menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Những thay đổi gây ra do đột quỵ

user

Ngày:

24/07/2018

user

Lượt xem:

125

Bài viết thứ 03/07 thuộc chủ đề “Tai biến mạch máu não”

Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên. Một số thay đổi chung có thể xảy ra không phụ thuộc bên (trái hay phải) não tổn thương. Trong khi đó, một số thay đổi khác xuất hiện tùy vào bên não bị ảnh hưởng.

Đột quỵ thường để lại những hậu quả nào?

  • Yếu nửa người (yếu một bên cơ thể) hoặc liệt nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể)
  • Mất vận ngôn (nói khó hoặc nói líu nhíu) hoặc khó nuốt
  • Mệt mỏi
  • Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạng (khí sắc)
  • Thay đổi về ý thức (có vấn đề về trí nhớ, khả năng đánh giá, giải quyết vấn đề hoặc cả ba)
  • Thay đổi hành vi (thay đổi tính cách, dùng ngôn ngữ và có hành động không thích hợp)
  • Giảm tầm nhìn (vùng nhìn bị thu hẹp, không thấy được vùng ngoại biên của thị trường) và gặp vấn đề về thị giác

Tổn thương não trái thường gây ra những thay đổi nào?

  • Liệt hoặc yếu bên phải cơ thể
  • Chứng mất ngôn ngữ (khó khăn khi tìm từ phù hợp và khó nói, hoặc khó hiểu được điều người khác nói)
  • Sự dè dặt và thận trọng hơn trong hành vi

Tổn thương não phải thường gây ra những thay đổi nào?

  • Liệt hoặc yếu bên trái cơ thể
  • Làm ngơ một bên, là hiện tượng thiếu để ý phần bên trái cơ thể hoặc những thứ đang diễn ra ở bên trái cơ thể. Ví dụ, người bệnh có thể chỉ ăn đồ ăn ở phía bên phải của đĩa mà bỏ qua bên trái
  • Sự hấp tấp và kém thận trọng hơn trong hành vi.
  • Người bệnh sau đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu sự biểu cảm trên nét mặt và trong giọng nói của người khác. Họ cũng ít biểu cảm hơn khi giao tiếp

Đột quỵ thường gây ra những ảnh hưởng gì về mặt cảm xúc?

  • Trầm cảm
  • Thờ ơ và thiếu động lực
  • Chán nản, tức giận và buồn bã
  • Xúc động giả hành não, còn gọi là khóc phản xạ hay cảm xúc biến thiên (cảm xúc có thể thay đổi nhanh chóng và đôi khi không phù hợp với tâm trạng)
  • Phủ nhận những thay đổi do tổn thương não gây ra

Tôi có khá dần hơn không?

Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn sẽ khá dần lên. Những ảnh hưởng của đột quỵ thường nặng nề nhất ngay sau khi đột quỵ. Sau đó, bạn có thể bắt đầu khá lên. Việc tiến bộ nhanh và nhiều đến mức nào phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não và cố gắng trong các hoạt động phục hồi chức năng.

  • Một số cải thiện tự xảy ra và liên quan đến cách mà bộ não tự hồi phục sau tổn thương.
  • Các chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ sẽ giúp bạn cải thiện khả năng của mình, học các kỹ thuật mới cũng như những kỹ năng ứng phó hoàn cảnh mới.
  • Chương trình phục hồi chức năng nên được bắt đầu sau khi cơn đột quỵ qua đi và bệnh trạng của bạn đã ổn định.
  • Trầm cảm sau đột quỵ có thể cản trở quá trình phục hồi chức năng. Điều trị trầm cảm là điều quan trọng phải làm.
  • Các tiến bộ thường diễn ra nhanh chóng nhất trong những tháng đầu tiên sau đột quỵ. Sau đó, quá trình phục hồi sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều năm, có thể với nhịp độ chậm hơn, cùng với sự nỗ lực không ngừng của bạn.
Xem thềm bài viết Phục hồi chức năng sau đột quỵ của TS.BS Phạm Nguyên Quý

Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá
Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:

  • Những vùng não khác có thể trợ giúp vùng não bị tổn thương không?
  • Cơn đột quỵ đã ảnh hưởng đến tôi như thế nào?

Tài liệu tham khảo

1. http://www.strokeassociation.org/idc/groups/stroke-public/@wcm/@hcm/documents/downloadable/ucm_309716.pdf
2. http://vnspeechtherapy.com/Disorders/Aphasia.html
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Pseudobulbar_affect

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích