menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Tìm hiểu về viêm túi mật do sỏi

user

Ngày:

31/08/2018

user

Lượt xem:

378

Bài viết thứ 18/30 thuộc chủ đề “Các bệnh về nội Tiêu hóa”

Viêm túi mật là thuật ngữ để chỉ tình trạng viêm của túi mật. Hầu hết nguyên nhân của viêm túi mật là do sỏi mật. Một người bị viêm túi mật đều phải nhập viện để điều trị với thuốc giảm đau, truyền dịch (đôi lúc cả kháng sinh) qua đường tĩnh mạch. Tình trạng viêm của túi mật có thể thuyên giảm với điều trị trên. Tuy nhiên, cắt túi mật được khuyên để tránh các đợt tái phát của viêm túi mật sau này.

Tổng quát về mật và túi mật

Tổng quan về túi mật

Mật là một loại dịch được tạo ra ở gan. Dịch mật bao gồm nhiều thành phần như: sắc tố mật, muối mật, cholesterol và lecithin. Dịch mật đi qua những ống nhỏ gọi là ống mật. Các ống mật nối với nhau (giống như các nhánh của cành cây) để hình thành ống mật chính. Dịch mật chảy xuống túi mật, vào ống mật chủ và vào trong ruột.

Túi mật nằm dưới gan ở bên phải của phần bụng trên. Nó giống một túi đổ dịch mật vào trong ống mật chính. Nó còn là một nơi dự trữ dịch mật. Túi mật co bóp khi chúng ta ăn bằng cách đẩy dịch mật vào trong ống mật chủ. Dịch mật chảy trong ống mật chủ rồi đổ vào trong tá tràng (phần đầu tiên của ruột non tiếp sau dạ dày). Dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các chất béo.

Viêm túi mật là gì và mức độ phổ biến của bệnh?

Viêm túi mật được định nghĩa đơn giản là tình trạng viêm của túi mật. Số lượng bệnh nhân chính xác theo các thống kê tại Anh còn chưa rõ. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh hiếm gặp và được xem là 1 trong những bệnh lý thường gặp làm bệnh nhân phải nhập viện. Phụ nữ thường bị viêm túi mật hơn nam giới.

Triệu chứng của viêm túi mật là gì?

Các triệu chứng có khuynh hướng tiến triển nhanh sau vài giờ, bao gồm:

  • Đau phần bụng trên (triệu chứng chính), thường ở vị trí phía dưới bờ sườn bên phải. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên vai phải. Cơn đau tăng lên khi hít sâu.
  • Bệnh nhân có thể thấy buồn nôn, nôn và sốt.

Nguyên nhân của viêm túi mật là gì?

Hầu hết các trường hợp viêm túi mật là do sỏi.

Sỏi xuất hiện do dịch mật lắng đọng lại hình thành nên. Sỏi mật thường chứa chất béo (giống cholesterol) được đặc lại và cứng lên. Thỉnh thoảng sắt tố mật hoặc canxi lắng đọng lại hình thành nên sỏi mật. Số lượng sỏi có thể thay đổi từ vài sỏi đến nhiều sỏi. Đôi khi chỉ có 1 sỏi lớn được hình thành. Khoảng 1/3 nữ và 1/6 nam xuất hiện sỏi trong giai đoạn sống. Sỏi mật thường gặp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi.

Hầu hết những người có sỏi mật thường không có triệu chứng và cũng không biết có sự hiện diện của chúng. Đa số trường hợp, những viên sỏi mật sống hòa bình trong túi mật và không gây hại gì. Tuy nhiên, một vài người có thể có vấn đề với sỏi mật.

Gan sản xuất mật dẫn xuống ống mật

Làm cách nào mà sỏi mật gây nên viêm túi mật?

Viêm túi mật là tình trạng bệnh có thể được gây ra bởi sỏi mật. Khoảng 19/20 trường hợp viêm túi mật được gây ra bởi sỏi mật. Vấn đề xảy ra khi sỏi mật bị kẹt lại trong các ống túi mật (đây là ống dẫn mật từ túi mật ra ngoài ống mật chủ). Mật sau đó sẽ bị ứ lại, làm cho túi mật căng phồng ra. Do đó, thành túi mật trở nên viêm, thỉnh thoảng bị nhiễm trùng. Túi mật bị nhiễm trùng sẽ dễ bị biến chứng hơn.

Xem thêm bài " Sỏi mật " của Bs BS.TS. Phạm Nguyên Quý và ThS.BS. NGUYỄN HẢI NAM

Các nguyên nhân gây viêm túi mật ít gặp hơn

1/20 trường hợp bị viêm túi mật không ghi nhận có sỏi mật. Những trường hợp như vậy không xác định được túi mật bị viêm và nhiễm trùng là do nguyên nhân gì.

Viêm túi mật được chẩn đoán như thế nào?

Siêu âm bụng là xét nghiệm được thực hiện để xác định chẩn đoán. Đây là xét nghiệm không gây đau sử dụng sóng siêu âm để thăm dò ổ bụng. Siêu âm bụng có thể phát hiện sỏi mật và xác định liệu thành của túi mật có dày hay không (trong trường hợp viêm túi mật). Nếu chẩn đoán không chắc chắn thì những xét nghiệm hình ảnh học chuyên sâu khác có thể được thực hiện.

Viêm túi mật được điều trị như thế nào?

Bệnh nhân phải được nhập viện điều trị. Bệnh nhân không được ăn hoặc uống (để làm cho túi mật nghỉ ngơi), sau đó sẽ được truyền dịch và giảm đau tĩnh mạch. Với điều trị ban đầu như vậy, những viên sỏi gây tắc nghẽn thường sẽ rơi lại vào trong lòng túi mật, và tình trạng viêm và các triệu chứng của bệnh nhân sẽ thuyên giảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng thì bệnh nhân sẽ được dùng thêm kháng sinh đường tĩnh mạch.

Túi mật thường sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật thường được thực hiện trong vòng vài ngày sau khi nhập viện. Đôi khi phẫu thuật được trì hoãn vài tuần đến khi tình trạng viêm của túi mật thuyên giảm. Các kỹ thuật cắt túi mật khác nhau được thực hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Phẫu thuật nội soi thường được sử dụng nhất để loại bỏ túi mật. Phẫu thuật này chỉ để lại những đường cắt nhỏ trên ổ bụng và sau này chỉ còn là những sẹo nhỏ. Phẫu thuật được thực hiện với sự trợ giúp của các ống soi nhỏ được đưa vào trong ổ bụng qua những lỗ  nhỏ trên bụng. Các dụng cụ này cho phép phẫu thuật viên nhìn thấy được túi mật và lấy túi mật ra một cách dễ dàng. Phẫu thuật nội soi có thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân.

Một số bệnh nhân cần được dùng cách phẫu thuật truyền thống để loại bỏ túi mật. Cách phẫu thuật này cần đường rạch ở bụng lớn hơn.

Nếu túi mật không được cắt thì bệnh nhân vẫn có cơ hội hồi phục vì tình trạng viêm có thể sẽ thuyên giảm với điều trị thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc các đợt viêm túi mật cấp sau này. Đó là lý do tại sao bệnh nhân bị viêm túi mật nên được phẫu thuật cắt túi mật để tránh tái phát về sau.

Các biến chứng có thể gặp của viêm túi mật?

Nếu không được điều trị hoặc điều trị bị chậm trễ, một số trường hợp viêm túi mật có thể trở nên nhiễm trùng nặng. Một số phần mô của túi mật bị chết và hoại tử. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, là 1 tình trạng rất nặng và đe dọa tính mạng. Những biến chứng khác bao gồm thủng túi mật, dò mật vào ruột cũng có thể gặp.

Sau khi phẫu thuật cắt túi mật

Bệnh nhân không cần túi mật để tiêu hóa thức ăn. Dịch mật vẫn chảy từ gan xuống ruột khi túi mật bị cắt. Tuy nhiên, sẽ không còn nơi nào để dự trữ mật giữa các bữa ăn. Khi bệnh nhân ăn, dịch mật sẽ chảy trực tiếp từ gan xuống ruột để tiêu hóa thức ăn.

Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau khi túi mật bị cắt. Tuy nhiên, đến 50% bệnh nhân bị cắt túi mật có đau bụng hoặc chướng bụng nhẹ theo thời gian. Các triệu chứng này thường thấy sau các bữa ăn có nhiều chất béo. Một số bệnh nhân nhận thấy sau khi cắt túi mật họ đi cầu nhiều hơn, giống như tiêu chảy mức độ nhẹ. Vấn đề này có thể được điều trị bằng các thuốc chống tiêu chảy.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/cholecystitis

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích