menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Phòng tránh và cách sơ cứu khi bị rắn cắn

user

Ngày:

22/10/2018

user

Lượt xem:

1555

Bài viết thứ 06/06 thuộc chủ đề “Thú nuôi và động vật”

Làm thế nào để tránh bị rắn cắn

Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10. Do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.

Có nhiều loại rắn không độc, nhưng cũng có nhiều loại rất độc. Ví dụ như rắn chuông, rắn hổ mang, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong… Sau đây là một số việc bạn nên làm để giảm thiểu nguy cơ bị rắn cắn:

  • Thường xuyên cắt tỉa hàng rào, dọn cỏ và chặt bỏ các bụi cây trong vườn. Đây là những nơi rắn thường tới sống.
  • Không để trẻ em chơi ở những vùng trống, cỏ cao.
  • Luôn dùng kẹp khi di chuyển gỗ, bụi/bó cây, như vậy sẽ dễ dàng thấy được những con rắn ẩn nấp bên dưới.
  • Khi đi qua những vùng cỏ cao, phải dùng một cây dài đánh động vùng phía trước để dọa chúng bò đi nơi khác.
  • Mặc quần dài và mang ủng cao khi làm việc hay đi qua những vùng có thể có rắn.
  • Đừng bao giờ cầm rắn trên tay, cho dù nó đã chết. Nếu bạn thấy một con rắn, hãy tránh xa nó ra.
  • Ngủ trên võng khi đi cắm trại.
  • Canh chừng rắn khi lội qua sông, hồ hoặc khi có lũ lụt.
  • Học cách nhận biết rắn độc để phòng ngừa.

Dấu hiệu bị rắn cắn

Khi bạn đi qua vùng cỏ cao và bị cắn, không phải lúc nào vết cắn cũng do rắn gây ra. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết bị rắn cắn:

  • Có 2 lỗ thủng trên vết thương.
  • Vùng da xung quanh vết cắn nổi đỏ và sưng lên.
  • Đau nhiều.
  • Buồn nôn.
  • Ói mửa.
  • Khó thở.
  • Có những triệu chứng giống bị sốt, như đổ mồ hôi.
  • Bị tê hoặc cảm giác ngứa ran ở ngón tay, ngón chân hoặc xung quanh vết thương.
  • Mắt bị nhòe đi.
  • Tiêu chảy.
  • Bủn rủn.
  • Co giật.
  • Mạch đập nhanh.

Những điều nên và không nên làm khi bị rắn cắn

Những điều nên làm :

  • Hãy bình tĩnh và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.
  • Nếu bạn chỉ có một mình, cố gắng đến bệnh viện gần nhất nhanh nhất có thể.
  • Hạn chế di chuyển. Giữ vết thương ở vị trí thấp hơn tim. Như vậy sẽ làm chậm quá trình phát tán của nọc độc.
  • Gỡ bỏ các loại trang sức và áo quần bó ở gần vùng bị cắn trước khi nó sưng lên.
  • Hãy cố nhớ hình dạng của con rắn: hình dạng, màu sắc, hoa văn; sẽ giúp ích cho quá trình điều trị.
  • Dùng miếng băng dán cá nhân khô và sạch để dán lên vết thương.

Những điều không nên làm:

  • Không chườm đá hay ngâm nước vùng bị rắn cắn.
  • Không cắt bỏ vùng bị cắn.
  • Không cố hút nọc độc ra khỏi vết cắn.
  • Không cản trở tuần hoàn máu vùng bị rắn cắn (băng ép, buộc garrot).
  • Không cố bắt con rắn đã cắn.
  • Không uống các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê, nước ngọt sau khi bị cắn.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/pets-animals/avoiding-snakebites.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích