menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Máu tụ ngoài màng cứng

user

Ngày:

01/08/2018

user

Lượt xem:

11285

Bài viết thứ 05/15 thuộc chủ đề “Các bệnh Ngoại thần kinh”

Máu tụ ngoài màng cứng (Extradural Hematoma) thường xảy ra trong đầu (sọ). Nó là khối tụ máu trong khoang giữa hộp sọ và màng bảo vệ bên ngoài của não (gọi là màng cứng). Thông thường nó xảy ra trong chấn thương đầu có gãy xương sọ. Chụp CT sọ não có thể cho thấy hình ảnh máu tụ ngoài màng cứng. Máu tụ ngoài màng cứng là một tình trạng nghiêm trọng và việc điều trị cấp cứu là cần thiết. Phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ cũng có thể được chỉ định.

Màng não và khoang ngoài màng cứng là gì?

Màng não là các lớp màng bao bọc xung quanh và khép kín não trong hộp sọ cũng như bao bọc tủy sống trong ống sống. Cột sống là tên được đặt cho xương sống, ống sống là khoảng không gian trong xương sống để bao bọc và bảo vệ tủy sống.

Có ba lớp màng não:

  • Lớp ngoài cùng nhất nằm sát xương sọ hoặc mặt trong ống sống được gọi là màng cứng.
  • Lớp trong cùng gần nhất với não hoặc tủy sống được gọi là màng mềm.
  • Lớp giữa hai lớp trên được gọi là màng nhện.

Cũng có ba khoang giữa các lớp màng não:

  • Khoang ngoài màng cứng là khoang giữa hộp sọ và màng cứng.
  • Khoang dưới màng cứng là khoang giữa màng cứng và màng nhện.
  • Khoang dưới nhện là khoang màng nhện và màng mềm.

Trong hộp sọ, vì màng cứng thường dính khá chắc vào mặt trong hộp sọ nên khoang ngoài màng cứng là một khoang “ảo”, chỉ xuất hện khi có sự tụ máu hay khối u giữa hộp sọ và màng cứng .

máu tụ ngoài màng cứng

Máu tụ ngoài màng cứng là gì?

Máu tụ ngoài màng cứng là sự tụ máu ở khoang ngoài màng cứng. Ở cột sống, khoang ngoài màng cứng là khoang giữa mặt trong ống sống và màng cứng. Tụ máu ngoài màng cứng xảy ra ở cột sống được gọi là máu tụ ngoài màng cứng cột sống .
Xảy ra máu tụ ngoài màng cứng trong đầu (sọ) được gọi là máu tụ ngoài màng cứng nội sọ. Máu tụ ngoài màng cứng (Extradural Haematoma) đôi khi được gọi là xuất huyết ngoài màng cứng (Extradural Haemorrhage). Xuất huyết có nghĩa là máu đã chảy ra khỏi mạch máu.
Cũng tương tự khi gọi tên máu tụ dưới màng cứng là hiện tượng máu tụ ở khoang dưới màng cứng. Điều này được ghi ở bài viết khác liên quan máu tụ dưới màng cứng.

Nguyên nhân gây máu tụ ngoài màng cứng là gì?

Máu tụ ngoài màng cứng cột sống

Máu tụ ngoài màng cứng cột sống ít phổ biến hơn nhiều so với máu tụ ngoài màng cứng nội sọ. Đôi khi máu tụ ngoài màng cứng cột sống có thể xảy ra sau chấn thương xung quanh cột sống. Dù hiếm, bệnh này có thể xảy ra sau khi chọc dò tủy sống (là thủ thuật đâm kim vào ống sống để lấy mẫu chất lỏng bao quanh não và tủy sống (dịch não tủy) giúp chẩn đoán các bệnh như viêm màng não). Nó cũng có thể xảy ra sau khi gây mê ngoài màng cứng (một phương pháp giảm đau phổ biến trong phẫu thuật). Tuy nhiên, những biến chứng này không phải là thường gặp. Một nghiên cứu trên 1,37 triệu phụ nữ được gây tê ngoài màng cứng để sinh mổ ở Mỹ cho thấy tụ máu ngoài màng cứng chỉ xảy ra ở 1/168.000 trường hợp.
Mặc dù hiếm, máu tụ ngoài màng cứng cột sống không liên quan đến bất kỳ chấn thương nào và có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những người có, ví dụ, dùng thuốc kháng đông để làm loãng máu hoặc người có vấn đề đông máu.

Máu tụ ngoài màng cứng nội sọ

Máu tụ ngoài màng cứng thường xảy ra trong đầu, nhất là khi có nứt (gãy) xương sọ sau chấn thương sọ não.
Xương sọ bị vỡ có thể làm màng cứng bị rách / tách ra từ mặt trong hộp sọ và tổn thương mạch máu (thường là động mạch). Các mạch máu bị tổn thương gây chảy máu (xuất huyết) và tụ máu trong khoang ngoài màng cứng. Sự hình thành và lớn dần của khối máu có thể làm áp lực trong sọ tăng lên. Điều này có thể gây chèn ép não và gây ra tổn thương não nếu không được xử lý nhanh chóng. Thông thường máu tụ ngoài màng cứng xảy ra do chấn thương sọ não nghiêm trọng. Ví dụ, trong tai nạn giao thông đường bộ.
Thông thường, sự tụ máu ở khoang ngoài màng cứng xảy ra ngay sau chấn thương và triệu chứng của nó thường được nhận biết một cách nhanh chóng. Vì vậy, hầu hết máu tụ ngoài màng cứng là những chấn thương “cấp tính”. Thỉnh thoảng, sự chảy máu có thể xảy ra chậm hơn và máu tụ ngoài màng cứng cho thấy ít triệu chứng hơn, có khi triệu chứng chỉ xảy ra vài ngày sau chấn thương đầu.

Phần còn lại của tài liệu này chỉ thảo luận về máu tụ ngoài màng cứng nội sọ.

Những người nào bị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ?

Khoảng 6 trong số 10 người bị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ ở độ tuổi dưới 20. Nó ít phổ biến hơn ở người cao tuổi, bởi vì màng bảo vệ bên ngoài não (màng cứng) trở nên dính chặt hơn vào hộp sọ và làm cho nó khó khăn hơn cho máu tụ trong khoang ngoài màng cứng. Ở những người trẻ, màng cứng không dính chắc với hộp sọ.

Người uống quá nhiều rượu có thể có khả năng bị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ cao hơn. Điều này một phần do thực tế là họ có thể bị té ngã nhiều hơn và bị chấn thương đầu nhiều hơn. Máu tụ ngoài màng cứng thường gặp ở nam hơn nữ.

Máu tụ ngoài màng cứng nội sọ thường gặp như thế nào?

Chấn thương đầu thường là nhỏ và không nghiêm trọng. Hầu hết mọi người có chấn thương đầu nhỏ sẽ không bị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ. Một nghiên cứu trong khoảng 2 trong 100 người bị chấn thương ở đầu. Thông thường nó xảy ra sau chấn thương đầu nghiêm trọng.

Các triệu chứng của máu tụ ngoài màng cứng nội sọ là gì?

Có thể bạn bị mất ý thức tại thời điểm chấn thương đầu nhưng nó không luôn luôn xảy ra. Kinh điển, một người nào đó có máu tụ ngoài màng cứng nội sọ bất tỉnh tại thời điểm chấn thương đầu và sau “ khoảng thời gian tỉnh” vài giờ sau chấn thương đầu tương đối tốt và bình thường. Sau đó, triệu chứng bệnh xấu đi và mất ý thức một lần nữa khi khối máu tụ hình thành. Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng kinh điển này.

Nếu bạn không bị mất ý thức sau chấn thương đầu ban đầu, hoặc nếu bạn tỉnh lại, bạn có thể trải nghiệm buồn ngủ hoặc nhức đầu dữ dội. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu (buồn nôn) và / hoặc bị bệnh (có nôn). Bạn có thể trở nên bối rối và có thể bị yếu một cánh tay và / hoặc chân ở một bên của cơ thể bạn và / hoặc khó khăn nói. Đôi khi co giật có thể xảy ra. Một số người bị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ có thể nói chuyện một phút và xuất hiện tương đối tốt và sau đó bệnh có thể trở nên nặng và mất ý thức tiếp theo.

Nếu bạn có một chấn thương đầu nghiêm trọng, bạn sẽ được khẩn trương đưa đến bệnh viện bằng xe cứu thương. Bất cứ ai có bất tỉnh tại thời điểm đầu của chấn thương sẽ được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Bất cứ ai có bất kỳ triệu chứng nào khác được đề cập đến ở trên sau chấn thương đầu cũng nên gặp bác sĩ gấp.

Chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng nội sọ như thế nào?

Một người nào đó bị nghi ngờ máu tụ ngoài màng cứng nội sọ được nhìn thấy trong một bệnh viện. Đó là một tình trạng nghiêm trọng và việc điều trị cấp cứu là cần thiết. Các bác sĩ và y tá sẽ luôn sẵn sàng để thực hiện khám đầy đủ để tìm những dấu hiệu có thể của máu tụ ngoài màng cứng nội sọ và bất kỳ dấu hiệu khác của chấn thương mà bạn có thể có. Họ sẽ sẵn sàng kiểm tra mức độ ý thức của bạn, tìm kiếm bất cứ dấu hiệu của yếu cánh tay hoặc yếu chân và kiểm tra mắt của bạn để tìm bất kỳ dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm kiếm các nguyên nhân khác có thể gây nhầm lẫn và / hoặc mất ý thức.
Xét nghiệm máu cũng có thể phát hiện các vấn đề đông máu. CT scan đầu giúp phát hiện tốt máu tụ ngoài màng cứng nội sọ. Nó cũng có thể cho thấy nếu có vỡ sọ. Bạn có thể cần chụp những bộ phận khác hoặc chụp X-quang, tùy thuộc bạn đang bị nghi ngờ bất kỳ thương tích khác. Ví dụ, một X quang cổ có thể được thực hiện để loại trừ bất kỳ chấn thương cổ phối hợp.

Phương pháp điều trị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ là gì?

Nếu bạn có một khối máu tụ ngoài màng cứng nội sọ, ưu tiên hàng đầu là ổn định tình trạng của bạn. Ví dụ, bạn có thể cần điều trị để ổn định huyết áp. Nếu bị khó thở hoặc giảm mức độ tỉnh táo, bạn có thể cần dùng máy trợ thở. Nếu có những dấu hiệu bị tăng áp lực nội sọ, điều trị khẩn cấp là rất cần thiết. Thuốc và/hoặc phẫu có thể được chỉ định (xem bên dưới).

Nếu khối máu tụ ngoài màng cứng nội sọ nhỏ và không gây bất kỳ triệu chứng nào (hoặc các triệu chứng là không nghiêm trọng), chúng có thể không cần đến điều trị mà chỉ cần theo dõi cẩn thận. Khối máu đông có thể tự tái hấp thu. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng định kỳ để đánh giá mức độ tỉnh táo (ý thức) và tìm kiếm các triệu chứng báo động có thể xuất hiện như nhức đầu, yếu liệt tay hoặc chân,… Việc chụp CT não lặp đi lặp lại cũng có thể được chỉ định để đảm bảo rằng khối máu tụ không phát triển lớn hơn. Phẫu thuật là cần thiết để điều trị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ nếu các triệu chứng báo động bắt đầu xuất hiện và tình trạng bệnh xấu đi.

Tuy nhiên, nói chung, phẫu thuật để điều trị máu tụ ngoài màng cứng nội sọ là cần thiết. Thông thường, phẫu thuật khoan sọ lỗ nhỏ hoặc mở sọ được thực hiện bởi bác sĩ ngoại thần kinh nhằm loại bỏ khối máu tụ.
Lỗ khoan sọ nhỏ được khoan xuyên qua hộp sọ tại vị trí khối máu tụ đã hình thành. Các lỗ này giúp cho máu tụ được chảy ra hoặc hút ra. May hoặc đinh kẹp sau đó được sử dụng để đóng các lỗ khoan sọ này. Mở sọ là trường hợp một phần của hộp sọ được lấy ra để lộ não và màng não. Nó có thể làm giảm áp lực lớn lên bên trong hộp sọ và cũng có nghĩa là máu đông trong khoang ngoài màng cứng có thể được loại bỏ. Phần hộp sọ đã được mở sau đó được cố định lại tại chỗ, gắn lại màng bảo vệ bên ngoài não (màng cứng) cho xương sọ.
Theo dõi sát là cần thiết sau mổ, thường trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Tiên lượng bệnh như thế nào?

Việc thực hiện điều trị nhanh chóng, triển vọng chung là tốt. Những người không mất ý thức trước khi phẫu thuật, có khả năng sống sót cao hơn vì phẫu thuật thường có kết quả rất tốt. Tuy nhiên, tiên lượng thường không tốt trong những người bị bất tỉnh trước ca mổ.
Não vẫn có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn ngay cả khi máu tụ ngoài màng cứng nội sọ đã được xử lý. Những tổn thương này có thể dẫn đến, ví dụ, liệt yếu ở một bên cơ thể, khó khăn khi nói, co giật,…  Đôi khi các triệu chứng có thể cải thiện theo thời gian với các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu hoặc ngôn ngữ trị liệu . Thuốc uống có thể là cần thiết để kiểm soát động kinh.

Có thể ngăn ngừa máu tụ ngoài màng cứng nội sọ không?

Nếu bạn hoặc con bạn tham gia vào các môn thể thao: chẳng hạn như đi xe đạp, đi giày trượt, trượt tuyết, đấm bốc hay ván trượt, bạn nên làm cho an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm/ mũ bảo vệ để giảm nguy cơ chấn thương nặng ở đầu. Điều này cũng áp dụng cho cưỡi ngựa và lái xe gắn máy .
Dây an toàn và ghế trẻ em an toàn nên luôn luôn được sử dụng trong xe ô tô và các loại xe khác .
Kiêng cử rượu bia cũng có thể làm giảm nguy cơ. Rượu thường là một yếu tố góp phần trong chấn thương đầu nghiêm trọng do té ngã, tai nạn giao thông hoặc do đánh nhau gây gỗ. 

Xem thêm bài Máu tụ dưới màng cứng

Tài liệu tham khảo  
1. http://www.patient.co.uk/health/extradural-haematoma-leaflet

2. http://www.ngoaithankinh.com.vn/vi/dao-tao/cap-nhat-kien-thuc/117-mau-tu-ngoai-mang-cung-cap-tinh.html
3. http://www.bvngoaithankinhqt.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=41

4. http://www.bvngoaithankinhqt.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=39
5. http://www.bvngoaithankinhqt.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=48

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích