menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Vacxin sởi – Miễn dịch chủ động phòng sởi

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

181

Bài viết thứ 00/02 thuộc chủ đề “Vaccin sởi”

Tên chung quốc tế Vaccin sởi

Vaccinum morbillorum vivum

Dạng thuốc và hàm lượng Vaccin sởi

Thuốc tiêm: lọ đơn liều bột đông khô virus sởi sống giảm độc lực để pha thành 0,5 ml. Chế phẩm có neomycin.

Vaccin sởi

Vaccin sởi

Chỉ định Vaccin sởi

Miễn dịch chủ động phòng sởi.

Chống chỉ định Vaccin sởi

Xem phần giới thiệu Mục 19.2; mẫn cảm với bất cứ thành phần nào (kháng sinh) của vaccin. Mẫn cảm với trứng. Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thận trọng Vaccin sởi

Xem phần giới thiệu Mục 19.2; người mang thai (Phụ lục 2).

Tương tác thuốc Vaccin sởi

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Vaccin sởi

Với mỗi chế phẩm vaccin sởi, phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Thường dùng như sau:

Cách dùng : Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu ở mặt ngoài cánh tay. Sau khi pha, vaccin phải tiêm ngay càng sớm càng tốt. Chú ý các chất sát khuẩn vùng tiêm có thể làm bất hoạt virus sống của vaccin.

Liều dùng : Tiêm phòng sởi cho trẻ em, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, trẻ nhỏ 9 tháng tuổi, 0,5 ml.

Dự phòng cho trẻ dễ mắc sau khi tiếp xúc với sởi, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sâu, trẻ trên 9 tháng tuổi, 0,5 ml.

Tác dụng không mong muốn Vaccin sởi

Xem phần giới thiệu Mục 19.2; phát ban đôi khi có co giật; hiếm có viêm não và giảm tiểu cầu.

Độ ổn định và bảo quản Vaccin sởi

Vaccin đông khô cần được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ 2 – 8 o C. Sau khi pha, vaccin cần giữ ở nhiệt độ 2 – 8 o C và loại bỏ nếu không dùng sau 8 giờ. Dung dịch vẩn đục không được dùng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/611/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích