menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Đo đậm độ xương (DEXA Scan)

user

Ngày:

20/11/2018

user

Lượt xem:

1455

Bài viết thứ 28/38 thuộc chủ đề “Các loại xét nghiệm”

Chú ý: Đo đậm độ xương còn được gọi là đo mật độ xương, đo loãng xương, đo độ loãng xương. Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

DEXA scan là gì và kỹ thuật này đo cái gì?

DEXA nghĩa là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X-ray absorptiometry). Kỹ thuật này dùng để đo đậm độ xương. Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô nào có đậm độ càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp. Nước và không khí có đậm độ thấp hơn các vật rắn như xương bởi vì các phân tử nước và khí không được giữ chặt vào nhau. Nhìn chung, đậm độ xương càng cao, xương càng chắc khỏe và khó gãy.

Có hai kiểu máy đo đậm độ xương:

  • Máy DEXA trung tâm (Central DEXA devices) là những thiết bị lớn có thể đo đậm độ xương trục như cột sống và xương chậu.

Máy DEXA trung tâm

Hình: Máy DEXA trung tâm (Central DEXA devices)

  • Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices) là những thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được, dùng để đo đậm độ xương ngoại vi như cổ tay, gót chân hoặc ngón tay.

máy DEXA ngoại biên máy DEXA ngoại biên

Hình: Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices)

DEXA scan hoạt động như thế nào?

DEXA scan dùng tia X năng lượng thấp (low-energy X-rays). Một thiết bị chiếu tia X từ hai nguồn khác nhau đi qua vùng xương cần đo đậm độ. Xương sẽ không cho một lượng xác định tia X đi qua. Đậm độ xương càng cao, tia X đi xuyên qua nó càng ít. Bằng cách dùng hai nguồn phát tia X thay vì một sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác trong đo đậm độ xương.

Lượng tia X phát ra từ hai nguồn khác nhau đi xuyên qua xương được đo bằng một đầu dò. Những tín hiệu này được truyền đến máy tính có thể tính được điểm trung bình của đậm độ xương (score of the average density of the bone). Điểm thấp nghĩa là đậm độ xương thấp hơn bình thường, một lượng chất khoáng của xương đã bị mất, vì vậy xương sẽ dễ gãy hơn.

Thực hiện DEXA scan như thế nào?

Bạn nằm ngửa trên bàn và được yêu cầu nằm yên trong khi đầu dò tia X (X-ray detector) đến trên vùng cần đo đậm độ xương. Máy X quang sẽ chiếu tia X hướng về phía đầu dò. Các xương được đo thông thường là cột sống, xương vùng chậu và xương cổ tay. Đây là những vùng xương dễ gãy nhất do loãng xương. Kỹ thuật này thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào được đo, và thiết bị sử dụng là thiết bị trung tâm hay ngoại biên. Thiết bị ngoại biên có thể tìm thấy ở các phòng khám tổng quát và có thể được dùng để kiểm tra đậm độ xương gót chân, cổ tay hoặc ngón tay. Bạn không cần bất kỳ chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm DEXA scan.

Ai là người cần làm DEXA scan?

Bạn cần được làm DEXA scan nếu bạn có nguy cơ loãng xương cao. Giai đoạn đầu loãng xương thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bị loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương (Xem bài Loãng xương). Nếu DEXA scan cho thấy bạn bị loãng xương, bạn sẽ được hướng dẫn và điều trị làm xương chắc khỏe hơn. Vì vậy, cần làm DEXA scan nếu bạn:

  • Bị gãy xương sau khi té hoặc chấn thương nhẹ.
  • Giảm chiều cao do gãy đốt sống.
  • Sử dụng steroid từ 3 tháng trở lên.
  • Mãn kinh sớm (nhỏ hơn 45 tuổi).
  • Có những đợt mất kinh kéo dài hơn một năm trước khi mãn kinh.
  • Có những bệnh lý liên quan đến loãng xương như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý đại tràng.
  • Tiền sử gia đình họ ngoại bị gãy xương vùng chậu.
  • Chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) nhỏ hơn 19 (nếu bạn rất nhẹ cân).

Tài liệu tham khảo

www.patient.co.uk/health/dexa-scan

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích