menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Hỏi đáp các vấn đề về mắt ở trẻ

user

Ngày:

26/01/2019

user

Lượt xem:

1424

Bài viết thứ 20/44 thuộc chủ đề “Các câu hỏi thường gặp về nhi khoa”

 

Các câu hỏi được trả lời bởi: Bác sĩ chuyên khoa mắt Burt Dubow, Bác sĩ Charles Slonim và Bác sĩ Sayed Jovkar, trường Đại học Y Ngoại khoa quốc tế (FICS).

Hỏi đáp các vấn đề về mắt ở trẻ

Câu hỏi 1

Hỏi: Cháu trai của tôi mang kính lúc 10 tuổi. Bây giờ cháu 11 tuổi, cháu không thể nhìn rõ bảng khi ngồi học ở trường. Có quá sớm để thay kính mới cho cháu không?

Trả lời: Thật lòng mà nói tôi không thể cho bạn lời khuyên khi không trực tiếp khám bệnh nhân. Sau đây là một số thông tin chung, phù hợp với trường hợp của cháu mà tôi hi vọng sẽ giúp ích được.

Trong giai đoạn dậy thì, quá trình phát triển cơ thể sẽ có sự thay đổi rất nhanh, bao gồm cả mắt. Đó là lý do tại sao mắt cháu có thể thay đổi trong thời gian tính bằng tháng.

Để biết tại sao một cậu bé 11 tuổi không thể nhìn rõ bảng, bác sĩ mắt của cậu ấy cần phải khám cho cậu ấy ngay, để kiểm tra xem có cần thay kính không, nhưng quan trọng nhất là loại trừ được các vấn đề khác có thể gây giảm thị lực – Bác sĩ Jovkar

Câu hỏi 2

Hỏi: Con trai 1 tuổi hiếu động của chúng tôi cần mang kính (+2.00 diopters) để chữa tật viễn thị và mắt có xu hướng lác của cháu. Vấn đề là cháu cứ kéo kính ra chỉ sau khi mang vào vài giây.

Chúng tôi đã thử với dây cao su 3/4 inch (bản rộng khoảng 2cm), giữ tay cháu, quấn bằng băng vải…Cháu phản ứng lại và khóc. Làm thế nào để chúng tôi giúp cháu đeo kính được? – L.R., Canada

Trả lời: Về cậu bé, bạn không yêu cầu nhiều đúng không? Bạn nghĩ tôi là ai? Là bác sĩ Spock (một bác sĩ chuyên khoa Nhi nổi tiếng ở Mỹ) hay sao? Thật không dễ trả lời cho bạn. Tôi thường nói với cha mẹ những bệnh nhân nhỏ tuổi của tôi là hãy làm bất cứ cái gì để con các bạn thực hiện được yêu cầu của bác sĩ, kể cả hối lộ cho tụi nhỏ. Hãy đảm bảo là cái kính thoải mái và càng sạch càng tốt. Thường thì những trẻ nhỏ như con của bạn sẽ lớn lên đến lúc chúng chấp nhận được việc đeo kính.

Tôi thật sự cảm thấy việc cần nghiêm khắc với con trai bạn là rất quan trọng. Đừng để cậu ấy thắng trong cuộc chiến này, khi thị lực của cậu ấy đang là vấn đề cần quan tâm. Chúc bạn may mắn! – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 3

Hỏi: Có phải những hình ảnh nhất định nào đó, ví dụ như những đường sọc ngang và đứng, được xem là cách phát hiện vấn đề ở mắt, lác nặng hoặc nhược thị ở trẻ sơ sinh không? Tỷ lệ chữa khỏi ở trẻ sơ sinh khi bệnh được phát hiện lúc 3 tháng tuổi là bao nhiêu? – J.G., Alabama

Trả lời: Không. Thực tế là chúng tôi chỉ sử dụng các đường sọc đứng với những kích thước khác nhau để đo khả năng nhìn của trẻ sơ sinh. Và có những phương tiện khác có thể giúp chúng tôi xác định bệnh ở trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, cho phép chúng tôi thăm khám trẻ sơ sinh bị lác, trẻ sơ sinh có khả năng nhược thị

Mặc dù không có nhiều bác sĩ mắt chuyên về trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, nhưng vấn đề vẫn có thể được giải quyết. Càng sớm càng tốt, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về những vấn đề mà bạn quan tâm – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 4

Hỏi: Con gái của tôi (10 tuổi) bị viễn thị và mang kính từ lúc 2 tuổi. Gần đây chúng tôi nghi ngờ cháu có vấn đề về cảm nhận chiều sâu của vật. Con tôi có thể được kiểm tra vấn đề này như thế nào, và nếu có vấn đề thật thì bệnh được điều trị như thế nào? – R.L., California

Trả lời: Hầu hết các bác sĩ mắt đều có thể kiểm tra sự cảm nhận chiều sâu của vật cho con gái bạn. Đó không phải là việc mà bạn dễ dàng thực hiện ở nhà.

Cảm nhận chiều sâu của vật, còn gọi là stereopsis, là khả năng mắt nhìn trong không gian 3 chiều. Hiểu theo một cách khác, mỗi mắt nhìn vào một vật từ một góc nhìn tương đối khác nhau. Não sẽ nhận được hai hình ảnh, mỗi hình ảnh từ mỗi mắt, và phối hợp hai hình ảnh với nhau, cho phép bạn nhìn được nhiều chiều hơn. Những người chỉ nhìn bằng một mắt, hoặc hai mắt không hợp tác với nhau thì không có cảm nhận về chiều sâu của vật.

Ở một vài trường hợp, rối loạn cảm nhận chiều sâu của vật có thể được điều trị thành công với liệu pháp nâng cao thị lực (vision therapy) – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 5

Hỏi: Tôi có đứa con trai 11 tuổi bị cận thị. Bác sĩ của cháu đề nghị cháu đeo kính tiếp xúc (contact lenses) loại cứng phối hợp với kính đọc sách. Cô ấy cũng đề nghị cháu đeo kính hai tròng.

Trẻ em có thường mang kính hai tròng không, và cách này hoàn toàn có tác dụng tương tự như khi cháu đeo kính tiếp xúc phối hợp với kính đọc sách không? – M.H., California.

Trả lời: Tôi hoàn toàn đồng ý với việc sử dụng kính tiếp xúc cứng thấm khí (rigid gas permeable lenses: GP) để chữa cận thị. Nghiên cứu cho thấy ở nhiều trường hợp thanh thiếu niên bị cận thị, việc dùng GP có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của cận thị.

Cũng có một kỹ thuật đặc biệt nữa với kính tiếp xúc gọi là Liệu Pháp Khúc Xạ Giác Mạc (Corneal Refractive Therapy: CRT), có thể làm giảm một số lượng nhất định bệnh nhân bị cận thị từ nhỏ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, kính hai tròng phối hợp hoặc không phối hợp với kính đọc sách có thể làm chậm quá trình tiến triển của cận thị.

Cá nhân tôi cảm thấy rằng bản thân kính tiếp xúc GP cũng đã là cách giải quyết tốt hơn, nhưng tôi tôn trọng cách lựa chọn của các bác sĩ khác, những người tin vào giá trị của những phương pháp điều trị khác – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 6

Hỏi: Con gái tôi, 3 tuổi, bị hội chứng Stickler. Vấn đề sức khỏe chính của cháu là cận thị nặng, và cháu đã được chẩn đoán cận thị -25D ở cả 2 mắt. Bác sĩ mắt của tôi nói rằng kính gọng không sử dụng được với trường hợp của cháu, nhưng cháu còn quá nhỏ để có thể đeo được kính tiếp xúc lâu trong mắt. Cháu tháo chúng ra và ném đi. Tôi có thể hỏi về phương pháp phẫu thuật nhằm cải thiện thị lực cho cháu không? – K.S., Georgia.

Trả lời: Việc con gái bạn không đeo được kính tiếp xúc thì nguy cơ mắt bị nhược thị (lazy eye) là rất cao, cháu có thể được cân nhắc để phẫu thuật. Nghe có vẻ cháu không cảm thấy thoải mái với kính tiếp xúc. Đó là phương thức cuối cùng để cải thiện thị lực trước khi quyết định phẫu thuật. Có rất ít bác sĩ phẫu thuật khúc xạ có kinh nghiệm trong nhóm tuổi này – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 7

Hỏi: Thầy giáo của đứa con trai 7 tuổi của tôi nghĩ rằng cháu bị thiểu năng quy tụ. Đó là bệnh gì vậy, và tôi có thể làm gì cho cháu? – C.H., New York.

Trả lời: Thiểu năng quy tụ là tình trạng trong đó một người không thể đảo được mắt họ một cách phù hợp và thoải mái, dẫn đến tình trạng căng thẳng cho mắt, mỏi mắt, khả năng đọc kém, khả năng tiếp thu kém, nhìn đôi…Tình trạng này sẽ càng tồi tệ sau khi đọc lâu hoặc khi mỏi mệt.

Tình trạng thiểu năng quy tụ có thể được điều trị nhiều lần thông qua liệu pháp nâng cao thị lực (vision therapy). Hãy liên hệ với Đại học đào tạo kĩ thuật viên nhãn khoa về phát triển thị lực (College of Optometrists in Vision Development) để có thêm thông tin – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 8

Hỏi: Con tôi 4 tuổi và có thị lực 20/40 ở cả 2 mắt. Tôi có nên chú ý nhiều không, hoặc thị lực của cháu có thể cải thiện theo thời gian không? – M. Georgia.

Trả lời: Việc biết con bạn bị cận thị, viễn thị hay loạn thị quan trọng hơn việc biết con bạn có thị lực 20/40. Một việc nữa cũng quan trọng không kém là biết cháu đã sử dụng hai mắt với nhau tốt ở mức độ nào.

Nếu bạn vẫn chưa đưa con bạn đi khám chuyên khoa mắt thì tôi thật lòng đề nghị bạn phải đưa cháu đi khám. Bác sĩ mắt của bạn sẽ nói cho bạn biết thị lực 20/40 là tốt hay không – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 9

Hỏi: Con tôi bị viễn thị và loạn thị, cháu 9 tuổi. Tình trạng này đã ảnh hưởng tới việc học của cháu ở trường, với kết quả là học lực của cháu đứng sau các bạn trong khối. Có bác sĩ phẫu thuật nào chỉnh sửa mắt cho trẻ em trong khu vực Đông Nam nước Mỹ mà bác sĩ có thể giúp tôi liên lạc với họ không? Cám ơn – Teresa.

Trả lời: Tôi nghi ngờ là không có bác sĩ phẫu thuật khúc xạ nào muốn mổ mắt cho một cháu bé 9 tuổi, khi mà tật khúc xạ ở lứa tuổi này chưa ổn định (dựa vào tuổi của chúng). Bạn cần phải tìm một loại kính tiếp xúc phù hợp với mắt của con bạn – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 10

Hỏi: Giác mạc nhỏ (microcornea) là gì? Một bác sĩ nhãn khoa sau khi kiểm tra cho con gái mới sinh của tôi đã viết như vậy trong bệnh án cho 2 mắt của cháu. Tôi thật sự rất lo lắng. Bác sĩ có thể làm ơn giúp tôi được không? – R.S., Ấn Độ.

Trả lời: Giác mạc nhỏ là giác mạc có đường kính nhỏ hơn đường kính trung bình (nhỏ hơn 11mm). Các giác mạc loại này, cấu tạo có xu hướng dốc hơn một chút so với giác mạc bình thường, và vì vậy gây ra cận thị. Nó xuất hiện như là một dị tật bẩm sinh, bao gồm cả hội chứng hội chứng Rubella (sởi Đức).

Nếu giác mạc bị đục thì việc điều trị không cần thiết, ngoại trừ mục đích cuối cùng là chữa cận thị. Bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa mắt phương pháp điều trị nào là cần thiết cho con bạn, để bạn khỏi lo lắng – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 11

Hỏi: Con trai của tôi bị lác (squint). Kính của cháu là +4.00/+5.00D. Cháu có phải mang kính không? Kính tiếp xúc thì như thế nào? Cháu 4 tuổi – J.K., Đan Mạch.

Trả lời: Nếu từ “squint” bạn dùng có nghĩa là crossed eyes (lác qui tụ) thì vâng, con bạn thật sự phải mang kính. Trên thực tế với tình trạng mắt của cháu, tôi sẽ đề nghị cháu mang kính dù mắt ở bất kì mức độ nào.

Vâng, cháu có thể mang kính tiếp xúc phù hợp với tuổi của cháu. Nếu không có lý do nào quan trọng, tôi thường khuyên các cháu bắt đầu đeo kính tiếp xúc vào khoảng độ 10 tuổi hoặc gần tuổi này, tùy thuộc vào mức độ trưởng thành của các cháu. 10 tuổi là độ tuổi mà hầu hết trẻ em có thể tự dùng kính tiếp xúc một cách an toàn (tất nhiên phải có sự giám sát của cha mẹ) – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 12

Hỏi: Các bé sơ sinh có thể nhìn tốt hơn các trẻ lớn hơn không? – Danielle, New Jersey.

Trả lời: Không. Trẻ sơ sinh phải mất 3 đến 6 tháng để phát triển thị lực tốt nhất. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể nhận biết được khuôn mặt của mẹ gần như ngay lập tức – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 13

Hỏi: Tôi có con gái tuổi thiếu niên, cháu bị cận thị và muốn đeo kính tiếp xúc màu. Tôi cảm thấy cháu chưa có đủ trách nhiệm để tự chăm sóc và dùng kính tiếp xúc đúng cách. Mặc dù cháu có cho tôi biết việc cháu sử dụng kính tiếp xúc màu chung với bạn của cháu như một cách để làm đẹp, tôi cũng đã thấy cháu đeo chúng một đôi lần.

Bác sĩ có thể chỉ cho tôi bài viết hoặc trang web nào có các hình ảnh trung thực về sự nguy hiểm của việc trao đổi kính tiếp xúc với nhau được không? Tôi cần một vài sự giúp đỡ về việc này – Mary, Texas.

Trả lời: Tôi đồng ý với bạn, một người mẹ. Con gái bạn có thể đang đứng trên một mối nguy hiểm bởi việc dùng chung kính tiếp xúc với bạn của cháu.

Nước mắt của một người chứa đầy vi khuẩn bình thường và đưa những vi khuẩn này vào mắt một người khác thì không phải là một ý kiến hay. Nếu kính tiếp xúc không phù hợp, bạn có thể bị viêm nhiễm ở mắt, ví dụ như bệnh mắt đỏ. Mắt của bạn cũng có thể bị thiếu Oxygen hoặc các vấn đề khác.

Tôi không tin việc dọa dẫm bệnh nhân của tôi có thể làm họ tuân thủ theo các quy định, thường là tư vấn cho bệnh nhân một số kiến thức thì họ sẽ dễ dàng tuân thủ hơn. Con gái bạn có nói với người cung cấp kính cho cháu về thói quen sử dụng chung kính tiếp xúc có nguy cơ cho cháu không?

Ồ, nhân tiện, bạn có để ý xem con bạn đã được tư vấn và giám sát đúng khi cháu có thể tự mình dùng kính tiếp xúc không? Những người làm việc chuyên về kính tiếp xúc thường biết rất rõ thói quen dùng kính tiếp xúc của lứa tuổi thiếu niên – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 14

Hỏi: Kính tiếp xúc chữa lác tốt như thế nào? Khi đeo kính trong mắt rồi thì người ta có dễ biết mình bị lác không? Việc phẫu thuật có gây ảnh hưởng khi trẻ lớn lên không? Có phương pháp chữa trị nào khác hơn là việc dùng kính không? – Patti, Connecticut.

Trả lời: Lác (strabismus) là tình trạng trong đó mắt có thể vận động lên, xuống, vào trong hoặc ra ngoài như thế nào. Nhiều người dùng từ “strabismus” để nói về lác qui tụ. Kính tiếp xúc có thể hỗ trợ tốt cho vài loại lác nhất định, làm cho người khác ít nhận ra mình bị lác. Nhưng cũng có trường hợp kính tiếp xúc làm một vài loại lác dễ bị nhận ra hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ mắt của bạn về kính tiếp xúc và lác.

Vâng, phẫu thuật có thể ảnh hưởng tới việc mắt nhìn thẳng trục khi trẻ lớn lên. Tôi nhắc lại lần nữa, nó phụ thuộc vào lác loại nào. Có lẽ bạn nên nghĩ đến việc đi gặp một bác sĩ mắt, người chuyên về liệu pháp nâng cao thị lực (vision therapy), đó là một quá trình mà mắt sẽ được tập luyện để nhìn thẳng trục, sử dụng các bài tập và các kĩ thuật kích thích mắt đã được máy tính hóa – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 15

Hỏi: Chồng tôi bị loạn thị 2 mắt, và con gái tôi được chẩn đoán nhược thị do tật khúc xạ, viễn thị nặng 1 mắt so với mắt bên kia. Cháu chỉ đeo kính gọng và vẫn không thể đọc được chữ trên tivi với khoảng cách 15 feet. Có phải mất một thời gian để điều chỉnh lại không? Chồng tôi nói cái kính bị làm sai nhưng tôi không đeo kính, vì vậy tôi không biết – V.S., Pennsylvania.

Trả lời: Nhược thị là tình trạng trong đó 1 mắt không nhìn rõ bằng mắt bên kia, ngay cả khi đã điều trị cho mắt đó tốt nhất có thể. Tôi không biết con gái bạn bao nhiêu tuổi, nhưng tôi có thể cam đoan với bạn rằng phải mất một thời gian trước khi bạn thấy được bất kỳ sự cải thiện thị lực nào ở cháu. Có thể có một vài thay đổi trong việc điều chỉnh kính trong nhiều năm.

Bạn đã bao giờ đưa con bạn đến một bác sĩ mắt, người chuyên về liệu pháp nâng cao thị lực (vision therapy) để kiểm tra mắt cho cháu chưa? Những bác sĩ này có thể làm việc rất thường xuyên với những trường hợp mắt nhược thị, để giúp mắt trở về đúng chức năng của chúng trong não bộ.

Tôi cũng khuyên bạn nêm xem xét việc cho con bạn đeo kính tiếp xúc khi cháu đủ lớn và đủ trách nhiệm để sử dụng chúng. Kính tiếp xúc có thể giúp 2 mắt làm việc với nhau tốt hơn và cho được kích thước hình ảnh tương đương nhau trong não. (Kích thước hình ảnh có thể khác nhau từ mắt này qua mắt kia khi đeo tròng kính dày). Kính tiếp xúc cũng có thể tạo ra sự kì diệu trong việc nâng cao thẩm mỹ cho bệnh nhân, mặc dù vậy vẫn có những tròng kính và gọng kính hiện đại tốt hơn nhiều, giấu được những tròng kính dày. Chúc may mắn! – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 16

Hỏi: Con gái tôi 1 tuổi và đồng tử của 1 mắt lớn hơn đồng tử mắt bên kia. Nguyên nhân là gì vậy? Bác sĩ của cháu nói mắt sẽ bình thường lại – J.G., Pennsylvania.

Trả lời: Có xấp xỉ 10% người có đồng tử 2 mắt kích thước khác nhau (anisocoria). Có những test loại trừ nguyên nhân nhất định ở một trường hợp đồng tử không đều. Những test này thường liên quan tới việc sử dụng các thuốc nhỏ mắt. Đôi lúc sự không bình thường không phải là đồng tử to hơn mà là đồng tử nhỏ hơn mắt bên kia. Vẫn chưa biết nguyên nhân, tôi không thể nói được cuối cùng mắt sẽ trở lại bình thường vào lúc nào – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 16

Hỏi: Tôi mới nhận nuôi một cháu trai 3 tuổi. Cơ thể cháu phát triển nhiều, bây giờ cháu có thể đi, nói chuyện, tự mặc quần áo, tự ăn và có thể đi học ở trường mầm non đều đặn (ở trường cháu lại ít hoạt động).

Câu hỏi của tôi là về bệnh mù màu. Cháu không thể nhận biết được màu. Chúng tôi từng nghĩ rằng có lẽ do cháu chưa phát triển đủ để có thể nhận biết được màu sắc, nhưng tới giờ cháu chưa có sự cải thiện nào. Ngay cả cô giáo của cháu ở trường cũng hỏi cháu có vấn đề gì không, cháu chỉ có thể phân biệt được giữa tối và sáng.

Chúng tôi được biết rất ít về tiền sử gia đình và tiền sử cá nhân cháu.

Bác sĩ có thể nói cho tôi biết tôi có thể tìm thêm thông tin về bệnh mù màu ở đâu, và tôi nên làm gì để giúp con trai tôi? – E.W., Massachusetts.

Trả lời: Theo những gì tôi biết, không có cách nào để kiểm tra chính xác khả năng cảm nhận màu sắc cho trẻ 3 tuổi.

Có vài tiến bộ mới về lớp sơn bao phủ và màu sắc của tròng kính, có thể giúp mọi người phân biệt được sự khác nhau giữa các màu sắc, nhưng tôi tin bệnh nhân phải thực hiện được một vài test nhận biết màu khá tinh vi mới có thể xác định tròng kính nào phù hợp.

Tôi đề nghị bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn, để biết thêm thông tin về bệnh mù màu và làm thế nào để giải quyết nó – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 17

Hỏi: Tôi đưa con gái 10 tuổi của tôi đi kiểm tra mắt định kỳ, và bác sĩ mắt nói thần kinh thị giác của cháu bị phù. Cháu được lên lịch để chụp MRI. Bác sĩ cũng cho biết tình trạng này thường gặp ở các cháu gái 10 tuổi hoặc học lớp 6. Câu hỏi của tôi là kính có thể giúp cháu không hoặc có phương pháp nào đó có thể làm bệnh mất hẳn theo thời gian không? – Diane, Massachusetts.

Trả lời: Kính không giúp được cho cháu. Còn phụ thuộc vào kết quả MRI, tình trạng của cháu có thể là một trường hợp giả phù gai thị (pseudopapilledema). Tình trạng này có lẽ không ảnh hưởng tới thị lực của cháu. Đó là lý do tại sao cháu không phàn nàn về thị lực của mình. Sẽ rất quan trọng nếu bạn cho các bác sĩ phòng cấp cứu ở bất kì nơi nào biết cháu bị tình trạng này nếu cháu phải tới những nơi đó, thay vì bạn phải mất 1 triệu đô-la cho một chẩn đoán đau đầu đơn giản – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 18

Hỏi: Con trai tôi, 11 tuổi, đang được điều trị bệnh cườm nước (glaucoma). Cháu đã được làm một test kiểm tra sự thay đổi áp lực trong mắt, một test RHT và khám trên đèn khe. Tất cả các thông tin đã cho chẩn đoán chính xác cháu bị glaucoma di truyền tuổi vị thành niên, ở giai đoạn sớm. Cháu được nhỏ một số thuốc hàng ngày, nhưng tôi được cho biết là vài loại thuốc có thể gây ra vấn đề rối loạn sinh lý do hoạt động chẹn beta. Có loại thuốc nào mới, đáng tin cậy hơn để chữa bệnh này không? – A.G., Argentina.

Trả lời: Có nhiều loại thuốc điều trị glaucoma có tác dụng phụ toàn thân. Ví dụ như các thuốc nhỏ mắt được hấp thu ở mắt, vài loại thuốc khác được hấp thụ vào máu, và vì vậy có thể ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể.

Có nhiều loại thuốc điều trị glaucoma tốt. Tuy nhiên mỗi loại đều có tác dụng phụ toàn thân riêng của nó. Mục đích chính là kiểm soát được áp lực cao trong mắt với một lượng thuốc tối thiểu.

Một vài thuốc điều trị glaucoma loại chẹn beta (beta blocker) có thể gây liệt dương, kèm hoặc không kèm giảm khả năng ham muốn tình dục của người đó. Nếu có một tác dụng phụ toàn thân không mong muốn xảy ra, những loại thuốc điều trị khác có thể thay thế – Bác sĩ Slonim.

Câu hỏi 19

Hỏi: Trẻ lớn chừng nào thì có thể bắt đầu kiểm tra được mắt nhằm chủ động theo dõi và chăm sóc dự phòng? Có thể phòng hoặc kiểm soát được một vấn đề nào đó bằng việc chẩn đoán sớm không? – L.B., New York.

Trả lời: Bạn biết đó, chúng tôi, những bác sĩ mắt ít làm công việc giáo dục cộng đồng về những vấn đề quan trọng này. Mọi người biết đưa con họ đi kiểm tra răng, thực tế là nhiều trường học yêu cầu làm việc đó. Tôi vẫn chưa biết rõ một đứa trẻ có thể học được nhiều kiến thức bằng cách “nhai sách” của chúng không! Cám ơn đã hỏi câu hỏi này.

Nhìn chung, vẫn có phương pháp kiểm tra mắt cơ bản cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi từ 2 tới 3 tuổi. Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ có vấn đề nào đó, ví dụ như hay nháy mắt hoặc nhìn rất mờ. Có một vài kỹ thuật chúng tôi có thể sử dụng để kiểm tra mắt cho trẻ 6 tháng tuổi.

Tôi tiến hành kiểm tra mắt cơ bản cho các bệnh nhân nhỏ tuổi của mình quanh độ 3 tuổi. Trong quá trình kiểm tra, khi trẻ đang nhìn đồ chơi (con chó đang sủa chẳng hạn) hoặc xem một bộ phim, tôi có thể đánh giá nhanh tình trạng sức khỏe mắt của trẻ, cũng như tình trạng thị lực của các cháu (cận thị, viễn thị, loạn thị, lác và khả năng tập trung nhìn của mắt…). May mắn là việc này có thể thực hiện mà không cần hỏi bệnh bệnh nhân để chẩn đoán, trong khi các cháu ở độ tuổi bắt đầu tập đi thì tôi không thể thực hiện được việc này.

Một điều khác cũng rất quan trọng, đó là đừng dựa vào việc khám tầm soát ở trường. Khám tầm soát chỉ là căn cứ để đánh giá vấn đề phát triển. Đó không phải là bài kiểm tra mắt, cũng như không kiểm tra được vấn đề cần thiết cho biết thị lực trẻ có tốt hay không – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 20

Hỏi: Bác sĩ mắt nói với tôi là con trai tôi bị viễn thị nhưng ổn. Cháu 8 tuổi, nếu bác sĩ yêu cầu cháu cần đeo kính, cháu không đeo có được không? Cháu nói cháu nhìn rõ nhưng phải tập trung nhìn mới được – H.J., Washington.

Trả lời: Hầu hết trẻ sinh ra sẽ có tình trạng viễn thị gọi là hyperopic (từ chuyên môn chúng tôi thường dùng). Khi trẻ lớn lên, loại viễn thị này thường giảm dần đi. Một số trẻ, viễn thị tiếp tục giảm và trở thành cận thị.

Nhớ rằng, viễn thị nghĩa là có thể nhìn vật ở xa tốt hơn, trong khi cận thị là nhìn vật ở xa bị mờ. Một số ít trường hợp viễn thị là bình thường và không gây trở ngại tới thị lực. Phần lớn trường hợp viễn thị gây ra vấn đề khi đọc hoặc công việc đòi hỏi phải nhìn gần.

Việc khám mắt đều đặn cho con bạn rất quan trọng, để chắc chắn tình trạng viễn thị của cháu giảm tới mức độ có thể chấp nhận được. Tôi cũng bị viễn thị, như vậy không phải tất cả các trường hợp viễn thị đều tệ đúng không? – Bác sĩ Dubow.

Câu hỏi 21

Hỏi: Con trai 3 tháng tuổi của tôi lúc sinh ra bị đục thủy tinh thể (cataract) 2 mắt. Cháu đã được phẫu thuật để loại bỏ cataract lúc 4 và 5 tuần tuổi.

Đục thủy tinh thể xuất hiện lại ở mắt bên phải, và trong quá trình mổ lần thứ 2, bác sĩ cho biết thủy tinh thể của cháu bị lệch. Bác sĩ không chắc chắn đây là tình trạng đục thủy tinh thể nguyên phát hay thứ phát. Nếu là đục thủy tinh thể thứ phát, bác sĩ có thể cho tôi biết cái gì đã gây ra như vậy? – M.C.

Trả lời: Thuật ngữ “đục thủy tinh thể thứ phát” (secondary cataract) là một trường hợp xấu và cần quan tâm thật sự tới vấn đề đục bao sau. Một loại đục xảy ra rất nhanh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thỉnh thoảng đục xuất hiện do một nhóm các mô xơ (fibrosis) phát triển đi qua bao thủy tinh thể.

Một khi đục thủy tinh thể nguyên phát (ví dụ như chỉ đục nhân) được giải quyết, nó sẽ không xuất hiện lại. Một số ít trường hợp có một vài mảnh nhỏ thủy tinh thể còn sót lại, cơ thể sẽ hấp thu chúng. Việc sót một ít mảnh thủy tinh thể (cortex) trong phẫu thuật đục thủy tinh thể là thường thấy ở cả trẻ em và người lớn – Bác sĩ Slonim.

Tài liệu tham khảo

http://www.allaboutvision.com/askdoc/children.htm

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích