menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Acid Tranexamic – Thuốc cầm máu và thuốc chống tiêu sợi huyết

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

5740

Bài viết thứ 00/04 thuộc chủ đề “Thuốc cầm máu và thuốc chống tiêu sợi huyết”

Tên chung quốc tế Acid Tranexamic

Tranexamic acid.

Dạng thuốc và hàm lượng Acid Tranexamic

Viên nén 250 mg, 500 mg, 1.000 mg, ống tiêm 250 mg, 500 mg (100 mg/ml).

acid-tranexamic---thuoc-cam-mau-va-thuoc-chong-tieu-soi-huyet.

Hình Acid Tranexamic – Thuốc cầm máu và thuốc chống tiêu sợi huyết

Chỉ định Acid Tranexamic

Điều trị và phòng ngừa chảy máu do tiêu sợi huyết nguyên phát. Dự phòng chảy máu khi phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc nhổ răng cho các bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao như hemophili. Chảy máu mũi, biến chứng chảy máu do dùng thuốc tiêu huyết khối quá liều.

Chống chỉ định Acid Tranexamic

Bệnh huyết khối, mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng Acid Tranexamic

Suy thận (Phụ lục 4), đái máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, phụ nữ có thai (Phụ lục 2).

Liều lượng và cách dùng Acid Tranexamic

Đường uống: 15 – 25 mg/kg/lần, 2 đến 3 lần/ngày. Chảy máu mũi, rong kinh: 1 g/lần, 3 lần/ngày trong 4 ngày, cao nhất 4 g/ngày.

Đường tiêm tĩnh mạch chậm: 0,5 – 1 g/lần, 2 – 3 lần /ngày.

Tác dụng không mong muốn Acid Tranexamic

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, rối loạn thị giác kiểu loạn màu, huyết khối (hiếm), hạ huyết áp sau tiêm tĩnh mạch.

Xử trí: Giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Quá liều và xử trí Acid Tranexamic

Triệu chứng: Chưa có thông báo về trường hợp quá liều acid tranexamic. Những triệu chứng quá liều có thể là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng và/hoặc hạ huyết áp tư thế đứng.

Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày và dùng than hoạt. Truyền dịch và điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản Acid Tranexamic

Bảo quản acid tranexamic trong đồ đựng kín, để nơi khô ráo, mát và tránh ánh sáng mạnh.

http://nidqc.org.vn/duocthu/428/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích