menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Sổ tay dinh dưỡng và sức khỏe ở trẻ nhỏ [eBook]

user

Ngày:

10/03/2022

user

Lượt xem:

586

Bài viết thứ 02/08 thuộc chủ đề “Nuôi con bằng sữa mẹ”


Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (thời điểm mới sinh)

Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

Giáo dục ăn bổ sung

Quản lý ăn bổ sung

Download tài liệu

https://www.slideshare.net/login?from_source=%2Fyhoccongdong%2Fso-tay-dinh-duong-va-suc-khoe-48213571%3Ffrom_action%3Dsave&from=download&layout=foundation

Bản sao tài liệu

1. Tên bé: Địa chỉ: Sổ tay dinh dưỡng và sức khoẻ www.mattroibetho.vn Sổ tay dinh dưỡng và sức khỏe Alive & Thrive Vietnam 203-204, E48 Khu Ngoại giao Đoàn Trung Tự Số 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội Điện thoại: +84-4-3573 9066 Fax: +84-4-3573 9063 www.mattroibetho.vn DESIGNER/ FA AED_Booklet (F&B Cover) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT http://mattroibetho.vn
2. STT Dịch vụ Giai Đoạn Tư Vấn Gói 1: Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1 Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1. Tháng thứ 7 thai kì 2 Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 2. Tháng thứ 8 thai kì 3 Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 3. Tháng thứ 9 thai kì Ngày sinh dự kiến Gói 2: Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Khi sinh Gói 3: Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 4 Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1 2-4 tuần sau sinh 5 Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 2 1-2 tháng tuổi 6 Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 3 2-3 tháng tuổi 7 Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 4 4-5 tháng tuổi Gói 4: Giáo dục ăn bổ sung 5-6 tháng tuổi Trẻ 6 tháng tuổi Gói 5: Quản lý ăn bổ sung 8 Quản lý ăn bổ sung 1 6-7 tháng tuổi 9 Quản lý ăn bổ sung 2 8-9 tháng tuổi 10 Quản lý ăn bổ sung 3 10-11 tháng tuổi 11 Quản lý ăn bổ sung 4 12-14 tháng tuổi 12 Quản lý ăn bổ sung 5 15-18 tháng tuổi 13 Quản lý ăn bổ sung 6 18-24 tháng tuổi Các gói dịch vụ tư vấn DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 2&3) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 2 3 http://mattroibetho.vn
3. Thông tin về Bố và Mẹ bé Họ và Tên: ……………………………. Biệt danh: …………………………….. Ngày sinh: ……………………………. Nơi sinh: ………………………………. Số điện thoại: ……………………….. Các anh chị em (nếu có): ………… …………………………………………… Đã học tại trường: …………………. …………………………………………… Họ và Tên: ……………………………. Biệt danh: …………………………….. Ngày sinh: ……………………………. Nơi sinh: ………………………………. Số điện thoại: ……………………….. Các anh chị em (nếu có): ………… …………………………………………… Đã học tại trường: …………………. …………………………………………… BỐ MẸ Sữa mẹ, sữa tốt nhất cho mình, toàn cầu đã chứng minh Địa chỉ phòng tư vấn: ………………………………………………………………………….. Quận/Huyện: ………………………………………………………………………………………. Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………. Họ và tên mẹ: …………………………………………………………………………………….. Ngày đăng kí: ?? / ?? / ???? Số CMND:    ????????? Mã số trẻ: …………………………………………………………………………………………… Mã số phòng tư vấn: …………………………………………………………………………… Gói tư vấn: Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (thời điểm mới sinh) Quản lý nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Giáo dục ăn bổ sung Quản lý ăn bổ sung DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 4&5) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 4 5 http://mattroibetho.vn
4. Ảnh mẹ đang mang thai Sữa mẹ, sữa tốt nhất cho mình, toàn cầu đã chứng minh Khi biết mình có thai Trong thời gian mình mang thai bé Dự kiến ngày bé ra đời, cảm nghĩ… Những cột mốc đáng nhớ, sức khoẻ, cảm xúc, kế hoạch, suy nghĩ, thắc mắc… Chờ đến ngày bé chào đời Sữa mẹ được sản xuất trong cơ thể bạn trong quá trình mang thai. Khi sinh con cơ thể bạn đã sẵn sàng cung cấp nguồn dinh dưỡng con bạn cần. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 6&7) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 6 7 http://mattroibetho.vn
5. Bạn cần ăn uống tốt để đảm bảo cả bạn và thai nhi khỏe mạnh. •    Bạn cần ăn đầy đủ nhiều nhóm thực phẩm đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mỗi ngày bạn cần ăn thêm một bữa hoặc ăn thêm tương đương 1 đến 2 bát cơm và thức ăn hợp lý. • Bạn cũng cần ăn thêm nhiều hoa quả, rau củ và đậu đỗ để bổ sung chất xơ. •    Bạn cần uống nước đầy đủ, ít nhất là 8 ly (cốc) mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm các loại thức uống dinh dưỡng khác như sữa đậu nành, nước trái cây. Ăn các thức ăn giàu sắt gồm thịt, cá, nội tạng (tim, gan, cật…), trứng, trái cây khô, ngũ cốc, bánh mì và rau xanh. Uống viên sắt và axít folic: Thời gian tốt nhất để uống là vào buổi tối, sau bữa ăn để tránh tác dụng phụ. Sắt giúp tăng ô-xy trong hồng cầu mẹ, giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Thiếu sắt dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu, khiến bạn mệt mỏi và chóng mặt. Bạn hãy tiếp tục uống viên sắt ít nhất cho đến một tháng sau khi sinh. Mẹo/ Mách nhỏ: Trong tháng thứ 7 và tháng thứ 8, bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn, mỗi tháng một lần. Trong tháng thứ 9 bạn nên đi khám 2 tuần một lần để bác sĩ hoặc nữ hộ sinh theo dõi tình trạng của bạn, đảm bảo thai kì tiến triển bình thường. Mình hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhé, con sắp chào đời rồi đấy! 3 tháng cuối thai kì Khi sinh con bạn nên, và không nên, mang theo những gì? Những vật dụng bạn nên mang vào bệnh viện/ nhà hộ sinh/ trạm y tế Nên mang theo: ? Thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ cần thiết ? Băng-đô/bờm tóc và kẹp tóc ? Dép xỏ ngón/dép thấp và vài đôi tất (vớ), giấy vệ sinh cho Mẹ ? Kem đánh răng và bàn chải ? Quần áo lót dành riêng cho thai phụ ? Quần áo cho Mẹ khi xuất viện ? Ra/ga giường, quần áo và chăn (mền) cho em bé ? Khăn giấy, khăn ướt, khăn tắm cho em bé ? Xà phòng ? Vài đôi tất cho em bé ? Mũ cho em bé Không nên mang theo: • Trang sức hay các đồ vật có giá trị khác. • Sữa bột Những giọt sữa mẹ đầu tiên (Sữa non) vô cùng quý giá với rất nhiều dưỡng chất và kháng thể, đừng vắt bỏ những giọt sữa này. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 8&9) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 8 9 http://mattroibetho.vn
6. Bé: Chào đời hôm nay lúc: …………………………. Cân nặng: …………………………. Chiều dài: …………………………. Tên Bé là: ………………………………………………………………………………………………… Bé được đặt tên theo: ………………………………………………………………….. Ý nghĩa tên của bé: …………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… Vợ chồng mình chọn tên này cho bé vì: ………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tên của bé thật đặc biệt vì: …………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 10&11) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 10 11 http://mattroibetho.vn
7. Sữa mẹ được sinh ra như thế nào? Sữa mẹ được sinh ra trong cơ thể người mẹ từ khi mang thai. Khi bé chào đời, cơ thể bạn đã sẵn sàng để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa mẹ được tiết ra nhờ một phản xạ nội tiết. Khi trẻ bú, ngậm và mút vú mẹ, tín hiệu sẽ được truyền tới não người mẹ tạo phản xạ để cơ thể mẹ sản xuất và tiết ra sữa. Vì vậy, khi bé càng bú mẹ nhiều, sữa mẹ càng tiết ra nhiều hơn và khi bé bú càng sớm thì sữa về càng sớm. Vì vậy, việc cho bé bú ngay trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi sinh là rất quan trọng. Trước hết việc tiếp xúc da-kề-da với mẹ giúp trẻ ổn định nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và đường máu, đồng thời kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Thứ hai là dạ dày trẻ mới sinh rất nhạy cảm nên chỉ thích hợp để tiêu hóa sữa mẹ. Cho trẻ các đồ uống khác (sữa bột, mật ong, nước…) có thể làm trẻ bị tiêu chảy và gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn đừng lo mình không có đủ sữa trong ngày đầu tiên. Bạn hoàn toàn có khả năng tiết đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của bé. Trong 2 ngày đầu, bé chỉ cần 5-7ml sữa mỗi lần bú (tương đương 1 quả nho cỡ nhỏ). Trong 2 ngày đầu tiên, khi bé bú đủ thì bé sẽ đi tiểu 1-2 lần một ngày và nước tiểu màu vàng nhạt. Sau 2 ngày, khi sữa mẹ về nhiều, số lần đi tiểu sẽ tăng lên từ 6-8 lần một ngày. Nếu bạn cho bé bú sữa ngoài (sữa bột) hoặc ăn các loại thức ăn khác, bé sẽ không thích bú mẹ nữa và điều này sẽ hạn chế quá trình tạo sữa. Hãy nhớ, bé càng ngậm vú mẹ, mút/ bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được tạo ra nhiều bạn nhé. Bố ơi, sữa mẹ ngon lắm! Sữa non là gì và khi nào sữa non sẽ chuyển thành sữa trưởng thành? Sữa non là những giọt sữa đầu tiên có trong bầu vú mẹ khi mang thai và chỉ được tiết ra trong vòng vài ngày đầu sau khi sinh. Sữa non rất quý vì rất giàu vitamin như Vitamin A và kháng thể. Những chất này có hàm lượng cao nhất ngay sau khi sinh, vì vậy cần cho bé bú càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng một giờ sau khi sinh. Sữa non giống như liều vắc-xin đầu tiên cho trẻ giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng – không gì có thể thay thế được sữa non. Bạn đừng vắt bỏ bất kỳ giọt sữa non nào bạn nhé. Sữa non còn có tác dụng làm sạch dạ dày con bạn và giúp bé thải phân su. Dạ dày trẻ mới sinh còn rất non nớt, bạn đừng cho bé uống bất cứ thứ gì khác như nước, mật ong… vì chúng có thể làm bé bị tiêu chảy và gây nguy hiểm cho bé. Dạ dày của trẻ rất nhỏ nên bé rất nhanh no nếu ta cho trẻ uống các chất khác – khi đó bé sẽ không bú mẹ nữa và không nhận được lợi ích từ sữa non nữa. Trong khoảng 2 đến 5 ngày sau khi sinh, một lượng lớn sữa chuyển tiếp sẽ được cơ thể bạn tiết ra thay thế sữa non. Sữa chuyển tiếp béo và sệt hơn, được tiết ra sau sữa non cho đến 10-14 ngày sau khi sinh. Bầu ngực của bạn sẽ to ra và trở nên cứng hơn do phải sản xuất ra một lượng sữa chuyển tiếp nhiều hơn rất nhiều so với sữa non trước đó. Cảm giác căng đầy và nặng nề này có thể khiến bạn và bé cảm thấy khó chịu. Có thể bé sẽ thấy khó khăn hơn khi ngậm bắt vú. Tuy nhiên bạn hãy tiếp tục cho bé bú, nhờ đó trẻ sẽ học cách ngậm bắt vú tốt hơn và cho trẻ bú liên tục cũng giúp làm giảm cảm giác căng tức ngực. Khoảng gần hai tuần sau khi sinh, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản xuất ra sữa trưởng thành. Sữa trưởng thành gồm 2 loại: sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu được tiết ra trước, chứa nhiều nước giúp bé không bị khát. Sữa cuối được tiết ra sau, có màu hơi đục và chứa nhiều chất béo hơn (nhiều năng lượng hơn) giúp bé không bị đói. Khi cho con bú, bạn hãy cho bé bú hết một bên vú trước khi chuyển sang bên kia. Việc cho con bạn bú cả sữa đầu và sữa cuối là cực kỳ quan trọng để đảm bảo bé nhận được đầy đủ dưỡng chất cần thiết và giúp bé no lâu hơn. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 12&13) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 12 13 http://mattroibetho.vn
8. Trong sáu tháng đầu (180 ngày), con bạn chỉ cần bú sữa mẹ, không cần bất cứ thứ gì khác. Không cần nước: vì 88% sữa mẹ là nước nên bé không cần uống thêm nước. Ngay cả khi trời nóng, sữa mẹ vẫn có đủ nước giúp bé hết khát. Không cần sữa bột: vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên chỉ thích hợp tiêu hóa sữa mẹ. Không cần thức ăn khác: vì sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng mà con bạn cần để giúp bé phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ. Mẹo/ Mách nhỏ: Sau khi cho bé bú, ôm trẻ vào ngực, giữ bé thẳng đứng, vỗ và xoa lưng trẻ nhẹ nhàng nhưng cũng đủ mạnh để bé ợ ra. Trẻ dễ bị đau bụng do đầy hơi. Nếu hơi không được ợ ra sẽ làm trẻ đau bụng về sau. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu (không nước, không sữa bột, không thức ăn bổ sung). Lượng sữa mẹ bé cần trong những ngày đầu đời? Kích thước dạ dày bé: Ngày đầu tiên: 5 – 7ml (=quả nho) Ngày thứ 10: 50 – 60ml (= quả trứng gà) Ngày thứ ba: 22 – 27ml (=quả chanh) Ngày thứ 30: 80 – 150ml Bà ơi, cháu không cần uống thêm nước đâu, vì sữa mẹ đã có đủ nước rồi ạ. Con có thể nhìn, nếm, ngửi và nghe. Con có thể quay sang núm vú của mẹ khi nó chạm vào má của con. Con vẫn chưa cử động được chân tay một cách thành thạo. Con bắt đầu quay đầu về phía có âm thanh và tiếng động. Con nhìn các đồ vật xung quanh và nhìn thấy những vật cách xa khoảng 20 đến 30cm. Con khóc khi cần một thứ gì đó. Con rất thích mỗi khi được vuốt ve hay chạm nhẹ. Con thích được ôm ấp vỗ về và được mẹ trò chuyện. Con nhìn ngắm gương mặt của mẹ khi con đang bú. Con thích nắm các ngón tay của mẹ khi con đang bú hay khi mẹ nói chuyện với con. Khi cứng cáp hơn một chút con sẽ dụi đầu vào vai mẹ. Con bắt đầu nhận ra những ai đang chăm sóc mình. Từ lúc mới lọt lòng đến khoảng 3 tháng tuổi, con đã có thể làm được một số điều như: Hãy xem con làm được những gì nhé: Mẹ ơi, ngay từ giờ đầu tiên cho đến khi tròn 6 tháng tuổi, con chỉ cần duy nhất sữa mẹ mà thôi! Đừng cho con uống nước, sữa bột, mật ong hay thức ăn gì khác, mẹ nhé! Lần đầu tiên con: Cười: Với tay tới đồ vật: Quay đầu: DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 14&15) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 14 15 http://mattroibetho.vn
9. Cách cho con bú Cho trẻ bú mẹ là một kĩ năng nên các bà mẹ trẻ thường có thể thấy khó khăn, lúng túng trong thời gian đầu. Khi cho bé bú, hãy chuẩn bị để bạn ngồi hay nằm trong một tư thế thoải mái, bạn được thư giãn và lưng được tựa vững (có thể kê gối, chăn…) và hãy giữ trẻ ở vị trí sao cho: Thân bé áp sát vào mẹ. Tay và cánh tay bạn phải đỡ toàn thân bé (không chỉ đỡ đầu và vai trẻ). Đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng (không cong vẹo, nhưng đầu hơi ngẩng về sau). Mặt bé đối diện với vú mẹ, không nằm ngang ngực hoặc bụng mẹ và bé có thể nhìn thấy mặt bạn. Khi bé ngậm bú vú mẹ, bạn hãy để cho: Miệng bé mở rộng. Quầng vú phía trên miệng bé còn nhiều hơn phía dưới. Môi dưới của bé hướng ra ngoài. Cằm bé chạm vào vú mẹ. Khi mẹ thoải mái thư giãn đỡ bế con và cho con bú đúng cách, con sẽ bú tốt hơn và sữa mẹ cũng tiết ra nhiều hơn. Mẹ hoàn toàn có đủ sữa cho con bú. Hãy thư giãn và cho con bú nhiều hơn mẹ nhé! Sữa mẹ tốt hơn sữa bột Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng mà các loại sữa bột có và còn nhiều hơn thế – sữa mẹ có kháng thể giúp bảo vệ bé và có các nội tiết tố và các chất men giúp bé phát triển tối ưu. Không một loại sữa bột nào có thể thay thế sữa mẹ – Sữa của Bạn dành cho Con của Bạn. Sữa mẹ đã được tạo ra một cách tự nhiên và vô cùng kỳ diệu với thành phần thay đổi theo thời gian để đáp ứng một cách chính xác nhu cầu của bé. Không có thức ăn hay loại sữa bột nào có được đặc tính này. Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ được bú sữa mẹ có xu hướng thông minh hơn trẻ được cho uống sữa bột. Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất giúp phát triển não bộ của bé. Sữa mẹ chứa docosahexaenoic acid (DHA), là axit béo omega-3 quan trọng cho sự phát triển não bộ. Trẻ được bú mẹ càng lâu thì được hấp thụ lượng DHA càng cao. Sữa mẹ có chứa cholesterol, cần thiết để tạo mô thần kinh giúp não bộ của bé phát triển. Sữa mẹ giàu lactose, là chất dinh dưỡng qúy giá cho sự phát triển mô của não bộ. Sữa bò cũng có chứa lactose nhưng không nhiều như sữa mẹ. Sữa bột không lactose khác và sữa đậu nành hoàn toàn không có lactose. Taurine, một loại axit amin tìm thấy trong sữa mẹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ. Axit amin này có rất ít trong sữa bò. Chính quá trình giao tiếp với bé trong khi cho con bú cũng có lợi cho sự phát triển não bộ của bé, không giống như việc cho trẻ bú bình, và quá trình này cũng giúp bé được tiếp xúc da-kề-da với mẹ nhiều hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ bú sữa bột có thể để lại hậu quả lâu dài về sau – như béo phì và các bệnh mãn tính khác. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 16&17) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 16 17 http://mattroibetho.vn
10. Hãy xem con làm được những gì nhé: Từ 4 đến 6 tháng tuổi, đây là những điều con có thể làm: Con có thể giữ thẳng cổ khi bế ngồi. Con có thể dõi mắt nhìn theo các vật di động. Con thích ngắm nghía bàn tay mình. Con có thể lật qua lật lại. Con có thể cầm nắm cái lúc lắc hoặc các món đồ chơi nho nhỏ. Con hay cố với tay để lấy các đồ vật. Con biết dùng tay để với, cầm nắm, vỗ hay đập. Con có thể ngồi khi được đỡ lưng. Con có thể xoay đầu theo hướng có giọng nói của mẹ hoặc có âm thanh phát ra. Con bắt đầu bắt chước tiếng nói của mọi người xung quanh. Con bắt đầu biết nói chuyện với mẹ bằng cách mấp máy môi. Con biết lật sấp và lật ngửa. cơưN mađtâhC tôbhniT DHA/ARA óebtâhC nimativcaC gnaohktâhC cơưN mađtâhC tôbhniT DHA/ARA óebtâhC nimativcaC gnaohktâhC nemtâhccaC gnôhctâhC gnurthnisyk gnôhctâhC gnưịd turivgnôhC ôttêitiôncaC êhtgnahK tôbãưS emãưS Lần đầu tiên con: Bập bẹ nói với mẹ: Biết lật: Mẹ ơi, con thích lắm khi được mẹ ôm vào lòng, được mẹ cho bú và ngắm nhìn trìu mến. Ảnh cả gia đình bé DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 18&19) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 18 19 http://mattroibetho.vn
11. Nếu bạn phải đi làm trước sáu tháng, bạn có thể thử làm như sau: Cho bé bú càng nhiều càng tốt khi bạn ở nhà, ví dụ như cho bé bú ngay trước khi đi làm và ngay sau khi về nhà. Cho bé bú càng nhiều càng tốt vào ban đêm – vì sữa sẽ được tiết ra nhiều hơn. Vắt sữa (cả khi ở nhà và khi đi làm) để con bạn vẫn có sữa bú ngay cả khi bạn không ở nhà. Bảo quản sữa ở trong bình kín nhỏ, sạch và có nắp đậy. Không đổ đầy bình chứa. Không đổ lẫn sữa mới vắt và sữa đã vắt trước đó. Sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng 3-5 giờ (bảo quản nơi khô mát, được che đậy kĩ). Nếu có tủ lạnh, hãy bảo quản sữa ở trong ngăn mát (bảo quản được 3 tháng) hoặc ngăn đá tủ lạnh (Bảo quản đến 6 tháng). Khi lấy ra, không đun sôi sữa mà hãy để bình chứa sữa trong một nồi nước nóng trong vài phút. Đảm bảo bé được cho uống bằng cốc và thìa. Không cho bé bú bình có núm vú vì trẻ bú từ bình luôn dễ dàng hơn bú mẹ nên sau khi bú bình thì bé sẽ không muốn bú mẹ nữa. Khi bé bú ít hơn thì sữa mẹ tiết ra ít hơn. Ngoài ra, bình bú với núm vú giả dễ bị nhiểm khuẩn và có thể làm bé bị tiêu chảy và một số bệnh khác. Nhớ rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt sữa. Đảm bảo tất cả bình chứa và dụng cụ vắt sữa được rửa sạch sẽ. Cách vắt và bảo quản sữa mẹ. Khi chế biến và cho bé ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau: Số lần: Cho trẻ ăn bổ sung 2-3 bữa/ ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho bé ăn thêm 1-2 bữa phụ như hoa quả (giàu vitamin), lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua (giàu canxi và dễ tiêu hóa), khoai lang luộc và cà rốt (giàu vitamin A). Số lượng: Khi trẻ được tròn sáu tháng (180 ngày), bắt đầu cho bé ăn 2-3 thìa thức ăn mỗi bữa. Tăng dần lên một nửa (1/2) bát 250ml mỗi bữa. Đa dạng: Để phát triển tốt, trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau: + Bột: 2 thìa cà phê (16g) (Bột được trộn từ 1kg gạo với 50g gạo nếp và 50g đỗ xanh hoặc đỗ tương). + Nước lọc: ba phần tư một bát con (bát 250ml). + Thịt lợn/cá/tôm/thịt gà/thịt bò băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g). + Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ…) hoặc rau xanh băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g). + Dầu: Một thìa cà phê (2g). Nước mắm: 1/2 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt). Không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho bé, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn. Hãy thay đổi các loại rau và các loại tôm/cá/thịt khác nhau mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích bé ăn nhiều hơn. Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm vì ở tuổi này (từ 6 đến 9 tháng tuổi): Sữa mẹ vẫn cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của bé. Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ bé ngay lập tức và lâu dài. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa của bé. Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho bé bú mẹ. Khi con bạn tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), bắt đầu cho bé ăn thức ăn bổ sung là rất cần thiết để đảm bảo con bạn phát triển tốt, tăng cân và phát triển chiều cao hợp lý. Cho bé ăn bổ sung DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 20&21) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 20 21 http://mattroibetho.vn
12. Độ đậm đặc: Dạ dày của trẻ rất nhỏ, vì vậy bạn cần cho trẻ ăn thức ăn đặc và đủ dinh dưỡng để trẻ có đủ dinh dưỡng để phát triển. Nếu bạn cho trẻ ăn bột quá loãng, trẻ sẽ chóng no mà không nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết. Ðúng Sai Cách chế biến thức ăn bổ sung yatảưR ihkcơưrt nêibêhc năcưht cho trẻ Từ 7 đến 9 tháng tuổi, con có thể làm những việc sau: Con sẽ bắt đầu ngồi mà không cần ai đỡ. Con có thể chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia. Con sẽ ném đồ chơi để gây chú ý. Con sẽ đẩy những thứ con không muốn ra xa. Con có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng tay. Con có thể dùng tay để với và cầm nắm, đập, vỗ, vẫy hay vung tay. Con sẽ bò và trườn khắp phòng. Con có thể hiểu những chỉ dẫn đơn giản và những câu hỏi đơn giản. như “Vẫy tay”, “Hoan hô” hay “Trái banh đâu rồi?”. Con có thể bập bẹ phát âm, ví dụ như: “Bà”, “Bố”, “Dạ”. Con có thể nhận biết lạ, quen. Con có thể tặc lưỡi, chép môi và thổi bong bóng bằng lưỡi và môi. Con sẽ bắt chước cách biểu hiện các cảm xúc trên mặt mẹ. Mẹ nhớ thay đổi các loại rau, tôm, cá và thịt mỗi bữa nhé. Con thích ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Mẹ cũng đừng quên tiếp tục cho con bú nhé! Lần đầu tiên con: Ăn thử thức ăn bổ sung: Biết bò: Mọc răng: Ngồi mà không cần giúp đỡ: Hãy xem con làm gì được nhé: DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 22&23) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 22 23 http://mattroibetho.vn
13. Số lần, số lượng, độ đặc và độ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi. Khi con bạn được 9 tháng, việc tăng số lượng và sự đa dạng của thức ăn là vô cùng quan trọng. Khi chế biến và cho bé ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau: Số lần: Cho bé ăn bổ sung 3-4 bữa/ ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa phụ như hoa quả, lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua, khoai lang luộc và cà rốt. + Số lượng: Tăng dần lên từ một nửa (1/2) bát đến ba phần tư (3/4) bát 250ml mỗi bữa. + Đa dạng: Để phát triển tốt, trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau: • Bột: 2 thìa cà phê (16g) (Bột được trộn từ 1kg gạo với 50g gạo nếp và 50g đỗ xanh hoặc đỗ tương) • Nước lọc: ba phần tư bát con/150ml (bát 250ml). • Thịt lợn/cá/tôm/thịt gà/thịt bò băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g). • Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ…) hoặc rau xanh băm nhuyễn: 2 thìa cà phê (16g). • Dầu: 1 thìa (2g). • Nước mắm: 1/2 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt). Không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho trẻ, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn. • Hãy thay đổi các loại rau khác nhau và các loại tôm/cá/thịt mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích bé ăn nhiều hơn. Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Ở tuổi này (từ 9 đến 12 tháng tuổi): + Sữa mẹ vẫn cung cấp khoảng một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. + Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ trẻ ngay lập tức và về lâu dài. + Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa của trẻ. + Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho trẻ bú mẹ. Tư 10 đến 12 tháng tuổi, con có thể làm được những việc sau: Con hiểu được những câu đơn giản, quen thuộc. Con có thể làm theo một số chỉ dẫn đơn giản. Con có thể tự đứng dậy. Con thích bỏ đồ vật vào hộp, thùng hay các vật chứa khác. Con biết vẫy tay, cúi đầu chào tạm biệt. Con có thể bò, trườn, leo trèo hay di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhanh hơn. Con thích xem hình trong sách. Những tiếng bập bẹ của con bắt đầu nghe giống một câu nói hay câu hỏi. Con có thể phát âm một vài từ đơn giản, mặc dù không được hoàn hảo lắm. Con biết lắc lư theo điệu nhạc. Con có thể lật một vài trang sách nhỏ bằng bàn tay. Con có thể lăn hay đẩy một quả bóng. Con có thể chơi với một món đồ chơi lâu hơn trước. Con thích chơi đùa với người khác. Con có thể xỏ tay vào áo hay xỏ chân vào quần khi được mẹ mặc đồ. Con biết vị trí của những đồ vật quen thuộc trong nhà. Con có thể bám tay bước quanh các đồ vật trong nhà. Hãy xem con làm được những gì nhé: Lần đầu tiên con: Đứng dậy Chập chững bước đi Mẹ ơi, con muốn được bú mẹ đến tận 2 tuổi luôn, mẹ chiều con mẹ nhé! DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 24&25) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 24 25 http://mattroibetho.vn
14. Số lần, số lượng, độ đặc và độ đa dạng thức ăn cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi. Khi con bạn được 1 tuổi, bé đã có thể ăn thức ăn cứng hơn, như thức ăn của người lớn. Khi chế biến và cho bé ăn thức ăn bổ sung, nhớ đảm bảo những điều sau: + Số lần: Cho bé ăn bổ sung 3-4 bữa/ ngày. Xen giữa các bữa chính, bạn cũng cần cho bé ăn thêm 1-2 bữa phụ như hoa quả, lòng đỏ trứng luộc chín kỹ hoặc sữa chua, khoai lang luộc, cà rốt. + Số lượng: Ăn ít nhất là ba phần tư (3/4) bát tăng dần lên một (1) bát 250ml mỗi bữa + Đa dạng: Để phát triển tốt, bé cần được ăn nhiều loại thức ăn khác ngoài gạo. Bạn có thể làm thử theo thực đơn sau: • Cháo đặc: 3/4 bát cháo đặc tương đương với 5 thìa cà phê gạo (33g). • Thêm nước lọc nếu cần. • Thịt lợn/ cá/ tôm/thịt gà/thịt bò băm nhỏ: 3- 4 thìa cà phê (32g). • Rau củ nghiền (cà rốt, bí đỏ…) hoặc rau xanh thái nhỏ: 3-4 thìa cà phê. • Dầu: 2 thìa cà phê. • Nước mắm: 1 thìa cà phê (nên dùng nước mắm được bổ sung chất sắt). Không nên dùng quá nhiều nước mắm vì không tốt cho trẻ, có thể tăng gia vị bằng cách thêm vừng lạc giã nhuyễn. Hãy thử các loại rau khác nhau và thay đổi các loại tôm/cá/thịt mỗi bữa để làm đa dạng hương vị và kích thích bé ăn nhiều hơn. Hãy nhớ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, đặc biệt vào ban đêm. Ở tuổi này (từ 12 đến 24 tháng tuổi): + Sữa mẹ vẫn cung cấp khoảng một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của bé. + Sữa mẹ tiếp tục cung cấp kháng thể để bảo vệ bé ngay lập tức và về lâu dài. + Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của não bộ và sự hoàn thiện của hệ thống tiêu hóa của bé. + Không cần cho trẻ uống loại sữa nào khác nếu bạn vẫn cho bé bú mẹ. Ảnh của bé khi đã lớn DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 26&27) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 26 27 http://mattroibetho.vn
15. Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên hơn Bạn vẫn có thể tiếp tục cho bé ăn bình thường bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng và mềm như trứng, thịt, chất béo, dầu như bình thường. Bạn không cần kiêng các loại thực phẩm tanh (như cá) vì chúng vẫn rất tốt cho bé, chỉ cấn nấu thật kĩ. Cho bé uống đủ nước. Số lượng nước cần cho bé uống sau mỗi lần đi lỏng là: + Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml (1/4-1/2 bát ăn cơm). + Trẻ trên 2 tuổi: 100-200ml (1/2-1 bát ăn cơm). Một vài loại thức ăn bạn có thể cho bé ăn khi trẻ đang bị tiêu chảy: Sữa mẹ Chuối Bánh mì Cà rốt luộc chín Khoai tây hay khoai lang luộc Sữa chua … Khi bé có một trong những dấu hiệu sau đưa đến cơ sở y tế khám ngay: Trẻ mệt li bì Trẻ bỏ bú, không bú được Nôn nhiều Tiêu chảy nhiều hơn Sốt cao Có máu trong phân Mẹo/ Mách nhỏ: Cho ăn khi trẻ đang bị tiêu chảy Mẹ ơi, tiếp tục cho con bú khi con bị ốm mẹ nhé! Trẻ bị nôn: Rất nhiều cha mẹ lo lắng về vấn đề này khi trẻ bị ốm. Nếu bé chỉ nôn 1-2 lần/ngày và vẫn hiếu động, chạy nhảy bình thường thì bạn chỉ cần cho bé ăn hay bú ngay sau khi nôn để tránh trẻ bị sụt cân và đói. Tẩy giun cho trẻ: Khi con bạn được 12 tháng tuổi, tẩy giun cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ được 24 tháng tuổi, hãy nhớ tẩy giun cho bé thường xuyên (ít nhất 6 tháng một lần) để đảm bảo bé hấp thu đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ nhận được. Cho ăn khi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp Nhiễm khuẩn hô hấp là tình trạng nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn ở đường hô hấp mũi, hầu, họng, thanh khí phế quản. Trẻ có nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có các dấu hiệu ho, sốt, chảy nước mũi. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay: Thở nhanh hoặc khó thở. Ho nhiều. Co giật. Sốt cao hoặc thân nhiệt giảm. Ngực trẻ lõm sâu vào khi hít thở. Trẻ không bú/ăn được. Cho bé uống nhiều nước hơn. Cho bé ăn thức ăn ấm thay vì lạnh (thức ăn lạnh không tốt cho trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp). Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, ngon miệng, giàu dinh dưỡng. Dùng khăn ẩm sạch làm sạch mũi trước khi cho bé ăn. Nếu bé chán ăn, lượng thức ăn bé hấp thụ sẽ ít hơn bình thường. Vì vậy để tránh cho trẻ đói và sụt cân, phải cho bé ăn thường xuyên hơn (chia nhỏ thành nhiều bữa hơn bình thường) và cho bé ăn thức ăn bé thích để kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Khi bị ốm, bé rất yếu và dễ bị nôn. Vì thế nên cho bé ăn chậm hơn bình thường. Cởi bớt quần áo, để bé ở nơi thoáng mát. Lau người bé bằng khăn ẩm. Cho bé bú mẹ nhiều hơn. Cho bé uống thêm nước, nước hoa quả, sữa. Cho bé ăn nhiều hơn, ăn thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng và cho ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mẹo/ Mách nhỏ: Trẻ bị sốt: DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 28&29) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 28 29 http://mattroibetho.vn
16. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 30&31) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT http://mattroibetho.vn
17. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 32&33) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT http://mattroibetho.vn
18. STT.DịchvụNgườiđếntưvấn Ngàytư vấn ChủđềtưvấnNgàyhẹnGhichú G1aKhuyếnkhíchNCBSM1 G1bKhuyếnkhíchNCBSM2 G1cKhuyếnkhíchNCBSM3 G2 HỗtrợNCBSM (thờiđiểmmớisinh) G3aQuảnlýNCBSM1 G3bQuảnlýNCBSM2 G3cQuảnlýNCBSM3 G3dQuảnlýNCBSM4 G4Giáodụcănbổsung G5aQuảnlýABS1 G5bQuảnlýABS2 G5cQuảnlýABS3 G5dQuảnlýABS4 G5eQuảnlýABS5 G5fQuảnlýABS6 Theo dõi các gói tư vấn Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Phụ nữ mang thai nên ăn thêm 1 bữa mỗi ngày, uống bổ sung viên sắt và axít folic. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 34&35) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 35 http://mattroibetho.vn
19. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Sữa non vô cùng quý giá, hãy đảm bảo cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 36&37) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 36 37 http://mattroibetho.vn
20. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Trong 2 ngày đầu sau sinh, trẻ chỉ cần một lượng sữa từ 5-7ml mỗi lần bú. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Sữa mẹ càng tiết ra nhiều hơn khi cho con bú nhiều hơn. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 38&39) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 38 39 http://mattroibetho.vn
21. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Cho trẻ bú hết một bên trước khi chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Không nước, không sữa bột và không thức ăn bổ sung. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 40&41) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 40 41 http://mattroibetho.vn
22. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Hãy đảm bảo cho trẻ được uống sữa mẹ ngay cả khi mẹ không thể cho bú trực tiếp. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi vì sữa mẹ vẫn tiếp tục cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 42&43) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 42 43 http://mattroibetho.vn
23. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Khi trẻ tròn 6 tháng (180 ngày), bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung và tiếp tục cho bú sữa mẹ. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Khi trẻ được 9 tháng, cần tăng số lượng bữa ăn bổ sung và đa dạng thực phẩm, đồng thời vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 44&45) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 44 45 http://mattroibetho.vn
24. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Khi trẻ được 1 tuổi, tiếp tục tăng lượng thức ăn và đa dạng hóa thức ăn bổ sung cho trẻ, đồng thời vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 46&47) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Thực phẩm giàu chất sắt rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp phòng chống thiếu máu cho trẻ. 46 47 http://mattroibetho.vn
25. Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn. DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 48&49) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT Theo dõi dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ Cho trẻ ăn và uống nhiều bữa nhỏ hơn khi trẻ bị ốm, đồng thời cho trẻ bú thường xuyên hơn. 48 49 http://mattroibetho.vn
26. Bảng 1: lịch tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em trong chương trình TCMR Việt Nam Bảng 2: lịch tiêm chủng một số vắc-xin khác trong chương trình TCMR Tháng tuổi Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống Sơ sinh (càng sớm càng tốt) • BCG (phòng lao) • Viêm gan B 1 mũi vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh 2 tháng tuổi • Bại liệt • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib • Bại liệt lần 1 • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib mũi 1 3 tháng tuổi • Bại liệt • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib • Bại liệt lần 2 • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib mũi 2 4 tháng tuổi • Bại liệt • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib • Bại liệt lần 3 • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván • Viêm gan B • Hib mũi 3 9 tháng tuổi • Sởi • Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi • Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi 18 tháng tuổi • Bạch hầu • Ho gà • Uốn ván mũi 4 • Sởi mũi 2 Tháng tuổi Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống Từ 1- 5 tuổi Viêm não Nhật Bản* Vắc-xin viêm não mũi 1 Vắc-xin viêm não mũi 2 (hai tuần sau mũi 1) Vắc-xin viêm não mũi 3 (một năm sau mũi 2) Từ 2- 5 tuổi Vắc-xin Tả* 2 lần uống (Lần 2 sau lần 1 hai tuần) Từ 3- 5 tuổi Vắc-xin Thương hàn* Tiêm 1 mũi duy nhất *Vắc-xin được triển khai ở vùng nguy cơ mắc bệnh cao DESIGNER/ FA AED_Booklet (Page 50&51) 14.8cmW x 21cmH SIZE: DATE 09.02.2012 COPYWRITER ART DIRECTOR CREATIVE DIRECTOR CLIENT SERVICE TRAFFIC CLIENT 50 51 http://mattroibetho.vn

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích