menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Phytomenadion – Thuốc cầm máu và thuốc chống tiêu sợi huyết

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

2009

Bài viết thứ 00/08 thuộc chủ đề “Thuốc cản quang dùng trong chẩn đoán X - quang”

(Vitamin K)

Tên chung quốc tế Phytomenadion

Phytomenadione (vitamin K1).

Dạng thuốc và hàm lượng Phytomenadion

Phytomenadion - Thuốc cầm máu và thuốc chống tiêu sợi huyết

Viên nén 5 mg và 10 mg. ống tiêm 1 mg/0,5 ml, 5 mg/1 ml hay cao hơn nữa (loại 0,5 ml dành cho trẻ sơ sinh).

Chỉ định Phytomenadion

Thiếu vitamin K do kém hấp thu thường do các bệnh gan mật. Xuất huyết và nguy cơ xuất huyết do giảm tỷ lệ prothrombin chủ yếu là các trường hợp đang điều trị thuốc kháng vitamin K. Điều trị và dự phòng xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh.

Chống chỉ định Phytomenadion

Bệnh nhân quá mẫn với vitamin K và các thành phần khác của thuốc.

Thận trọng Phytomenadion

Phytomenadion (vitamin K1): Thận trọng khi tiêm. Nếu tiêm tĩnh mạch thì tiêm rất chậm, không nên tiêm bắp khi đang có xuất huyết. Giảm liều đối với người già và người bệnh có tổn thương gan (Phụ lục 5). Cần theo dõi đặc biệt với trẻ sơ sinh. Với phụ nữ mang thai những tháng cuối của thai kỳ: Chỉ dùng nếu thật cần thiết (Phụ lục 2).

Tương tác thuốc Phytomenadion

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Phytomenadion

Điều trị nguy cơ xuất huyết và xuất huyết (do dùng thuốc kháng vitamin K):

Nguy cơ xuất huyết và xuất huyết nhẹ: 5 – 10 mg phytomenadion tiêm tĩnh mạch chậm hoặc uống.

Xuất huyết trung bình: 10 – 20 mg phytomenadion tiêm tĩnh mạch chậm hoặc uống.

Xuất huyết nặng: 10 – 25 mg phytomenadion tiêm tĩnh mạch chậm.

Điều trị xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh:

Điều trị: 1 mg phytomenadion tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp. Nhắc lại sau 8 giờ nếu cần.

Dự phòng: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 0,5 – 1 mg hoặc uống 2 mg ngay sau khi sinh rồi tiếp tục một liều như vậy sau 4 – 7 ngày và đối với trẻ bú mẹ uống liều thứ 3 (2 mg) sau 1 tháng.

Tác dụng không mong muốn Phytomenadion

Nóng bừng, toát mồ hôi, hạ huyết áp, chóng mặt, mạch yếu, hoa mắt, tím tái, vị giác thay đổi và choáng phản vệ.

Cách xử trí: Giảm liều hoặc ngừng thuốc. Điều trị bằng các thuốc chống phản ứng quá mẫn.

Quá liều và xử trí Phytomenadion

Phytomenadion có thể kháng nhất thời các chất chống đông ức chế prothrombin, đặc biệt khi dùng liều lớn phytomena- dion. Nếu đã dùng liều tương đối lớn phytomenadion, thì có thể phải dùng liều thuốc chống đông ức chế prothrombin lớn hơn liều bình thường một ít, hoặc dùng một chất tác dụng theo cơ chế khác như heparin natri.

Độ ổn định và bảo quản Phytomenadion

Phytomenadion cần tránh ánh sáng và bảo quản ở dưới 30 o C. Không được bảo quản lạnh thuốc tiêm phytomena- dion. Không được dùng thuốc tiêm đã bị tách pha hoặc có xuất hiện các giọt dầu.

http://nidqc.org.vn/duocthu/431/

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích