menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Dành cho cha mẹ: Vấn đề về cân nặng và thói quen ăn uống ở tuổi thiếu niên

user

Ngày:

15/12/2018

user

Lượt xem:

158

Bài viết thứ 01/02 thuộc chủ đề “Ăn uống ở thanh thiếu niên”

Lúc nào thì nên lo lắng về cân nặng và thói quen ăn uống của con em chúng ta?

Vấn đề về cân nặng và thói quen ăn uống có thể gây nên căng thẳng cũng như làm tổn hại đến sức khỏe tổng thể của con bạn. Những ảnh hưởng về mặt xã hội bao gồm sự tự ti và cô lập. Những ảnh hưởng về thể chất có thể rất nghiêm trọng nếu diễn ra trong giai đoạn trẻ tăng trưởng và phát triển.

Nếu bạn quan tâm về trọng lượng của con, hãy thảo luận với bác sĩ gia đình của bạn. Họ sẽ giúp xác định xem con bạn có vấn đề về trọng lượng hay không bằng cách tính toán chỉ số khối lượng cơ thể (body mass index-BMI). BMI là một thước đo gần đúng hàm lượng chất béo cơ thể. Nó dựa trên chiều cao và cân nặng của con bạn.

Bạn cũng có thể quan sát thói quen của giới trẻ và các loại thức ăn chúng tiêu thụ. Những người có vấn đề hoặc rối loạn ăn uống thường rất bận tâm với các loại thức ăn và trọng lượng của họ. Họ có thể nhạy cảm khi nói đến vấn đề ăn uống. Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống.

Các dấu hiệu khi có vấn đề hoặc bị rối loạn ăn uống là gì?

Những dấu hiệu khi có vấn đề về ăn uống hoặc rối loạn ăn uống không rõ ràng lắm. Thông thường, thanh thiếu niên sẽ rất cố gắng che đậy tình trạng rối loạn ăn uống của họ. Bạn có thể nghi ngờ con cái bị rối loạn ăn uống nếu bạn thấy một số hành vi hoặc triệu chứng thực thể, hoặc tìm thấy thức ăn, hoặc những túi rỗng giấu trong căn phòng của con bạn hay ở nơi khác.

Sau đây là một vài dấu hiệu và triệu chứng của một số vấn đề/ các rối loạn ăn uống phổ biến nhất. Những dấu hiệu này rất nhiều và đa dạng. Nếu bạn thấy các dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê dưới đây, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp đánh giá các triệu chứng cụ thể và đề nghị cách tốt nhất để giúp con các bạn.

Dấu hiệu và triệu chứng của việc rối loạn ăn uống

Ăn theo cảm xúc (emotional eating)

  • Ăn để thỏa mãn cảm xúc, không phải do đói
  • Cảm thấy ăn là một nhu cầu cần thiết
  • Yêu thích quá mức một loại/ một dạng thực phẩm riêng biệt
  • Ăn quá nhiều
  • Lên cân nhiều
  • Cảm thấy có tội hay hối hận
  • Giấu các hộp thức ăn đã hết.

Ăn vô độ (binge-eating)

  • Ăn một lượng lớn thức ăn trong khung thời gian ngắn
  • Ăn ngay cả khi không đói
  • Ăn một cách lén lút
  • Giấu thức ăn
  • Ăn một mình
  • Tỏ ra ăn uống bình thường khi dùng bữa với người khác, và sau đó ăn thật nhiều khi những người khác không ở xung quanh
  • Cảm thấy ghê tởm, chán nản hay có tội sau khi ăn quá nhiều

Chứng cuồng ăn (bulimia)

  • Ăn lén lút
  • Giấu các túi chứa có thức ăn
  • Bỏ qua các bữa ăn chính hoặc chỉ ăn uống với số lượng ít
  • Tránh ăn chung với những người khác
  • Nôn mửa sau khi ăn
  • Sử dụng thuốc nước hoặc thuốc nhuận tràng
  • Ăn chay
  • Tập thể dục quá mức
  • Giữ một trọng lượng bình thường hoặc là hơi thừa cân

Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa)

  • Quá ốm
  • Có một cảm quan méo mó (cảm giác thừa cân ngay cả khi họ đang rất gầy)
  • Sợ hãi khi tăng cân
  • Bị ám ảnh về thức ăn
  • Liên tục đếm về hàm lượng (g) calo, carbohydrate, chất béo
  • Lập những “nghi lễ ăn uống”
  • Tập thể dục quá nhiều
  • Sử dụng thuốc giảm cân hoặc thuốc nhuận tràng
  • Ăn vô độ rồi dùng thuốc xổ
  • Mất hoặc chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Thế nào là rối loạn ăn uống vô độ (binge-eating disorder)?

Ăn uống vô độ là một loại rối loạn mà một người thường xuyên (hơn 3 lần một tuần) tiêu thụ một lượng lớn thức ăn. Những người có rối loạn ăn uống thường xấu hổ bởi số lượng thực phẩm họ ăn, nên hay giấu thức ăn để ăn. Những người có rối loạn này thường cố gắng ăn kiêng mà không thành công hoặc hứa hẹn sẽ ngưng việc ăn quá mức, nhưng họ không thể chống lại cảm giác thôi thúc phải ăn một lượng lớn thức ăn.

Những nguy cơ về sức khỏe của việc thừa cân và béo phì ở thanh thiếu niên?

Những người trưởng thành bị thừa cân hoặc béo phì phải chịu nguy cơ cao hơn nếu tình trạng tăng cân của họ xảy ra ở tuổi thiếu nhi hoặc thiếu niên. Các tình trạng sức khỏe liên quan đến thừa cân và béo phì bao gồm các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, cao cholesterol trong máu, hen suyễn, ngưng thở trong lúc ngủ và một số loại ung thư.

Chán ăn là gì?

Những người chán ăn là người đang bị ám ảnh về sự gầy. Họ không muốn ăn, và sợ lên cân. Họ không ngừng lo lắng về việc đã tiêu thụ bao nhiêu năng lượng và hàm lượng mỡ thừa trong người họ. Họ có thể uống thuốc ăn kiêng, thuốc nhuận tràng để giảm cân. Họ có thể chơi thể thao quá nhiều. Những người có chứng biếng ăn thường nghĩ rằng họ đang béo ngay cả khi đang rất gầy. Cơ thể họ ốm như đang bị bệnh.

Chứng cuồng ăn là gì?

Chứng cuồng ăn là ăn nhiều thức ăn cùng một lúc và sau đó ói hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các thức ăn từ cơ thể (gọi là purging). Sau khi ăn uống quá nhiều, một số người tiến hành nhịn ăn (fasting) hoặc tập thể dục quá mức để giữ không bị tăng cân. Những người ăn vô độ cũng có thể sử dụng, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc giảm cân để “kiểm soát” trọng lượng của họ. Những người ăn vô độ thường cố gắng giấu sự ăn quá mức hoặc dùng thuốc xổ. Họ có thể giấu nhiều thực phẩm để ăn trong một lần. Những người ăn vô độ thường giữ cân nặng bình thường, nhưng trọng lượng của họ cũng có thể tăng hoặc giảm.

Ăn theo cảm xúc?

Ăn theo cảm xúc là ăn uống để có cảm giác thoải mái, vì đang buồn chán hoặc để đáp ứng với những cảm xúc khác thay vì ăn uống để cung cấp dinh dưỡng hoặc vì bạn đang đói. Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn có thể trải nghiệm chứng này một hay nhiều lần.

Làm thế nào để tiếp cận trẻ khi nghi ngờ trẻ có vấn đề/rối loạn ăn uống?

Nếu trẻ đang phải trải qua một chứng rối loạn ăn uống,bạn xác định được vấn đề sớm chừng nào tốt chừng nấy. Bởi can thiệp sớm, bạn có thể giúp con ngăn chặn những nguy cơ sức khỏe liên quan với rối loạn ăn uống, bị thừa cân hoặc béo phì.

Hãy chuẩn bị trước, vì việc nói với trẻ về khả năng bé bị rối loạn ăn uống sẽ là một thách thức lớn. Rất có thể, con bạn sẽ phủ nhận, và đó cũng là một vấn đề.

Dành thời gian để trò chuyện với con. Hãy nói chuyện một cách nhẹ nhàng và đầy yêu thương, tránh đưa ra những lời phán quyết hay buộc tội trẻ. Hãy thường xuyên thể hiện sự quan tâm của bạn. Nói những câu như “Mẹ/Cha quan tâm đến con”. Tránh những câu như “Con đang lén lút ăn thức ăn.”

Thông thường, bạn nên giúp con bạn thấy bạn đồng cảm với chúng và để chúng biết rằng bạn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ. Nên biết rằng con bạn đang phải đối mặt với nhiều thay đổi và áp lực xã hội. Vai trò đầu tiên của bạn nên là lắng nghe.

Nguy cơ sức khỏe của rối loạn ăn uống

  • Lên cân (ăn theo cảm xúc, chứng cuồng ăn, ăn uống vô độ)
  • Vấn đề về tập trung (chán ăn)
  • Dạ dày có vấn đề (chán ăn, chứng cuồng ăn, ăn vô độ)
  • Vấn đề về tim (biếng ăn, ăn vô độ)
  • Loãng xương (chán ăn)
  • Da khô (chán ăn)
  • Vấn đề về thận (ăn vô độ)
  • Vấn đề về răng (ăn vô độ)
  • Chết trong trường hợp nặng (chán ăn)

Làm gì để giúp trẻ học những thói quen lành mạnh?

Nếu bạn nghi ngờ con mình có vấn đề về ăn uống hoặc rối loạn ăn uống, hãy nói chuyện với bác sĩ. Trẻ em bị rối loạn ăn uống cần sự quan tâm của gia đình và tư vấn viên (để nói về cảm giác, về trọng lượng và các vấn đề trong cuộc sống của chúng). Bạn cũng có thể đưa trẻ đến một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về cách chọn thức ăn bổ dưỡng và tần suất ăn uống trong ngày.

Ngoài ra, việc khiến cho trẻ cảm thấy được bố mẹ và gia đình yêu thương và hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng. Cảm thấy an toàn và được chấp nhận có thể giúp tạo ra một nền tảng vững chắc mà từ đó con bạn có thể học những thói quen mới và lành mạnh.

Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể về việc giúp đỡ trẻ thiết lập các thói quen lành mạnh đối với việc ăn uống và tập thể dục:

  • Làm gương cho trẻ về ăn uống lành mạnh và tập thể thao điều độ.
  • Không phàn nàn về trọng lượng của mình hoặc than vãn rằng mình béo. Hãy để con bạn thấy rằng bạn chấp nhận cơ thể của mình.
  • Giúp trẻ hiểu rằng hình ảnh những người mẫu hoàn hảo chỉ là sản phẩm của truyền thông. Trong đời thực thì con người có đủ các dáng dấp và kích cỡ.
  • Tránh đánh giá và bình luận về vẻ bề ngoài của trẻ.
  • Mua sẵn các loại thực phẩm có lợi để trong nhà.
  • Khuyến khích các hoạt động thể chất lành mạnh.
  • Không hành động thái quá nếu con bạn bỏ một bữa ăn và quyết định ăn chay hoặc giảm cân. Đó là điều bình thường đối với thanh thiếu niên để bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống. Thông thường, những thay đổi này trôi qua một cách nhanh chóng.
  • Giúp trẻ tạo lập lòng tự trọng và tự tin. Khen ngợi con về những nỗ lực của chúng, hỏi ý kiến của trẻ và khuyến khích chúng trau dồi tài năng và sở thích của mình.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/food-fitness/tips-for-parents-weight-and-eating-behavior-problems-in-teens.html

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích