menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Erythropoietin

user

Ngày:

22/12/2013

user

Lượt xem:

418

Bài viết thứ 00/03 thuộc chủ đề “Thuốc”

Tên chung quốc tế Erythropoietin

Erythropoietin

Dạng thuốc và hàm lượng Erythropoietin

Dung dịch tiêm 2000 đv/ml, 4000 đv/ml, 5000 đv/ml, 10000 đv/ml. Lọ 0,5 ml và 1 ml hoặc bơm tiêm chứa sẵn thuốc.

Chỉ định Erythropoietin

Thiếu máu nặng ở người suy thận, kể cả người bệnh phải lọc máu ngoài thận hay không phải lọc máu ngoài thận (thẩm phân màng bụng, thẩm phân máu).

Chống chỉ định Erythropoietin

Mẫn cảm với albumin hoặc sản phẩm từ tế bào động vật có vú, tăng huyết áp không kiểm soát được, suy tim sung huyết.

Thận trọng Erythropoietin

Người bệnh có thiếu máu cục bộ cơ tim.

Liều lượng và cách dùng Erythropoietin

Cách dùng: Tiêm dưới da (cần thay đổi vị trí các lần tiêm) hoặc tiêm tĩnh mạch chậm từ 1 đến 2 phút.

Liều lượng:

Cho người bệnh chưa lọc máu ngoài thận: Liều khởi đầu 50 đv/kg, tuần 2 lần, tiêm dưới da. Cần theo dõi hemoglobin và hematocrit. Nếu hemo- globin tăng trên 2 g/100 ml và hematocrit lên 30% – 35% sau một tháng là đạt yêu cầu. Nếu không đạt, tăng liều 25 đv/kg mỗi lần tiêm, trong 4 tuần mới đổi liều khác. Nếu hemoglobin tăng đến 11 g/100 ml thì giảm liều 25 đv/kg mỗi lần tiêm, sau 4 tuần mới chỉnh liều.

Cho người bệnh thẩm phân máu chu kỳ: Có thể tiêm dưới da hoặc trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc trên đường dẫn máu về cơ thể. Liều khởi đầu 50 đv/kg, tuần 3 lần. Tăng giảm liều cũng như trên. Nếu giảm liều thì nên bớt 1 kỳ tiêm.

Cho người bệnh thẩm phân màng bụng: Có thể tiêm dưới da hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều khởi đầu 50 đv/kg tuần 2 lần. Tăng giảm liều như trên.

Cho trẻ em: Nên tiêm dưới da. Liều khởi đầu là 150 đv/kg, tuần 3 lần. Nếu hematocrit tăng đến mức 35% thì giảm liều từng nấc 25 đv/kg. Ngừng thuốc nếu hematocrit đạt tới 40%.

Tác dụng không mong muốn Erythropoietin

Triệu chứng “giống cảm cúm” chủ yếu ở vào mũi tiêm tĩnh mạch đầu tiên; tăng huyết áp, huyết khối nơi tiêm tĩnh mạch, cục đông máu trong vòng tuần hoàn ngoài cơ thể; tăng quá nhanh hematocrit, tăng kali huyết; chuột rút, cơn động kinh, tăng áp lực nội sọ.

Xử trí ADR : Cần theo dõi hematocrit và hemoglobin thường xuyên để điều chỉnh liều. Tránh tăng đông máu gây tắc mạch bằng tiêm ngay 10 ml dung dịch muối đẳng trương sau khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch và tăng liều heparin trong khi chạy thận nhân tạo. Khi bị tăng huyết áp có thể chích huyết.

Quá liều và xử trí Erythropoietin

Giới hạn điều trị của erythropoietin rất rộng. Quá liều có thể gây tăng tác dụng dược lý của hormon. Có thể chích máu tĩnh mạch nếu nồng độ hemoglobin quá cao.

Độ ổn định và bảo quản Erythropoietin

Bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ dưới -20 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/662/

keyword

Từ khóa

Đang cập nhật

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích