menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường

user

Ngày:

02/08/2021

user

Lượt xem:

7038

Bài viết thứ 02/02 thuộc chủ đề “Y tế ứng phó thảm họa”

Lời tri ân

Phiên bản Tiếng Việt của cuốn sách “Psychological first aid: Guide for field workers” với tựa đề “Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường” đã hoàn tất sau gần một năm chuẩn bị.

Y Học Cộng Đồng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn cộng tác viên, các bác sĩ hiệu đính và các chuyên gia đã dành thời gian biên dịch, hiệu đính và đưa ra những góp ý để chúng tôi hoàn thiện ấn phẩm này.

Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn M&M Production House đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trình bày ấn phẩm. Cảm ơn anh Lê Hữu Thọ và các nhân vật đã đồng ý cung cấp hình ảnh để Việt hóa ấn phẩm này.

Trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn quấy nhiễu đời sống con người, mong rằng cuốn sách này có thể đồng hành cùng những người cứu hộ để hỗ trợ tối ưu cho những người đang gặp sốc tâm lý.

Lời nói đầu

Khi có biến cố trầm trọng xảy ra tại cộng đồng, trong nước và trên thế giới, chúng ta đều muốn chung tay chia sẻ và hỗ trợ cho những nạn nhân bị ảnh hưởng. Hướng dẫn này đề cập đến sơ cứu tâm lý, bao gồm hỗ trợ nhân đạo, nâng đỡ và thiết thực cho những người phải trải qua các sự kiện khủng hoảng nghiêm trọng. Tài liệu này được xây dựng để giúp những nhân viên hỗ trợ biết cách giúp đỡ nạn nhân vượt qua thảm họa. Tài liệu đưa ra những nội dung hướng dẫn hỗ trợ trong sự tôn trọng về phẩm giá, văn hóa và khả năng của người được hỗ trợ. Mặc dù tên của tài liệu là sơ cứu tâm lý, nội dung của nó bao gồm cả hỗ trợ về tâm lý và xã hội.

Có lẽ bạn được kêu gọi tham gia với tư cách là một nhân viên hoặc tình nguyện viên hỗ trợ trong một thảm họa lớn hoặc bạn đang ở trong hiện trường xảy ra tai nạn và có người bị thương. Có lẽ bạn là một giáo viên hoặc một nhân viên y tế đang nói chuyện với một người vừa chứng kiến cảnh bạo lực hoặc cái chết của người thân. Hướng dẫn này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích  để hướng dẫn và hỗ trợ họ hay những người đang trong các trường hợp khó khăn khác. Cuốn tài liệu cũng cung cấp thông tin về cách tiếp cận tình huống mới một cách an toàn cho chính bạn và người khác mà không gây thêm tổn hại.

Sơ cứu tâm lý đã được các tổ chức chuyên môn  cấp quốc gia và quốc tế xây dựng và khuyến cáo, bao gồm Ủy ban Thường vụ Liên cơ quan (IASC) và Nhóm chuyên gia Dự án. Sơ cứu tâm lý là một biện pháp thay thế cho tường trình  tâm lý (psychological debriefing). Năm 2009, Nhóm Phát triển Hướng dẫn mhGAP của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) đã đánh giá bằng chứng để sơ cứu tâm lý và phỏng vấn tâm lý. Các nhóm chuyên gia kết luận rằng việc sơ cứu tâm lý, thay vì phỏng vấn  tâm lý, nên được cung cấp cho những người đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng sau khi  trải qua một sự kiện đau thương.

Hướng dẫn này được xây dựng để có sự đồng thuận rộng rãi về những tư liệu sơ cứu tâm lý sử dụng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Thông tin chúng tôi đưa ra đây chỉ là một mô hình. Bạn cần điều chỉnh một cách thích hợp với bối cảnh của địa phương và văn hóa của người được giúp đỡ.

Hướng dẫn này đã được nhiều tổ chức quốc tế xác nhận – điều đó phản ánh một ngành khoa học mới nổi và sự đồng thuận quốc tế về cách hỗ trợ mọi người ngay sau khi trải qua sự kiện vô cùng căng thẳng.

Biên dịch và hiệu đính

Biên dịch

  1. Lê Thị Ánh Kim, Y Học Cộng Đồng, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Nguyễn Khởi Quân, Y Học Cộng Đồng, Đại học Y Dược Huế
  3. Phạm Từ Minh Phương, Y Học Cộng Đồng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Nguyễn Hồng Duyên, Y Học Cộng Đồng, Đại học Y Dược Huế
  5. Nguyễn Thu Hà, Y Học Cộng Đồng, Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam
  6. Nguyễn Minh Anh, Y Học Cộng Đồng, Trường Đại học Y tế Công cộng
  7. Đinh Thị Kim Quyên, Y Học Cộng Đồng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Cù Thanh Ngân, Y Học Cộng Đồng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Hiệu đính

    1. Ths. BS. Nguyễn Song Chí Trung, Trung tâm Giáo dục Y Học, Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
    2. BS. Phạm Thị Vân Ngọc, Trung tâm Phát hiện sớm Ung thư và Chăm sóc giảm nhẹ DecaCare
    3. BS. Hoàng Thu Thuỷ, Trung tâm Phát hiện sớm Ung thư và Chăm sóc giảm nhẹ DecaCare
    4. BS. Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư Nội khoa Bệnh viện Kyoto Miniren, Đai học Kyoto, Y Học Cộng Đồng

Sách Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường

Để download ebook định dạng pdf, truy cập tại đây.

Tài liệu tham khảo

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích