menu toggle

Danh sách các chủ đề

list list 0
Đã thích Thích

Chăm sóc bàn chân với người tiểu đường

user

Ngày:

19/12/2020

user

Lượt xem:

399

Bài viết thứ 15/16 thuộc chủ đề “Các bệnh nội nội tiết”

Với một bệnh nhân mắc tiểu đường, việc chăm sóc bàn chân rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn cách chăm sóc và việc khi nào cần sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Tiểu đường làm giảm lượng máu cung cấp đến bàn chân và gây nên sự mất cảm giác, gọi là bệnh dây thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện là sự chậm lành vết thương và sự giảm cảm giác; bàn chân sẽ không cảm nhận được khi chân có tổn thương.

Chuyên gia chăm sóc bàn chân Mike O’ Neill chia sẻ:“Nguy cơ biến chứng có thể được giảm đáng kể nếu kiểm soát tốt đường huyết lượng đường trong máu”, theo lời của chuyên gia bàn chân Mike O’Neill và “Đảm bảo đo lường rằng huyết áp và cholesterol, nếu cần có thể sử dụng thuốc ”.

Những lời khuyên về cách chăm sóc bàn chân với người mắc bệnh khi bị tiểu đường

  1. Thăm khám: Đến gặp bác sỹ chuyên khoa về chi dưới ít nhất một lần mỗi năm. Nếu mắc một bệnh mạn tính như tiểu đường thì việc tái khám định kì với chuyên gia bàn chân tiểu đường rất cần thiết. Ngoài ra, hãy liên hệ với bác sĩ đa khoa để trao đổi hoặc tìm một bac sĩ chuyên khoa địa phương.
  1. Giữ bàn chân sạch và tránh nhiễm trùng. Mang giày vừa vặn và không siết chặt hay cọ xát. Giày không vừa vặn có thể gây ra những vết chai, lở loét hay những vấn đề về móng chân.
  1. Không đi chân trần, đặc biệt trong vườn hay trên biển vào kỳ nghỉ lễ nhằm tránh bị thương và tránh ngồi bắt chéo chân gây cản trở tuần hoàn máu.
  2. Cắt móng chân thường xuyên.
  3. Điều trị những vết chai sạn hay vùng da dày bởi bác sỹ chuyên khoa chi dưới.

Ngừng hút thuốc để bảo vệ bàn chân

Với người tiểu đường, bạn cần phải cai thuốc lá. Hút thuốc lá làm suy yếu vòng tuần hoàn máu, đặc biệt ở những người mắc tiểu đường, và có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về bàn chân và cẳng chân.

Chế độ ăn khỏe mạnh, cân bằng và duy trì vận động

Ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động rất cần thiết cho dân số chung và đặc biệt với bệnh nhân mắc tiểu đường. Nó giúp kiểm soát tốt đường huyết cũng như làm giảm biến chứng bàn chân tiểu đường.

Khi đến gặp bác sỹ

Gặp bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa chi dưới nếu vết phồng rộp hay vết thương lâu lành.

Bạn nên gặp ngay bác sỹ trong trường hợp:

  • Bạn thấy những vết nứt trên da bàn chân hoặc mủ chảy ra từ vết thương.
  • Da trên một phần hay toàn bộ bàn chân thay đổi màu sắc và trở nên đỏ, xanh, nhợt nhạt hay sẫm màu.
  • Bạn thấy những vết phồng rộp hoặc chấn thương ở bàn chân sưng thêm.
  • Xung quanh vết loét hoặc khu vực bị thương trước đây trở nên sưng hoặc đỏ lên.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/live-well/healthy-body/foot-care-diabetics/

keyword

Từ khóa

prevBig

Quay lại

list list 0
Đã thích Thích