menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Sữa mẹ có điều trị được nhiễm trùng mắt hay không ?

user

Ngày:

30/08/2018

user

Lượt xem:

249

Bài viết thứ 50/183 thuộc chủ đề “Các bài viết của Bác sĩ Trần Công”

Sữa mẹ cũng cấp dinh dưỡng lí tưởng cho trẻ kể cả các kháng thể chống lại bệnh tật. Rất nhiều bà mẹ tin rằng nó có thể chữa được nhiễm trùng mắt cũng như các bệnh tật nhiễm trùng khác. Trong khi các dẫn chứng dân gian có vẻ áp đảo trên toàn mạng xã hội thì các bằng chứng về mặt khoa học lại khá khiêm tốn.

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng và/hoặc sưng nề lớp màng bao phủ mắt. Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, khó chịu và tiết dịch mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm kết mạc là do virus gây ra, cũng được gọi là bệnh đau mắt đỏ, bệnh này lây lan rất mạnh giữa các trẻ ở trường học.

Viêm kết mạc do siêu vi thường tự khỏi trong vòng 1 tuần mà không cần điều trị gì. Viêm kết mạc do vi khuẩn thì hiếm gặp hơn và thường được điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt (1). Tình trạng dị ứng hay kích ứng cũng có thể gây viêm kết mạc ở trẻ em (2).

Trẻ nhỏ có thể bị tắc ống dẫn lệ là nguyên nhân gây đổ nước mắt sống đôi khi là tiết ghèn. Tắc ống dẫn lệ thỉnh thoảng có thể bị từng đợt đối với trẻ dưới 1 tuổi, do vậy nên tới bác sĩ để được điều trị.(2)

Có nghiên cứu khoa học nào dùng sữa mẹ để điều trị nhiễm trùng mắt hay không?

Có 3 nghiên cứu có thể giải đáp được vấn đề này, nhưng tất cả các nghiên cứu này đều được thực hiện trên trẻ sơ sinh. Không có nghiên cứu nào về việc dùng sữa mẹ để chữa viêm kết mạc ở trẻ lớn hơn cả.

Lưu ý rằng, sữa non đã được sử dụng trong các nghiên cứu sắp trình bày dưới đây. Sữa non là sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau sanh.trong sữa non có 1 hàm lượng kháng thể khá cao so với sữa trưởng thành

Nghiên cứu thứ 1

Được tiến hành tại ẤN ĐỘ, người ta nhỏ sữa non vào mắt của 51 đứa trẻ trong 3 ngày và 72 trẻ đối chứng không được nhỏ sữa (3). Khoảng 35 % số trẻ không được nhỏ sữa và chỉ 6 % số trẻ được nhỏ sữa non bị viêm kết mạc trong thời gian theo dõi. Thoạt đầu kết quả này cho thấy có vẻ sữa non đã có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm trùng kết mạc. Nhưng thật không may, đây là điển hình về nghiên cứu mắc phải rất nhiều vấn đề trong thiết kế nghiên cứu, và các dữ liệu kết quả này không thể sử dụng được. Thật vậy, trong suốt 4 năm trước khi tiến hành nghiên cứu, bệnh viên chỉ ghi nhận có 5 % bị viêm kết mạc vậy thì tại sao trong nhóm chứng (72 trẻ này) lại có đến 35% trẻ bị nhiễm trùng mắt? Điều này không minh bạch. Những đứa trẻ được nhỏ sữa non là những đứa sinh ra ở khu khu phía Nam của bệnh viện rất nhiều trong số chúng là sinh mổ. Trong khi những đứa trẻ đối chứng lại được sinh ra ở khu phía Bắc và tất cả chúng đều sinh thường qua đường âm đạo. Sẽ tốt hơn nếu phân phối sữa non và không dùng sữa nhỏ mắt 1 cách ngẫu nhiên trong từng nhóm để cân bằng nguy cơ phơi nhiễm ở cả 2 nhóm (sinh khu phía Bắc và sinh ở khu phía nam bệnh viện) có khi nào ở khu phía bắc đã xảy ra 1 vụ dịch trong suốt 2 tháng tiến hành nghiên cứu?

Nghiên cứu thứ 2

Đây là 1 nghiên cứu in vitro (in vitro = thí nghiệm ngoài cơ thể sống, thử nghiệm trong ống nghiệm, trong nghiên cứu này người ta làm trên các đĩa nuôi cấy vi trùng chứ không thử nghiệm trên người) Dùng chất tiết từ mắt bị nhiễm trùng của 22 đứa trẻ mới sinh người Nigerian) (4).

Những đứa trẻ bị nhiễm trùng mắt được phết mắt, và vi khuẩn trong dịch phết được thử nghiệm với các chế phẩm khác nhau bao gồm: kháng sinh, sữa non và sữa trưởng thành. Phần lớn vi khuẩn được tìm thấy trong dịch mắt của những trẻ này là tụ cầu vàng và coliform. biểu đồ dưới đây là kết quả về độ nhạy của vi khuẩn với kháng sinh, sữa non và sữa trưởng thành.

Sữa mẹ có điều trị được nhiễm trùng mắt hay không ?

Trong biểu đồ này ta thấy, sự phát triển của tụ cầu vàng bị ức chế 100% bởi kháng sinh gentamycin, 80% bởi Cloxacin, 60% bởi Ceftazidime, chỉ 50% bởi sửa non và sữa trưởng thành không ức chế được % vi khuẩn nào

Vậy nghiên cứu này nói với chúng ta điều gì? Kháng sinh hiệu quả hơn nhỏ sữa trong việc ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt. Hiệu quả của sữa mẹ chống lại vi khuẩn phụ thuộc vào loại nhiễm trùng và sữa non hiệu quả hơn sữa trưởng thành.

Đối với vi khuẩn Coliform, hiệu quả cao nhất thuộc về kháng sinh ceftazidime (trên 70 %) sau đó là sữa non (gần 60 %) rồi đến kháng sinh gentamycin (hơn 40 %) sữa trưởng thành thấp nhất chỉ gần 30 %.

Hãy nhớ rằng, nghiên cứu này chỉ thực hiện được trên 2 loại vi khuẩn là tụ cầu vàng và Coliform trong khi có rất nguyên nhân khác cũng gây viêm kết mạc, và không đề cập tới nhiễm trùng do virus. Thêm vào đó chúng ta phải luôn luôn cẩn thận với các nghiên cứu in vitro bởi vì sự phát triển của vi khuẩn trên đĩa cấy có thể khác với sự phát triển của nó trên mắt người.

Nghiên cứu thứ 3

Đây là 1 nghiên cứu hồi cứu nhỏ tiến hành ở Tây Ban Nha, so sánh việc nhỏ sữa mẹ và nhỏ kháng sinh trong chứng tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh (5). Kết quả cho thấy, hiện tượng tắc lệ đạo được giải quyết nhanh hơn ở nhóm nhỏ sữa mẹ so với nhóm nhỏ kháng sinh.

Bàn luận

Một số lưu ý cần ghi nhớ

  • Các nghiên cứu trên được thực hiện với sữa non (là sữa tiết ra trong vài ngày đầu)
  • Trẻ em trong các nghiên cứu trên là trẻ sơ sinh (1-28 ngày tuổi)- không có nghiên cứu trên trẻ lớn.
  • Nghiên cứu in vitro có sự cách biệt với nghiên cứu in vivo (thực hiện trên mô sống, người sống)

Bàn luận

Đa số viêm kết mạc ở trẻ em là viêm kết mạc do virus, bệnh thường tự khỏi trong 1 tuần mà không cần điều trị gì. Không có nghiên cứu nhỏ sữa vào mắt trẻ ngoài tuổi sơ sinh, không có nghiên cứu trên viêm kết mạc virus, vậy để bệnh tự khỏi theo quy luật tự nhiên của nó hay là nhỏ sữa vào để chờ đợi 1 kết quả không rõ ràng – không được nghiên cứu

=> Điều này tùy quyết định của mỗi mẹ nhé!

Đối với viêm kết mạc do 2 loại vi khuẩn trên, đối với tụ cầu rõ ràng kháng sinh hiệu quả hơn rất nhiều so với sữa mẹ, và sữa mẹ trưởng thành hoàn toàn không có tác dụng gì. Sữa non ức chế được 50 % vi khuẩn tụ cầu. vậy có 2 lựa chọn cho các mẹ

Lựa chọn 1. Nhỏ sữa trưởng thành của mình vào: chắc chắn không diệt được vi khuẩn, trì hoãn thời gian điều trị, bệnh ngày càng nặng hơn.

Lựa chọn 2. Chỉ nhỏ SỮA NON: xác suất thành công 50%, 50% thất bại bệnh nặng hơn do trì hoãn điều trị bởi kháng sinh.

Lựa chọn 3. Nhỏ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ: Hầu như chắc chắn bệnh sẽ được giải quyết

Chọn phương án nào các mẹ hãy cân nhắc.

Phân tích tương tự với vi khuẩn Coliform.

Đối với tắc lệ đạo

  • 75- 90 % các trường hợp tắc lệ đạo sẽ tự giải quyết trong vòng 6 tháng mà không cần làm gì hoặc chỉ mát xa góc mắt.
  • Nhỏ kháng sinh vào mắt trong tắc lệ đạo không biến chứng rõ ràng là không mang lại lợi ích gì, vì vậy cái nghiên cứu này rất là vớ vẩn.
  • Nhỏ sữa non vào mắt có vẻ mang lại 1 chút lợi ích so với nhỏ kháng sinh

Nghiên cứu không so sánh việc nhỏ sữa non vào mắt so với việc mát xa góc mắt và theo dõi nên không thể kết luận nhỏ sữa non và mát xa + theo dõi cái nào có lợi hơn. Chưa tính đến chuyện nhỏ kháng sinh vào mắt có thể gây ra những phản ứng không có lợi – làm ảnh hưởng tới kết quả khi so sánh với nhóm trẻ được nhỏ sữa non. Nhỏ sữa trưởng thành trong tắc lệ đạo không được nghiên cứu, vậy lấy đâu ra sữa non để mà nhỏ trong suốt mấy tháng?

Vậy nhỏ hay không nhỏ, mỗi mẹ hãy tự cân nhắc

Trong thực tế, các bé tới phòng khám của tôi vì chứng tắc lệ đạo tôi chỉ khuyên các mẹ về mát xa góc mắt vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lí khi đổ ghèn nhiều, đa số các cháu tự hết sau 1-2 tháng.

Tài liệu tham khảo

  1. PubMed Health. Conjunctivitis. A.D.A.M. Medical Encyclopedia 2010 [cited 2011 November 6].
  2. Fields, D. and A. Brown. Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby’s First Year. 3rd ed. Boulder, CO: Windsor Peak Press. 2008
  3. Singh, M., P.S. Sugathan, and R.A. Bhujwala. Human colostrum for prophylaxis against sticky eyes and conjunctivitis in the newborn. J Trop Pediatr. 28(1): p. 35-7. 1982.
  4. Ibhanesebhor, S.E. and E.S. Otobo. In vitro activity of human milk against the causative organisms of ophthalmia neonatorum in Benin City, Nigeria. J Trop Pediatr. 42(6): p. 327-9. 1996.
  5. Verd, S. Switch from antibiotic eye drops to instillation of mother’s milk drops as a treatment of infant epiphora. J Trop Pediatr. 53(1): p. 68-9. 2007
  6. https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/733231263541063
  7. https://scienceofmomdotcom.files.wordpress.com/…/conjunctiv…
keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích