự để úp lên dơi. o Luồn một miếng cạc tông cứng vào bên dưới để che mặt hở. o Cất hộp đựng dơi đã đậy kín vào một chỗ mát, tránh xa người hoặc thú nuôi trong nhà. o Đừng giết dơi. o Liên lạc với trạm sức khỏe công cộng địa phương để được chỉ dẫn thêm. o Rửa sạch hộp đựng dơi bằng nước sôi. • Nếu quý vị chưa chạm vào người dơi và dơi đang ở trong nhà hoặc phòng nào khác mà cũng có người ra vào, đừng tìm cách bắt dơi. 1. Đóng cửa ra vào và mở cửa sổ để dơi tự bay ra ngoài. Rời phòng đó cho đến khi dơi đã bay ra khỏi phòng. 2. Nếu không thể làm được cách này, hãy liên lạc với một chuyên viên về thú hoang hoặc công ty kiểm soát chuột bọ để nhờ người bắt. • Nếu có dơi sống trong căn gác sát mái hoặc trong nhà quý vị, hãy liên lạc với văn phòng gần nhất của Bộ Môi Trường để nhờ cố vấn hoặc đến website của họ tại www.env.gov.bc.ca/epd/ipmp/publications/brochures/bats. htm. • Nếu quý vị du lịch từ một tháng trở lên đến một quốc gia đang phát triển nơi có nhiều thú vật bị bệnh dại, hãy nghĩ đến việc chủng ngừa bệnh dại trước khi đi. Hãy đến một y viện du lịch để nhờ cố vấn. • Nếu quý vị bị bất cứ thú nào ở ngoài B.C. tấn công hoặc cắn, quý vị nên nhờ cố vấn y tế về việc điều trị ngừa bệnh dại, bất luận đã bị cắn từ bao lâu rồi. • Nếu quý vị được chủng ngừa vì bị nhiễm bệnh dại tại một quốc gia khác, quý vị nên tìm chi tiết về các sản phẩm đã sử dụng, gồm cả bản sao nhãn ghi của globulin miễn nhiễm và thuốc chủng ngừa. Cho chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị tại B.C. xem các chi tiết này để chắc chắn là như vậy đã đủ. Hãy nghĩ đến việc trở về Canada để chăm sóc y tế. Ưng Thuận của Vị Thành Niên Chín Chắn Cha mẹ hoặc người giám hộ và các con nên nói chuyện với nhau về vấn đề ưng thuận chủng ngừa. Sẽ có nỗ lực xin phép cha mẹ/người giám hộ hoặc người đại diện ưng thuận trước khi chủng ngừa. Tuy nhiên, luật cho phép trẻ em dưới 19 tuổi mà hiểu được các lợi ích và phản ứng có thể xảy ra của mỗi loại thuốc chủng và rủi ro khi không chủng ngừa thì có thể ưng thuận hoặc từ chối chủng ngừa. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị.

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích