menu toggle
list list 0
Đã thích Thích

Cách ứng phó với những khó khăn ở tuổi dậy thì

user

Ngày:

15/10/2013

user

Lượt xem:

3378

Bài viết thứ 02/03 thuộc chủ đề “Bố Mẹ cần biết khi con ở tuổi thanh niên”

Bạn thức tới hai giờ sáng, ăn uống nhảy múa gào thét và bạn thấy mệt mỏi khi đến trường ngày hôm sau. Vậy tại sao từ “thiếu niên” khiến bạn lo lắng quá nhiều?

Khi bạn nghĩ rằng những năm tháng thiếu niên là một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ về thể chất mà còn về mặt đạo đức và trí tuệ, thì cũng dễ hiểu rằng đây là khoảng thời gian có nhiều hiểu lầm và biến động trong gia đình.

Mặc dù người lớn hay có định kiến không tốt về thanh thiếu niên, nhưng thật ra lứa tuổi này tràn đầy năng lượng, có suy nghĩ và lý tưởng sống, với mối quan tâm mạnh mẽ về sự công bằng và quyền lợi. Vì vậy, mặc dù đây có thể là khoảng thời gian xung đột giữa cha mẹ và trẻ, những năm thiếu niên cũng là thời gian để cha mẹ giúp đỡ để trẻ phát triển thành những cá nhân riêng biệt sau này.

Hiểu biết về những năm niên thiếu

Vì vậy chính xác khi nào bắt đầu tuổi vị thành niên? Thông điệp gửi đến tất cả các bạn nhỏ là: khác nhau ở mỗi người. Có người sớm, có người muộn, có người phát triển nhanh, có người chậm nhưng đều. Nói cách khác, sự phát triển bình thường có phạm vi rất rộng.

Nhưng phân biệt giữa tuổi dậy thì và tuổi vị thành niên lại khá quan trọng. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng dậy thì là tuổi phát triển các cơ quan sinh dục như vú, thời kỳ kinh nguyệt, lông và râu. Đây chắc chắn là những dấu hiệu dễ thấy nhất của tuổi dậy thì và sắp tới tuổi trưởng thành, nhưng ở những trẻ đang có những thay đổi về thể chất (từ 8 đến 14 tuổi hoặc hơn), đồng thời cũng có một loạt các thay đổi mà không phải là dễ dàng nhìn thấy từ bên ngoài. Đó là những thay đổi của lứa tuổi vị thành niên.

Nhiều trẻ thể hiện sự khởi đầu của giai đoạn vị thành niên qua những thay đổi ngoạn mục trong cách hành xử với cha mẹ. Họ đang bắt đầu tách ra cha mẹ để trở nên độc lập hơn. Cùng lúc đó, trẻ tuổi này đang ngày càng chú trọng về cách những người khác, đặc biệt là bạn đồng trang lứa, nhìn chúng và cố gắng để hòa hợp. Khi đó, ảnh hưởng của bạn đồng lứa trở nên quan trọng hơn cả cha mẹ khi trẻ quyết định một điều gì.

Trẻ thường bắt đầu “thử” làm khác về ngoại hình và nhân dạng, và trẻ trở nên rất coi trọng việc khác biệt với những người cùng lứa tuổi, điều mà có thể để hậu quả là những căng thẳng và xung đột dai dẳng trong gia đình.

Cứng đầu ở tuổi niên thiếu

Một trong các mẫu thường thấy của tuổi vị thành niên là sự nổi loạn. Thanh thiếu niên nổi loạn liên tục mâu thuẫn với cha mẹ. Mặc dù xảy ra với một số trẻ và đây thời điểm của những cảm xúc thất thường, tuýp này chắc chắn không đại diện cho hầu hết thiếu niên.

Nhưng mục tiêu chính của những năm thanh thiếu niên là sự độc lập. Để điều này xảy ra, thanh thanh thiếu niên sẽ tách dần khỏi cha mẹ – đặc biệt với người mà họ gần gũi nhất. Điều này diễn ra khi trẻ luôn thấy sự khác biệt trong suy nghĩ của chúng và cha mẹ hoặc không muốn quẩn quanh bên họ như chúng từng làm khi còn nhỏ.

Khi thanh niên trưởng thành, họ bắt đầu suy nghĩ trừu tượng và có lý trí. Họ thành lập nguyên tắc đạo đức riêng. Và khi đó, các bậc cha mẹ sẽ thấy những đứa con xưa kia sẵn sàng nghe  theo để làm vừa lòng cha mẹ đột nhiên bắt đầu khẳng định mình – và ý kiến của mình – mạnh mẽ và nổi loạn chống lại quyền kiểm soát của cha mẹ.

Bạn cần phải nhìn lại việc mình đã cho con đủ tự do như một cá nhân chưa và hãy tự hỏi những câu như: “mình có phải là một phụ huynh kiểm soát con cái?”, “mình có thấu hiểu con?” và ” mình có cho phép con có ý kiến và nhận định riêng mà khác biệt với mình?”. 

Lời khuyên cho việc nuôi dạy trẻ vị thành niên

Bạn đang tìm cách để trải qua thời gian này? Dưới đây là một số mẹo:

Giáo dục chính mình

Đọc sách về thanh thiếu niên. Nghĩ lại về bản thân khi ở lứa tuổi này. Hãy nhớ rằng bạn đã đấu tranh với mụn trứng cá hoặc mắc cỡ như thế nào khi phát triển sớm/ hoặc trễ. Hãy đợi những thay đổi tâm trạng trong đứa con ngoan của bạn, và chuẩn bị tâm lý cho nhiều cuộc xung đột khi chúng trưởng thành như là một cá nhân. Phụ huynh lường trước những gì sẽ xảy ra biết cách xử lý tốt hơn. Và biết càng nhiều, bạn sẽ chuẩn bị càng tốt.

Trò chuyện với trẻ đủ sớm

Nói về kinh nguyệt hoặc những giấc mơ ướt sau khi trẻ đã trải qua nghĩa là đã quá muộn. Trả lời cho trẻ em các câu hỏi về cơ thể, chẳng hạn như sự khác biệt giữa các bé trai và gái và trẻ sơ sinh đến từ đâu. Nhưng không nên cung cấp quá nhiều thông tin, chỉ trả lời câu hỏi của chúng. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy giúp con bạn tìm câu trả lời từ một ai đó, như một người bạn tin cậy hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn.

Bạn biết về con mình. Bạn có thể nghe khi con bắt đầu những câu chuyện cười về tình dục hoặc khi chăm chút đến vẻ bề ngoài. Đây là thời điểm tốt để đặt câu hỏi của riêng bạn chẳng hạn như:

  • Con có nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể?
  • Con có bất kỳ cảm giác lạ nào không?
  • Con có thỉnh thoảng buồn và không biết tại sao?

Khám sức khỏe định kỳ hàng năm là một thời gian tuyệt vời để nói về vấn đề này. Bác sĩ có thể thông báo về giai đoạn tiền niên thiếu của trẻ – và với bạn – có thể mong đợi những gì trong vài năm tới. Đây được xem là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu cuộc thảo luận giữa cha mẹ và con cái. Nếu càng trì hoãn thời gian thảo luận về vấn đề này thì nhiều khả năng con bạn sẽ hình thành những quan niệm sai lầm hoặc trở nên xấu hổ hoặc sợ hãi những thay đổi về thể chất và tình cảm.

Hơn nữa, nếu cha mẹ càng bắt đầu nói về sự thay đổi càng sớm thì càng giúp trẻ cởi mở hơn trong những năm sau này. Đưa cho trẻ những cuốn sách viết về tuổi dậy thì. Chia sẻ những kỷ niệm của tuổi vị thành niên của riêng bạn. Việc biết rằng cha / mẹ cũng đã trải qua điều này, làm một đứa trẻ cảm thấy dễ dàng hơn.

Đặt mình ở vị trí của con bạn

Tập đồng cảm với con bằng cách giúp con bạn hiểu rằng hoàn toàn bình thường khi nó có một chút lo lắng hay nhạy cảm, và cũng ổn thôi nếu con vừa mới cảm thấy rất người lớn cách đây một phút và rồi thấy mình quá trẻ con vào phút tiếp theo.

“Chọn trận mà đánh”

Nếu trẻ ở tuổi thiếu niên muốn nhuộm mái tóc, sơn móng tay màu đen hoặc mặc quần áo kỳ quặc, bạn hãy suy nghĩ kỹ trước khi phản đối. Trẻ ở lứa tuổi này muốn gây sốc cha mẹ chúng và tốt hơn là nên để trẻ làm điều gì đó tạm thời và vô hại; dành sự phản đối lại cho những điều thực sự quan trọng, như thuốc lá, ma túy và rượu hoặc vĩnh viễn thay đổi diện mạo của chúng.

Hỏi lý do tại sao con bạn muốn ăn mặc theo một kiểu nào đó và cố gắng hiểu cảm giác của con bạn. Bạn cũng có thể thảo luận về cảm nhận của những người khác khi họ nhìn thấy sự khác biệt ở chúng — giúp con hiểu chúng có thể bị đánh giá như thế nào.

Kỳ vọng ở trẻ

Thanh thiếu niên có khả năng không hài lòng với những kỳ vọng của cha mẹ đặt trên chúng. Tuy nhiên, chúng cũng hiểu rằng cha mẹ quan tâm nên mới có những mong đợi nhất định như điểm tốt, hành vi cư xử tốt, và tuân thủ các quy tắc của gia đình. Nếu cha mẹ có những mong đợi thích hợp, con bạn sẽ cố gắng đáp ứng. Nếu sự kỳ vọng không hợp lý, con bạn có thể cảm thấy bạn không quan tâm về chúng.

Cung cấp thông tin cho con – và cho chính bạn

Những năm thiếu niên thường là một thời gian thử nghiệm, và đôi khi thử nghiệm đó bao gồm hành vi nguy hiểm. Đừng né tránh các chủ đề như tình dục, ma túy, rượu, và thuốc lá; thảo luận về những việc này với trẻ một cách cởi mở trước khi chúng tiếp xúc với những vấn đề đó sẽ làm tăng cơ hội mà trẻ hành động có trách nhiệm khi đến thời điểm. Chia sẻ giá trị gia đình với trẻ và thảo luận về những gì bạn tin là đúng và sai.

Biết bạn bè của con và cả cha mẹ của họ. Việc liên lạc thường xuyên giữa các cha mẹ có thể tạo ra một môi trường an toàn cho tất cả các thanh thiếu niên đồng trang lứa. Cha mẹ có thể giúp đỡ lẫn nhau nắm được các hoạt động của trẻ mà không làm cho các em cảm thấy đang bị theo dõi.

Biết các dấu hiệu cảnh báo

Một số thay đổi nhất định có thể được xem là bình thường trong những năm thiếu niên, nhưng thay đổi tính cách quá nhanh hoặc lâu dài có thể báo hiệu rắc rối thực sự – đây là loại mà cần sự giúp đỡ các chuyên gia tâm lý. Hãy cảnh giác với một / những dấu hiệu sau:

  • Tăng hoặc giảm cân quá nhiều
  • Có vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi tính cách nhanh chóng
  • Đột ngột thay đổi bạn bè
  • Nghỉ học liên tục
  • Điểm số sụt giảm
  • Nói chuyện hoặc thậm chí đùa giỡn về tự tử
  • Các dấu hiệu sử dụng thuốc lá, rượu, hoặc ma túy
  • Vi phạm pháp luật

Bất kỳ hành vi không thích hợp mà kéo dài trong hơn 6 tuần cũng có thể là một dấu hiệu của sự cố tiềm ẩn. Bạn có thể thấy một vài khác lạ trong hành vi của con hoặc điểm số trong thời gian này, nhưng không phải như một học sinh giỏi/khá đột nhiên học không tốt, và một đứa trẻ hoạt bát đột nhiên trở nên khép kín. Bác sĩ, một nhân viên tư vấn, nhà tâm lý học, hoặc bác sĩ tâm thần có thể đưa ra những tư vấn thích hợp.

Tôn trọng sự riêng tư của trẻ em

Một số phụ huynh gặp khó khăn với điều này. Họ cảm thấy rằng bất cứ điều gì trẻ em làm đều liên quan đến họ. Nhưng để giúp con bạn trở thành một người lớn, bạn cần cho chúng sự riêng tư. Nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu rắc rối, bạn có thể can thiệp sự riêng tư của chúng cho đến khi bạn biết được vấn đề. Nhưng nếu không, hãy để chúng tự do.

Nói cách khác, phòng của con bạn, tin nhắn, email, và điện thoại nên được riêng tư. Bạn cũng không nên mong đợi con chia sẻ tất cả những suy nghĩ hoặc hoạt động của chúng. Tất nhiên, vì lý do an toàn, bạn nên luôn biết nơi con bạn đang ở, khi nào chúng về, những gì chúng đang làm, và với ai, nhưng bạn không cần phải biết mọi chi tiết. Và bạn chắc chắn không nên mong đợi sẽ được mời tham dự cùng!

Hãy bắt đầu với sự tin tưởng. Hãy để con bạn biết rằng bạn tin tưởng chúng. Nhưng, nếu sự tin tưởng bị phá vỡ con bạn có thể hưởng quyền tự do ít hơn cho đến khi niềm tin được gầy dựng lại.

Theo dõi những gì trẻ em xem và đọc

Chương trình truyền hình, tạp chí và sách, Internet – trẻ em có quyền truy cập vào hàng tấn thông tin. Cảnh giác những gì trẻ xem và đọc. Đừng ngại thiết lập giới hạn về số lượng thời gian trước máy tính hoặc TV. Biết những gì trẻ đang học tập từ các phương tiện truyền thông và những người chúng giao tiếp trực tuyến.

Thanh thiếu niên không nên có quyền truy cập không giới hạn vào TV hay Internet ở nơi riêng tư — những hoạt động này nên để ở nơi sinh hoạt chung. Truy cập công nghệ cũng nên bị giới hạn sau những giờ nhất định (khoảng 10 giờ đêm hoặc tầm đó) để khuyến khích ngủ đủ giấc. Không phải là bất hợp lý để không sử dụng điện thoại di động và máy tính sau một thời gian nhất định.

Đặt ra các quy tắc hợp lý

Thời gian đi ngủ của thanh thiếu niên nên phù hợp với lứa tuổi, cũng giống như khi con bạn là một em bé. Thanh thiếu niên vẫn cần khoảng 8-9 giờ ngủ. Thưởng cho trẻ về việc đáng tin cậy. Liệu con bạn giữ giờ giới nghiêm 10 PM vào cuối tuần? Dời qua 10:30 PM. Và một thiếu niên có bắt buộc phải luôn đi chơi cùng gia đình? Khuyến khích khoảng thời gian hợp lý để cả gia đình ở bên nhau.

Hãy có những kỳ vọng, nhưng đừng cảm thấy bị xúc phạm nếu trẻ lớn lên mà không muốn giống bạn. Hãy nghĩ lại: bạn có thể cũng đã cảm thấy tương tự với cha mẹ của mình.

Điều này bao giờ sẽ chấm dứt?

Khi trẻ phát triển xuyên suốt những năm thiếu niên, bạn sẽ nhận thấy sự thăng trầm của tuổi vị thành niên. Và cuối cùng, chúng sẽ trở thành những người biết giao tiếp, biết chịu trách nhiệm và độc lập.

Vì vậy hãy nhớ phương châm của nhiều phụ huynh với thanh thiếu niên: chúng tôi đang cùng trải qua điều này với nhau và chúng tôi sẽ vượt qua nó cùng nhau!

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/emotional-well-being/parents-guide-to-surviving-the-teen-years.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích