menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Virus Zika – Bệnh và phòng

user

Ngày:

29/07/2018

user

Lượt xem:

124

Bài viết thứ 03/326 thuộc chủ đề “Các bài viết của Bác sĩ Trương Hữu Khanh”

Tổng quan

Vi rút Zika được phát hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước. Trước đây, vì bệnh rất nhẹ, tự hết, không biến chứng nên không được nhắc đến, sinh viên y khoa không được học và bác sĩ điều trị cũng không cần tìm hiểu.

Hiện nay vi rút Zika cũng gây bệnh rất nhẹ, tự hết, không biến chứng, không gây hại ở tất cả mọi người ngoại trừ phụ nữ mang thai. Đối với phụ nữ mang thai cũng không phải tất cả đều bị ảnh hưởng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ thai nhi của họ bị ảnh hưởng, bị tật đầu nhỏ khi sinh ra. Chính vì điều này, dù tỷ lệ không cao và dù chỉ là yếu tố liên quan (chưa được chứng minh chắc chắn) bệnh do vi rút Zika được nhắc đến nhiều và các biện pháp phòng bệnh cần phải thực hiện.

Triệu chứng

Người mắc bệnh do Zika có triệu chứng rất nhẹ, không cần điều trị gì, có khi không có biểu hiện gì đặc biệt, có khi sốt nhẹ, phát ban, đỏ mắt, đau nhức khớp, triệu chứng chỉ kéo dài vài ngày rồi tự hết nhưng họ là nguồn lây cho người khác

Đối với phụ nữ mang thai thì triệu chứng cũng như người khác, cũng tự hết, một số nhỏ có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khi mẹ mắc lúc tuổi thai càng lớn càng khó bị ảnh hưởng. Tổ chức y tế thế giới khuyên việc quan trọng khi điều trị theo dõi người phụ nữ mang thai không may mắc Zika chỉ là theo dõi thai kỳ sát hơn khi không bị và quan trọng là giúp cho họ an tâm, giảm căng thẳng. Tại thành phố Hồ Chí Minh đã có một phụ nữ mắc Zika nhưng cũng đã sinh ra một bé có vòng đầu hoàn toàn bình thường.

Đường lây

Vi rút Zika cùng “gia đình” với vi rút gây sốt xuất huyết, với vi rút viêm não Nhật Bản, cũng lây từ người nay qua người khác qua đường muỗi chích.

Muỗi lây bệnh Zika cũng chính là muỗi lây lan bệnh sốt xuất huyết mà đa số ai cũng biết. Đó là con muỗi vằn, muỗi thích sống quanh nhà, muỗi chích ban ngày, chích nơi có ánh sáng, muỗi này đẻ trứng rất dễ, nơi không cần nước nhiều, trong những vật dụng chứa nước dù rất nhỏ và đương nhiên nước càng nhiều càng phát sinh nhiều muỗi

Dự phòng

Nhiều năm nay việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ai cũng biết là diệt muỗi và lăng quăng, cũng biết phòng muỗi chích nhưng cũng không hiệu quả như mong muốn, nay có thêm vi rút Zika nếu không biết, không chịu diệt muỗi, diệt lăng quăng sẽ có thể bị thêm bệnh Zika vì nơi nào có bệnh sốt xuất huyết thì cũng có thể có bệnh Zika. Điều này cũng giải thích lý do vì sao Zika có ở Việt Nam và sẽ ngày càng nhiều nếu cả cộng đồng không cùng nhau phòng chống.

Nhiều năm nay, đến mùa cũng tuyên truyền, cũng diệt muỗi, cũng phun xịt vùng có bênh nhân sốt xuất huyết nhưng bệnh vẫn “đến hẹn lại nhiều”, nhiều sốt xuất huyết cũng sẽ nhiều Zika.

Diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy cần chú ý đến vật chứa trong nhà, quanh nhà dù vật đó rất nhỏ, mảnh vỡ, hồ cá, vỏ xe cũ…, chú ý đến các công trường, đất trống quanh khu dân cư, nơi này chắc chắn có nhiều vật chứa có thể đọng nước.

Nhiều người nhầm tưởng chỉ mưa nhiều, nhiều nước, nước đọng nhiều ngày mới phát sinh lăng quăng và muỗi, điều này không đúng vì trứng muỗi trong môi trường thuận lợi có thể tồn tại 3-4 tháng, trứng muỗi chờ sẵn ở vật chứa, chỉ cần tưới cây đọng nước, chỉ cần một cơn mưa nhỏ gây đọng nước, trứng muỗi sẽ nở ra và phát triển thành muỗi, lúc đầu ít con sau thành cả đàn và sẵn sàng lây bệnh. Điều này cho thấy, dọn dẹp môi trường phòng phát sinh muỗi, lăng quăng phải làm thư xuyên ngay cả mùa khô và nhất là đầu mùa mưa.

Hy vọng cả cộng đồng cùng có ý thức thường xuyên phòng chống bệnh, không giao hết cho ngành y tế, không chờ nhà có bệnh, xóm có bệnh mới lo vì như vậy đã trễ rồi

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1902355516660612

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích