menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Tầm soát ung thư vú: Chiến lược và các khuyến cáo

user

Ngày:

14/10/2020

user

Lượt xem:

633

Bài viết thứ 00/50 thuộc chủ đề “Sản phụ khoa”

Tổng quan và khuyến cáo

  • Sàng lọc là phương pháp tốt nhất đối với hầu hết bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú và giúp điều trị sớm, hiệu quả hơn nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Do đó, các chiến lược tầm soát khác nhau được đưa ra dựa trên nguy cơ ước lượng ung thư vú.
  • Đại đa số phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú trung bình (nguy cơ mắc ung thư vú cả cuộc đời < 15%). Ngay cả những phụ nữ có một vài yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cũng được đánh giá là có nguy cơ trung bình, mặc dù một công cụ đánh giá nguy cơ như mô hình Gail hoặc mô hình được phát triển cho bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư vú, có thể hỗ trợ ước tính nguy cơ và bổ sung các xét nghiệm theo từng mức nguy cơ. Phụ nữ có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, phúc mạc hoặc vòi trứng, mang một số gen đột biến (ví dụ BRCA1 hoặc BRCA2) hoặc có tiền sử xạ trị vùng ngực trước đó trong độ tuổi từ 10 đến 30 có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
  • Phụ nữ có nguy cơ trung bình mắc ung thư vú chiếm tỷ lệ <15%. Phần lớn phụ nữ có nguy cơ vú trung bình được dùng tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất để quyết định thời điểm sàng lọc, vì tỷ lệ mắc ung thư vú tăng theo tuổi.
  • Đa số phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư vú trung bình, khả năng tiến triển thành ung thứ dưới 15% trong suốt cuộc đời. Do tỷ lệ mắc ung thư tăng dần theo tuổi nên tuổi tác là yếu tố quan trọng nhất để quyết định thời điểm sàng lọc.
  • Với phụ nữ dưới 40 tuổi, việc sàng lọc không được chỉ định vì tỷ lệ mắc ung thư vú thấp và hình ảnh thu được từ chụp nhũ ảnh kém.
  • Với phụ nữ từ 40 đến 49 tuổi, việc sàng lọc được cá nhân hóa dựa trên nguyện vọng và kinh tế của bệnh nhân. Một phụ nữ có thể lựa chọn sàng lọc nếu cô ấy thật sự lo lắng về nguy cơ ung thư vú và chấp nhận khả năng dương tính giả hoặc chẩn đoán và điều trị quá mức. Một phụ nữ khác có thể trì hoãn sàng lọc vì họ cho rằng kết quả dương tính giả và chẩn đoán quá mức thường xuyên xảy ra. Mặc dù sàng lọc ở độ tuổi 40 cho thấy triển vọng khi cân nhắc tới thời gian sống thêm, nhưng đối với phụ nữ nguy cơ trung bình, số ca tử vong do ung thư vú được điều trị kịp thời là tương đối thấp.
  • Với phụ nữ từ 50 đến 74 tuổi, khuyến cáo sàng lọc (Mức độ 2B)
  • Với phụ nữ trên 75 tuổi, khuyến cáo sàng lọc chỉ khi có khả năng sống thêm ít nhất 10 năm (Mức độ 2C)
  • Đối với những phụ nữ nguy cơ trung bình quyết định sàng lọc, khuyến cáo nên sàng lọc bằng chụp nhũ ảnh thay vì các phương thức khác (Mức độ 1B). Mặc dù siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) rất hữu ích để đánh giá các phát hiện bất thường được ghi nhận trên chụp nhũ ảnh, nhưng không sử dụng các phương thức này để sàng lọc phụ nữ nguy cơ trung bình. Nên sàng lọc định kỳ bằng chụp nhũ ảnh hai năm một lần (Mức độ 2C). Sàng lọc nhiều hơn không làm tăng khả năng phát hiện và có thể tăng tỷ lệ dương tính giả.
  • Không khuyến cáo sử dụng phương pháp khám lâm sàng tuyến vú (CBE) (Mức độ 2C) hoặc tự khám vú (BSE) (Mức độ 2B) trong sàng lọc ở phụ nữ nguy cơ trung bình. Phụ nữ nên được giáo dục nhận thức về sức khỏe tuyến vú.
  • Phụ nữ có nguy cơ khá cao bao gồm hầu hết phụ nữ có người thân gần nhất trong gia đình (bậc một) bị ung thư vú nhưng không phát hiện mắc hội chứng di truyền nào. Các phụ nữ này được khuyến cáo phương pháp sàng lọc tương tự như đối với phụ nữ nguy cơ trung bình (Mức độ 2C). Một số đối tượng được sàng lọc sớm hơn nếu bệnh nhân có họ hàng bậc một mắc ung thư vú trước mãn kinh, mặc dù không có dữ liệu nào cho thấy lợi ích giảm tử vong đối với những đối tượng này. Với những phụ nữ muốn sàng lọc bổ sung bằng siêu âm hoặc MRI, với dữ liệu không xác định được, khuyến khích các phụ nữ này đăng ký tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng.
  • Phụ nữ có nguy cơ cao (nguy cơ mắc ung thư vú > 20%) cần được giới thiệu đến một cơ sở sàng lọc nguy cơ cao để đánh giá và có thể theo dõi sát hơn, cân nhắc xét nghiệm gen và điều trị giảm thiểu rủi ro (ví dụ, hóa dự phòng và phẫu thuật dự phòng). Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm những người có tiền sử ung thư buồng trứng, phúc mạc, ống dẫn trứng hoặc ung thư vú; tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, phúc mạc hoặc ống dẫn trứng hoặc tiền sử gia đình về ung thư vú; chủng tộc (ví dụ, người Do Thái Ashkenazi) liên quan đến gen đột biến BRCA1 hoặc BRCA2; đột biến gen di truyền (ví dụ, BRCA đã biết hoặc các gen nhạy cảm khác); tiền sử xạ trị vùng ngực; hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư vú khác.
  • Mô vú dày làm tăng nguy cơ ung thư vú và có thể làm giảm độ nhạy của chụp nhũ ảnh. Tuy nhiên, chúng tôi không thay đổi cách tiếp cận chung dựa vào độ tuổi và đánh giá nguy cơ dựa trên mật độ vú.
  • Hỗ trợ, thảo luận sàng lọc để đưa ra quyết định chung. Hỗ trợ quyết định có thể hữu ích khi thảo luận về nguy cơ phát triển ung thư vú, cân nhắc các lợi ích cũng như tác hại tiềm tàng và các giá trị khác của việc sàng lọc, và giá trị của bệnh nhân.
  • Lợi ích của sàng lọc bằng chụp nhũ ảnh là giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Tuy nhiên, sàng lọc bằng nhũ ảnh ít có giá trị hơn ở những phụ nữ trẻ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn và ít chứng cứ cho thấy lợi ích của việc sàng lọc bằng các kỹ thuật hình ảnh hiện đại trong bối cảnh trị liệu hiện đại hiệu quả.

Những tác hại liên quan đến sàng lọc ung thư vú bao gồm khả năng chẩn đoán quá mức, phát hiện dương tính giả, gây lo lắng cho bệnh nhân, điều trị không cần thiết và các rủi ro liên quan.

Tài liệu tham khảo

Screening for breast cancer: Strategies and recommendations

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích