menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Streptokinase – Thuốc chống huyết khối, nhồi máu cơ tim, đột quỵ

user

Ngày:

13/03/2016

user

Lượt xem:

1320

Bài viết thứ 00/02 thuộc chủ đề “đột quỵ”

Tên chung quốc tế Streptokinase

Streptokinase.

Dạng thuốc và hàm lượng Streptokinase

streptokinase-thuoc-chong-huyet-khoi-nhoi-mau-co-tim-dot-quy

Hình

Thuốc tiêm truyền:

Lọ 50 ml chứa 1.500.000 đvqt streptokinase dưới dạng bột đông khô trắng (nhãn đỏ).

Lọ 6,5 ml chứa 250.000 đvqt streptokinase dưới dạng bột đông khô trắng (nhãn xanh lục).

Lọ 6,5 ml chứa 750.000 đvqt streptokinase dưới dạng bột đông khô trắng (nhãn xanh lam).

Chỉ định Streptokinase

Huyết khối tĩnh mạch sâu rất nặng, nghẽn mạch phổi, huyết khối nghẽn mạch động mạch cấp (tắc động mạch cấp); cầu nối động tĩnh mạch bị huyết khối; nhồi máu cơ tim cấp.

Chống chỉ định Streptokinase

Mới chảy máu, mới phẫu thuật (bao gồm cả nhổ răng), mới sinh đẻ, chấn thương mới; chảy máu âm đạo nhiều; đột quỵ do chảy máu, bệnh sử bệnh mạch máu não (đặc biệt vừa mới xảy ra hoặc còn lại di chứng); hôn mê; tăng huyết áp nặng; rối loạn đông máu: cơ địa dễ chảy máu, phình tách động mạch chủ; nguy cơ chảy máu đường tiêu hoá như bệnh sử mới bị loét dạ dày tá tràng; giãn tĩnh mạch thực quản; viêm đại tràng loét; viêm tụy cấp; bệnh gan nặng; bệnh phổi cấp; phản ứng dị ứng trước đây.

Thận trọng Streptokinase

 

Streptokinase khó dùng, cần xem lại hướng dẫn và hội chẩn với bác sĩ có kinh nghiệm.

Nguy cơ gây tai biến do điều trị có thể tăng lên, vì vậy nên cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ khi dùng thuốc trong những trường hợp sau đây: Vừa mới trải qua một cuộc phẫu thuật lớn (trong vòng 10 ngày), sinh con, sinh thiết cơ quan, chọc vào những nơi không thể đặt garo được; Vừa mới bị chảy máu nặng đường tiêu hóa (trong vòng 10 ngày); Vừa mới bị chấn thương kể cả hồi sức tim phổi (trong vòng 10 ngày); Tăng huyết áp;

Rối loạn cầm máu bao gồm cả những rối loạn thứ phát do bệnh gan, bệnh thận nặng;

Phụ nữ mang thai (Phụ lục 2); người trên 75 tuổi; bệnh mạch máu não; bệnh võng mạc xuất huyết do đái tháo đường;

Viêm tắc tĩnh mạch do nhiễm khuẩn hay tắc cầu nối động – tĩnh mạch tại nơi nhiễm khuẩn nặng.

Tác dụng không mong muốn Streptokinase

Buồn nôn, nôn; chảy máu, thường giới hạn ở vị trí tiêm, chảy máu trong gồm có chảy máu trong não (nếu chảy máu nhiều phải ngừng truyền, phải xét nghiệm các yếu tố đông máu); hạ huyết áp, loạn nhịp (đặc biệt trong nhồi máu cơ tim); phản ứng dị ứng gồm phát ban, bừng đỏ mặt, viêm màng mạch nho, phản ứng phản vệ; sốt; rét run; đau lưng, đau bụng; hội chứng Guillain-Barré (hiếm gặp).

Liều lượng và cách dùng Streptokinase

 

Pha thuốc: Nên thêm từ từ dung môi vào lọ chứa streptokinase. Dung dịch này có thể pha loãng thêm.

Đối với huyết khối động mạch vành và nhồi máu cơ tim: Dùng strep- tokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 3 – 6 giờ. Có thể truyền tĩnh mạch hay truyền động mạch vành. Theo đường tĩnh mạch: Truyền 1 500 000 đvqt trong vòng 60 phút.

Đối với tắc nghẽn mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối và tắc động mạch: Dùng streptokinase càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 7 ngày. Liều 250 000 đvqt cần được đưa vào trong 30 phút. Sau đó truyền liều duy trì 100 000 đvqt/giờ, trong 24 – 72 giờ để điều trị nghẽn mạch phổi (thường là 24 giờ) hay huyết khối hoặc nghẽn động mạch, hoặc trong 72 giờ để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu sau 4 giờ điều trị không có sự thay đổi đáng kể của chỉ số TT (thời gian thrombin) hay bất kỳ chỉ số tan huyết nào khác so với mức chứng bình thường là có hiện tượng kháng streptokinase và nên ngừng thuốc ngay.

Quá liều và xử trí Streptokinase

Có thể điều trị tác dụng không mong muốn bằng các thuốc kháng histamin và corticoid; đôi khi các thuốc này được dùng kèm với streptokinase để làm giảm nguy cơ của những phản ứng đó. Khi có hiện tượng phản vệ có thể dùng adrenalin.

Khi bị nhịp tim chậm, nếu cần có thể dùng atropin.

Loạn nhịp do tưới máu trở lại: Có thể dùng 1 thuốc chống loạn nhịp thích hợp như lidocain hoặc procainamid. Đối với nhịp nhanh thất hoặc rung thất: Đánh sốc tim nếu cần.

Hạ huyết áp đột ngột khi truyền nhanh: Giảm tốc độ truyền; dùng dung dịch tăng thể tích máu (trừ dextran), atropin và/hoặc dopamin nếu lâm sàng cho phép.

Sốt cao: Dùng paracetamol nếu cần; không dùng aspirin.

Khi bị xuất huyết nặng không kiểm soát được, cần phải ngừng truyền streptokinase ngay. Dùng acid tranexamic, acid aminocaproic hay apro- tinin có thể có lợi trong trường hợp này. Điều trị thay thế bằng khối hồng cầu có thể thích hợp hơn máu toàn phần; cũng có thể dùng các chế phẩm của yếu tố VIII. Tăng thể tích máu có thể cần thiết, nhưng không nên dùng dextran do có tác dụng ức chế tiểu cầu.

Độ ổn định và bảo quản Streptokinase

Bột streptokinase dùng để tiêm phải được bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 o C. Dung dịch streptokinase ổn định nhất ở pH 6 – 8. Pha thuốc trước khi dùng bằng dung dịch dextrose tiêm 5% hoặc tốt nhất bằng dung dịch natri clorid 0,9%. Nếu không dùng ngay sau khi pha chế phải để dung dịch ở nhiệt độ 2 – 4 o C trong tủ lạnh. Tuy ở nhiệt độ này dung dịch ổn định được ít nhất 24 giờ, song vẫn nên tiêm tĩnh mạch ngay. Nếu không dùng trong vòng 8 giờ sau khi pha nên bỏ dung dịch đi. Hiện tượng lên bông nhẹ (được miêu tả là những sợi mảnh, mờ trong) có thể xảy ra sau khi pha. Tránh lắc dung dịch sau khi pha vì có thể tăng tủa bông hoặc tạo bọt. Có thể dùng dung dịch thuốc lên bông nhẹ, nhưng nếu lên bông nhiều phải bỏ.

 

http://nidqc.org.vn/duocthu/475/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích